Giả nhân viên ngân hàng hỗ trợ tư vấn để chiếm đoạt tiền của chủ thẻ
4 đối tượng giả danh là nhân viên ngân hàng tư vấn cho các chủ thẻ tín dụng nhằm ăn cắp thông tin bảo mật. Sau đó đặt mua hàng hóa trực tuyến tại các cửa hàng điện máy rồi đem đi bán lấy tiền tiêu xài.
Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Các bị cáo cùng ngụ TP Hồ Chí Minh.
Theo cáo trạng, do không có nghề nghiệp và việc làm ổn định nên từ cuối tháng 7/2023 đến ngày 29/2/2024, Thái, Tài, Chương và Phúc đã sử dụng điện thoại và máy tính giả danh là nhân viên ngân hàng tư vấn, hỗ trợ cho chủ thẻ tín dụng được nâng hạn mức hoặc hoàn phí thường niên mà không phải đến ngân hàng thực hiện giao dịch nhằm ăn cắp thông tin bảo mật do chủ thẻ cung cấp.
Sau đó 4 đối tượng tượng trên đặt mua hàng hóa trực tuyến tại các cửa hàng điện máy rồi đem đi bán lấy tiền tiêu xài.
Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa.
Bằng các thủ đoạn trên, các bị cáo đã thực hiện 27 vụ, chiếm đoạt 312 triệu đồng của nhiều bị hại ở các tỉnh thành trên cả nước. Đến tháng 3/2024, Thái, Tài, Chương và Phúc lần lượt bị Công an tỉnh Kiên Giang khởi tố, bắt tạm giam để điều tra.
Video đang HOT
Trong vụ án này, Thái và Tài là người có vai trò chính, là người khởi xướng, bàn bạc, phân công nhiệm vụ. Chương và Phúc là người giúp sức tích cực, trực tiếp đi nhận hàng, bán hàng để lấy tiền về chia nhau.
Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Nguyễn Thông Thái 2 năm 6 tháng tù, Dương Văn Tài 2 năm tù, Trương Hán Chương 1 năm 9 tháng tù và Hồ Minh Phúc 1 năm 6 tháng tù cùng về tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra các bị cáo còn nộp lại số tiền thu lợi bất chính để sung vào công quỹ nhà nước
Ngày 24/1, xử phúc thẩm "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt 433 tỷ đồng
Vụ án này liên quan đến một số ngân hàng cùng nhiều cá nhân với số tiền bị chiếm đoạt lên đến 433 tỷ đồng.
Ngoài bị cáo chủ mưu Nguyễn Thị Hà Thành, còn có 25 bị cáo khác liên quan. Sau phiên tòa sơ thẩm, có 13 bị cáo làm đơn kháng cáo.
Theo tin từ TAND cấp cao tại Hà Nội, từ ngày 24 đến 26/1, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành cùng các bị cáo liên quan. Phiên tòa phúc thẩm được mở do các bị cáo, các bị hại và người có quyền lợi liên quan kháng cáo.
Trước đó, tháng 3/2023, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử vụ án này và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành (SN 1984, trú tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tù chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Sau đó, bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành và 12 bị cáo khác có đơn kháng cáo.
"Siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành tại phiên tòa sơ thẩm.
Đối với nhóm phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản": Nguyễn Thị Thu Hương (SN 1983, Trưởng bộ phận khách hàng Phòng giao dịch Đông Đô VAB, án sơ thẩm 18 năm tù); Nguyễn Thanh Bình (SN 1984, án sơ thẩm 6 năm tù); Nguyễn Mai Phương (SN 1981, kiểm sát viên VAB, án sơ thẩm 14 năm tù); Đặng Thị Quỳnh Hương (SN 1981, Trưởng phòng khách hàng cá nhân Phòng giao dịch Đông Đô VAB, án sơ thẩm 10 năm tù).
Ngoài hình phạt 18 năm tụ về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", bị cáo Đặng Thị Quỳnh Hương còn bị tuyên phạt thêm 7 năm tù về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng".
