Giá nhà trọ sinh viên đang leo thang
Trung tâm Hỗ trợ học sinh – sinh viên TP.HCM đã khảo sát được hơn 3.000 chỗ trọ để tân sinh viên lựa chọn.
Các tân sinh viên (SV) đang bắt đầu về TP.HCM làm thủ tục nhập học. Với giá cả hiện nay việc tìm được nhà trọ giá rẻ, an ninh để yên tâm học tập, sinh hoạt là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của tân SV mà cả những SV đã, đang học tập tại TP.
Nghỉ hè vào chủ thông báo tăng tiền nhà trọ
Trần Ngọc Thông, SV năm 2 hệ CĐ (Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) cùng nhóm bạn đạp xe rảo quanh các con hẻm trên đường Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp) để tìm phòng trọ giá chừng 1-1,2 triệu đồng (cho ba người). Cường, bạn Thông cho biết hết buổi sáng 26/8, tốn gần 200.000 đồng tiền cò dắt đi xem nhà trọ, qua ba nơi mà chưa ưng ý nơi nào.
Thông cho biết phòng 1,2 triệu đồng ở tận lầu ba nhưng chủ chỉ cho ở có hai người, nên nhóm “trả giá” cho ở ba người đóng thêm 200.000 đồng nữa chưa kể điện, nước. Mỗi tháng một SV mất khoảng 600.000 đồng/người cho tiền ở cũng khó khăn nên nhóm bạn của Thông đành tìm đến Trung tâm Hỗ trợ HS-SV để được hướng dẫn, cung cấp địa chỉ nhà trọ gần khu vực trường.
Video đang HOT
Tân SV tìm đến chương trình “Tự tin đến trường” tại Trung tâm Hỗ trợ HS-SV TP.HCM để được giới thiệu nhà trọ giá cả hợp lý. Ảnh chụp chiều 28/7. Ảnh QV
Nhóm SV nữ của Thu Hằng (ĐH Công nghệ TP.HCM) thuê phòng riêng, có gác lửng ở đường Bạch Đằng (Tân Bình) giá 2,2 triệu đồng từ một năm nay. Thế nhưng nghỉ hè vào, chủ nhà trọ thông báo tăng giá lên 2,7 triệu đồng. “Tụi em hùn nhau nấu nướng để tiết kiệm nhưng không kham nổi chi phí tiền nhà cả triệu bạc một người. Ăn nhiều, học nhiều chớ ở không bao nhiêu nên tụi em tính tìm thêm bạn ở cùng. Nếu tìm không ra chắc tụi em đi thuê phòng rẻ hơn” – Hằng nói.
Cái gì cũng tăng nên buộc phải tăng
Ông Hà Huy Cường, chủ dãy nhà trọ SV trên đường Võ Văn Tần, quận 3, gần ĐH Mở, cho hay: Biết là SV chưa làm ra tiền nên khi tăng giá cũng thương tụi nó lắm mà không tăng không được. Giờ ra chợ mua cái gì cũng mắc, mình tăng giá phòng từ 900.000 đồng lên 1,1 triệu đồng/tháng cho phòng trọ ba sinh viên ở. Tức là mỗi đứa chỉ tốn thêm 70.000 đồng tiền nhà. Tôi cho giá này là hợp lý.
Hay như anh Huỳnh Phi Châu, chủ KTX tư nhân trên đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp có sức chứa gần 200 SV cho biết: “SV mà, mình giúp được cái gì thì giúp, giảm được cái gì thì giảm. Nhưng với mặt bằng giá cả hiện nay, không kham nổi chi phí nên tôi thu thêm mỗi SV 30.000-50.000 đồng/tháng, nâng tiền nhà trọ lên tối đa 350.000 đồng/em/tháng. Khi quyết định tăng chi phí nhà trọ tôi cũng phải họp SV lại giải thích để các em không hoang mang”.
Theo ông Dương Trọng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ HS-SV TP.HCM, hằng năm các trường ĐH đều mở rộng quy mô đào tạo, chưa kể nhiều trường mới ra đời, trường trung cấp cũng nâng lên thành trường CĐ-ĐH nhưng các trường lại ít chú ý đến nhu cầu ở ký túc xá (KTX) của SV. Các trường ĐH lớn như Bách khoa, Kinh tế, Y Dược… hằng năm tuyển hàng ngàn chỉ tiêu nhưng KTX của trường chỉ giải quyết chưa được 20%, chưa kể nhiều trường còn không có KTX nên các bạn tân SV phải vất vả tìm chỗ trọ. Hiện số lượng địa chỉ nhà trọ mà trung tâm khảo sát, giới thiệu đã lên đến 3.000 với chi phí khoảng 500.000 đồng/người/tháng nhưng vẫn chưa thấm vào đâu so với nhu cầu thực tế.
Theo pháp luật Tp.HCM
Thanh Hóa: Nữ sinh khó nhập học vì nghèo
Đó là trường hợp của nữ sinh Lê Thị Hòa, ở thôn 5, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), đỗ Đại học Luật Hà Nội với 24 điểm.
Bà Lê Thị Bình - mẹ Hòa cho hay, bố Hòa bị bạo bệnh qua đời, cuộc sống của 4 mẹ con càng khó khăn hơn vì nợ nần để chạy chữa, thuốc thang cho bố trước đó. "Giờ tôi chỉ biết cứ động viên con vào đại học đã, có gì thì đi vay mượn. Nhưng cháu bảo nếu vào đại học, nhà mình không đào đâu ra tiền, vay nợ nhiều quá rồi. Vì thế, dù biết đỗ đại học nhưng cháu không làm thủ tục nhập học" - bà Bình nghẹn ngào.
Tiếp xúc với Hòa, em cho biết đúng là em không có ý định nhập học vì khoản tiền ban đầu phải lo là rất lớn so với hoàn cảnh gia đình. Cụ Nguyễn Thị Son (71 tuổi) - bà nội của Hòa cho biết: "Từ khi cháu biết mình đậu vào Đại học Luật Hà Nội, thì cả mấy mẹ con đều khóc, vì lo không có tiền để cháu nó theo học. Bà và mẹ cháu động viên mãi, nhưng cháu cương quyết không muốn trút gánh nặng lên vai mẹ nữa" - cụ Son nói.
Trao đổi với phóng viên, ông Cao Văn Bình - Trưởng phòng GDĐT huyện Vĩnh Lộc cho hay: "Nếu đúng em Hòa định bỏ học vì hoàn cảnh quá khó khăn, chúng tôi sẽ bàn với Hội Khuyến học huyện động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để em ấy được đi học. Quan điểm, chính sách của Nhà nước là không để bất cứ một sinh viên đại học nào phải bỏ học vì hoàn cảnh quá khó khăn".
Ông Lê Văn Sự - Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Vĩnh Lộc thông tin: "Chúng tôi sẽ lập danh sách những học sinh nghèo đỗ đại học, cao đẳng, trung cấp để gửi Hội Khuyến học tỉnh, đồng thời sẽ hướng dẫn cho cháu làm các thủ tục, hồ sơ để được vay vốn danh cho học sinh, sinh viên nghèo mà theo học".
Theo Dân việt
Năm học mới: Trĩu nặng tiền trường Theo Luật Giáo dục, học sinh tiểu học được miễn hoàn toàn học phí, nhưng nhiều phụ huynh nói họ phải chịu gánh nặng tiền trường lớn nhất. Chưa khai giảng đã phải chi tiền triệu Anh Th. có hai con học Trường Tiểu học Thành Công A (quận Ba Đình, Hà Nội), một cháu học lớp lớn, một cháu năm nay vào...