Giá nhà Hà Nội tăng vọt sau sốt đất, nhiều người ngậm ngùi chuyển hướng đi thuê
Cơn sốt đất đã khiến giá nhà ở Hà Nội tăng cao, nhiều người đành chọn phương án đi thuê thay vì mua nhà.
Vợ chồng anh Đặng Văn Tiến (Hà Đông, Hà Nội) có 2 con nhỏ, hiện đang sống cùng bố mẹ. Căn nhà rộng 90m2 nhưng do 3 thế hệ có nhiều khác biệt về cách sinh hoạt nên cuộc sống không mấy êm ấm.
Đầu năm 2022, sau nhiều năm bòn góp, vợ chồng anh Tiến tiết kiệm được 1 tỷ đồng và nuôi ý định vay mượn thêm để mua nhà ra ở riêng. Nhưng sau nhiều tháng khảo sát, tìm hỏi, anh Tiến nhận thấy giá nhà đã tăng vọt sau cơn sốt đất, anh đành gác lại giấc mơ mua nhà.
” Tôi tìm nhiều tháng trời, qua rất nhiều trung tâm, môi giới nhưng cũng không thấy được căn hộ chung cư nào dưới 2 tỷ đồng mà ưng ý. Môi giới nói rằng, sau sốt đất, giá nhà Hà Nội đã tăng hơn hẳn so với trước nên 2 tỷ giờ cũng khó mua nhà nhà. Giá mới hiện đang neo ở mức 3-4 tỷ đồng, căn hộ cũ cũng tăng giá dù chất lượng không tương xứng“, anh Tiến nói.
Giá nhà ở Hà Nội ngày càng đắt hậu sốt đất. (Ảnh minh họa)
Sau một thời gian suy nghĩ, tính toán, anh Tiến đành quyết định thuê nhà.
” Giá nhà quá cao, vượt xa thu nhập của vợ chồng tôi, chờ đến khi mua được nhà mới thì không biết đến bao giờ. Vì vậy, tôi chấp nhận dùng tiền khoản tiền tiết kiệm để đi thuê nhà. Một căn chung cư 70m2 đầy đủ nội thất ở khu vực Hà Đông đang giá thuê tầm 6 – 8 triệu đồng/tháng, phù hợp với thu nhập hàng tháng của chúng tôi hơn“, anh Tiến nói.
Giống anh Tiến, chị Lê Thuỳ Linh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng chia sẻ, hiện chị đang thuê một căn hộ chung cư cao cấp trên đường Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Căn hộ có diện tích 80m2, giá thuê 12 triệu đồng/tháng.
Với mức thu nhập 30 triệu đồng/tháng, chị Linh cho biết, mức giá thuê này nằm trong khả năng chi trả của chị.
Video đang HOT
Trong khi đó, nếu muốn mua căn hộ này, chị phải bỏ ra số tiền hơn 4 tỷ đồng, còn nếu vay ngân hàng, chị Linh cũng cần ít nhất 30% giá trị căn hộ, tương đương hơn 1 tỷ đồng mới đủ điều kiện vay.
” Để có số tiền này, tôi chắc chắn phải thắt lưng buộc bụng, sống nhà trọ chật hẹp, kém chất lượng trong nhiều năm. Trong khi đó, giá nhà tăng cao liên tục. Liệu đến lúc chịu khổ và dành dụm đủ tiền, tôi có thể mua nhà đúng dự tính hay không?“, chị Linh nói.
Anh Trần Văn Thành – một môi giới phân khúc cho thuê nhà cho biết, thời gian gần đây, những người có nhu cầu tìm thuê nhà đang tăng lên rõ rệt.
” Nhu cầu thuê nhà trước giờ khá cao. Chỉ khác là trước đây phần đông người hỏi là công nhân, sinh viên hoặc các bạn mới ra trường và chỉ có nhu cầu thuê nhà trọ còn thời gian gần đây, tôi tiếp đón nhiều khách là các cặp đôi mới cưới và dân văn phòng muốn thuê các căn chung cư để ở lâu dài“, anh Thành cho biết.