Đối với nhóm bị cáo phạm tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng": Bùi Văn Tuấn (SN 1992, cựu cán bộ PVCombank); Trần Thị Hoa (SN 1981, cựu Giám đốc NCB chi nhánh Hà Nội); Nguyễn Hồng Trung (SN 1983, chuyên viên cao cấp bộ phận quan hệ khách hàng NCB) cùng bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 5 năm tù.
"Siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành và đồng phạm tại phiên tòa sơ thẩm.
Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Hồng Trung còn bị tuyên phạt 12 tháng tù về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự". Cùng tội danh, bị cáo Lê Thị Hiên (SN 1966, án sơ thẩm 30 tháng tù cho hưởng án treo).
Đối với nhóm bị cáo phạm tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự": Triệu Đình Hoan (SN 1979), Nguyễn Thị Là (SN 1983), Triệu Thị Hạnh (SN 1985), Nguyễn Giang Hòa (SN 1964) bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt từ 15 tháng tù cho hưởng án treo đến 30 tháng tù giam.
Trong vụ án này, Ngân hàng PVCombank, NCB giữ vai trò là bị hại. Còn VAB vừa là bị hại, đồng thời là đơn vị liên quan. Ba ngân hàng này cùng kháng cáo phần dân sự của bản án sơ thẩm. Ngoài ra, nhiều các cá nhân là bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Công ty cổ phần Đầu tư MHD Hà Nội cũng có đơn kháng cáo một phần của bản án sơ thẩm.
Theo bản án sơ thẩm, do cần tiền làm ăn và chi tiêu, Nguyễn Thị Hà Thành tìm những người có tiền để vay hoặc rủ rê hợp tác để chứng minh tài chính rồi chiếm đoạt với mục đích cá nhân. Do không có tài sản đảm bảo nên Thành nói với họ gửi tiền vào các ngân hàng do Thành chỉ định, gửi tiền tiết kiệm với hình thức đồng sở hữu như trường hợp của ông Đặng Nghĩa Toàn, ông Triệu Hùng Cường, bà Triệu Thị Tuyết Trinh...
Có 17 cựu cán bộ NCB, VAB và PVCombank được xác định giúp sức cho Nguyễn Thị Hà Thành hoàn thành tội phạm. Tổng số tiền Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt tại VAB là 247 tỷ đồng; NCB là 47,5 tỷ đồng; PVCombank là 49,4 tỷ đồng và các cá nhân khác là hơn 60 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền chiếm đoạt được, Nguyễn Thị Hà Thành sử dụng chiếm đoạt để chi tiêu cá nhân, trả tiền lãi, mua cổ phần...
Về trách nhiệm dân sự, tòa án cấp sơ thẩm buộc Nguyễn Thị Hà Thành phải trả lại cho NCB 47,5 tỷ đồng; PVCombank 49,5 tỷ đồng, VAB 274 tỷ đồng và các cá nhân khác. Toàn bộ số tiền trong các sổ tiết kiệm của vợ chồng ông Đặng Nghĩa Toàn tại 3 ngân hàng này bị giữ lại để đảm bảo thi hành án về phần trách nhiệm dân sự của Nguyễn Thị Hà Thành (122 tỷ đồng).
Tòa án cấp sơ thẩm tuyên, tạm giao cho các ngân hàng tạm giữ các sổ tiết kiệm cho đến khi thi hành án. Đồng thời, tòa án cấp sơ thẩm cũng giành quyền khởi kiện cho ông Đặng Nghĩa Toàn với Nguyễn Thị Hà Thành bằng vụ kiện dân sự khác. Một số đồng sở hữu khác cũng có quyết định tương tự. Có 3 cá nhân là được trả lại sổ tiết kiệm do tiền gửi không liên quan đến hành vi phạm tội của Nguyễn Thị Hà Thành hoặc khoản vay đã được tất toán xong.
Truy tố Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan và 85 bị can Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã chỉ đạo các đồng phạm hợp thức hóa nhiều hồ sơ để chiếm đoạt của Ngân hàng SCB số tiền hơn 304.096 tỷ đồng, phục vụ cho mục đích cá nhân. Trương Mỹ Lan Ngày 15/12, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố Chủ...