Theo anh Thành, dòng sản phẩm được quan tâm nhiều nhất là căn hộ 2 phòng ngủ 60-80m2 có giá từ 6-8 triệu đồng cho các căn có nội thất cơ bản như kệ bếp, bồn rửa. Những cặp đôi trẻ hơn sẵn sàng trả mức giá cao (9-12 triệu) để thuê những căn có đầy đủ tiện nghi thay vì sắm sửa từ đầu.
Báo cáo thị trường của viện Kinh tế xây dựng ( Bộ Xây dựng) cho biết nhu cầu tìm kiếm và giá cho thuê trong 6 tháng đầu năm 2022 đều tăng so với cuối năm 2021. Việc nguồn cung nhà ở mới hạn chế, đặc biệt là đối với các căn hộ giá rẻ và giá bán căn hộ ngày càng tăng cao đã khiến nhu cầu thuê nhà để ở tăng lên, qua đó đã làm giá thuê tăng lên.
Báo cáo mới đây của batdongsan.com.vn cho biết, sau 2 năm đại dịch, mức độ quan tâm tới mảng cho thuê tiếp tục phục hồi, nếu như lấy quý 2/2020 cho thuê ở mức 100%, thì đến quý 2/2021 tăng 113%, đặc biệt quý 2/2022 tăng 137%.
Sự phục hồi này diễn ra mạnh mẽ ở cả Hà Nội và TP.HCM và trên hầu hết các loại hình bất động sản. Tại Hà Nội, mức độ quan tâm cho thuê từ năm 2020 đến năm 2022 tăng 25%, còn tại TP.HCM tăng 23%.
Theo các chuyên gia bất động sản, cơn sốt đất vừa qua đã khiến giá nhà tăng cao, vượt khả năng chi trả của nhiều gia đình. Vì vậy, thay vì mua nhà, nhiều người lựa chọn thuê nhà để phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Lao vào sốt đất như thiêu thân, 50 tuổi còn lâm cảnh trắng tay
Cuốn vào cơn sốt đất, nhiều nhà đầu tư giờ nhận trái đắng khi tài sản bốc hơi, phải tay trắng gây dựng lại cuộc sống.
Bị cuốn sâu vào cơn sốt đất ở Phú Quốc (Kiên Giang) hồi năm 2020 - 2021, ông Trần Minh Hùng (Thanh Trì, Hà Nội) giờ đang phải nếm trải mùi vị chát đắng khi rơi vào tình trạng tay trắng.
Năm 2020, nhà đầu tư này gom tiền nhàn rỗi tích cóp sau nhiều năm đi làm được 1 tỷ đồng, định vay thêm tiền để mua 1 lô đất Phú Quốc "lướt sóng" vì thấy thị trường tăng trưởng hấp dẫn và nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, số tiền này nhanh chóng bốc hơi khi ông Hùng sập bẫy lừa của kẻ xấu.
Nhà đầu tư nhỏ lẻ rất dễ sập bẫy lừa khi đầu tư vào đất giữa cơn sốt. (Ảnh minh họa)
Ông Hùng kể, khi vừa đến Phú Quốc, ông được môi giới dẫn đi xem lô đất giá 3 tỷ, sau khi thương lượng giá giảm còn 2,5 tỷ đồng. Mọi giấy tờ được môi giới cam kết sẽ đủ cả, ông Hùng cẩn thận kiểm tra lại quy hoạch thấy đất rất đúng so với mục đích sử dụng.
Sau khi chốt xong giá, ông Hùng cọc cho chủ đất 500 triệu đồng. Nếu bên nào sai hợp đồng, phải đền số tiền gấp đôi, tức là 1 tỷ đồng.
Trong quá trình chờ chuyển nhượng, ông Hùng được môi giới giới thiệu 1 khách mua khác, khách này thấy lô đất của ông Hùng đẹp nên chấp nhận mua lại với giá 3,5 tỷ đồng. " Thấy mới lướt cọc đã lời 1 tỷ đồng, tôi rất mừng, không nghĩ ngợi gì mà viết cọc luôn", ông Hùng nói.
Tuy nhiên, vị khách này đề nghị cọc 2 tỷ đồng vì nói sợ ông Hùng đổi ý không bán nữa hoặc quay đầu bán cho người khác để kiếm lời cao hơn, nếu ai sai cọc sẽ chịu phạt số tiền gấp đôi.
Điều không may cho ông Hùng là đến ngày công chứng lô đất, chủ đất bất ngờ "quay xe" không bán nữa, chấp nhận đền 1 tỷ đồng. Điều đó đồng nghĩa với việc ông Hùng phải đền cọc 4 tỷ đồng cho vị khách của ông.
" Chỉ trong vòng 30 ngày, tôi đã mất trắng 3 tỷ đồng. Tôi chỉ có 1 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, cộng thêm 1 tỷ được bù cọc, không biết xoay sở ở đâu ra 2 tỷ nữa để đền cọc cho người ta", ông Hùng kể.
Không còn cách nào khác, ông Hùng phải bán căn nhà ông cha để lại ở Thanh Trì (Hà Nội) với giá gần 2 tỷ đồng để trả nợ.
" Vì ham làm giàu, mà ở tuổi ngoài 50 tôi lại trắng tay, vợ con phải về nhà ngoại ở tạm, tôi chạy Grab để kiếm thêm thu nhập".
Kể lại câu chuyện của mình, chị Nguyễn Thùy Dung ở Nam Định chưa nguôi tiếc nuối. Là người buôn bán nhỏ, ít vốn nhưng do bị hấp dẫn bởi sức nóng của bất động sản, năm 2020, chị Dung khăn gói từ Nam Định lên Hà Nội tìm hiểu thị trường.
Thời điểm đó, đất nền tại Hà Nội tăng giá mạnh, giao dịch sôi động, nhà đầu tư liên tục thắng lớn. Năm 2021, chị Dung chính thức nhập cuộc. Nhưng chỉ sau đó vài tháng, nhà đầu tư này đã vấp phải cú sốc lớn khi thị trường bất ngờ nguội lạnh.
Chị Dung đã cầm cố căn nhà 2 tầng ở quê, vét hết vốn, gom 7 tỷ đồng để mua 2 căn liền kề được phân lô của một dự án ở Hoài Đức (Hà Nội). Đáng nói, do không mua được giá gốc từ chủ đầu tư, chị Dung phải chi hàng trăm triệu để trả phí chênh lệch do 2 lô đất bị đẩy giá nhiều lần. Nếu cộng thêm số tiền cọc 50 triệu đồng mỗi căn thì khoản tiền này lên đến bạc tỷ.
Sau 10 tháng trả lãi, sắp đáo hạn nợ gốc, dự án vẫn chưa triển khai, hai lô đất của chị Dung ngày càng hoang hóa, giờ muốn bán cũng khó, trong khi ngân hàng treo án phát mãi căn nhà ở quê.
" Tôi đứng trước nguy cơ vừa mất nhà, vừa bay cả gia sản vì thị trường đã hạ nhiệt sâu, khoản đầu tư giờ không còn giá trị, có thoát hàng được cũng chỉ bán giá rẻ", chị tâm sự.
Trước việc các nhà đầu tư thiếu hiểu biết khi lao vào cơn sốt đất, GS.TS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cảnh báo, nhà đầu tư tuyệt đối không nên theo "hội chứng đám đông" để giảm xác suất thiệt hại khi tham gia vào thị trường bất động sản.
Thay vào đó, phải tự trang bị kiến thức và tầm nhìn để nhìn nhận mọi tình huống có thể xảy ra, tránh những quyết định mang tính tự phát. Chỉ có như vậy các nhà đầu tư nhỏ lẻ mới có thể bảo toàn và làm cho đồng vốn của mình sinh lời.
Lạm phát xảy ra, thị trường bất động sản có đảo chiều sang sôi động? Chuyên gia cho rằng, trước những diễn biến phức tạp của thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát, khi giá cả của nhiều mặt hàng đang tăng cao. Trong trường hợp lạm phát xảy ra, dòng vốn sẽ trở lại bất động sản rất mạnh. Thị trường bất động sản chững lại Trong 2 năm quá, bất...