Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long giảm 200 – 500 đồng/kg
Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị trực tuyến Sơ kết sản xuất cây trồng vụ Đông Xuân 2019 – 2020, triển khai kế hoạch vụ Hè Thu, vụ Thu Đông và vụ Mùa năm 2020 ở các tỉnh Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 27/3.
Thu hoạch lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Hữu Đức.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, vụ Đông Xuân 2019 – 2020, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cơ bản giành thắng lợi quan trọng, vượt qua ảnh hưởng của tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, cực đoan.
Tổng diện tích xuống giống toàn vùng Nam Bộ vụ Đông Xuân 2019 – 2020 đạt hơn 1,6 triệu ha; năng suất ước đạt 68,54 tạ/ha, tăng 1,23 tạ/ha; sản lượng ước đạt hơn 11 triệu tấn. Trong đó, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống hơn 1,5 triệu ha; năng suất ước đạt 69,79 tạ/ha, tăng 2,01 tạ/ha; sản lượng ước đạt 10,7 triệu tấn.
Trong vụ Hè Thu và Thu Đông sắp tới, Bộ NN&PTNT định hướng xuống giống sớm. Cơ cấu giống ưu tiên ngắn ngày, chất lượng cao (chiếm hơn 70%) phục vụ xuất khẩu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Video đang HOT
Theo đó, đối với vụ Hè Thu 2020, toàn vùng Nam Bộ gieo sạ 1,6 triệu ha, năng suất ước đạt hơn 56,4 tạ/ha và sản lượng đạt 9,1 triệu tấn. Trong đó, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 1,54 triệu ha; năng suất ước đạt 56,6 tạ/ha, sản lượng đạt hơn 8,7 triệu tấn. Vụ Thu Đông 2020, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đặt kế hoạch gieo sạ 750.000 ha; năng suất ước đạt 55,35 tạ/ha, sản lượng 4,15 triệu tấn…
Tại hội nghị, đại diện các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng, về cơ bản vụ Đông Xuân 2020 được mùa, sản lượng lúa không thiếu. Việc sản xuất lúa Hè Thu đang được chủ động và sản xuất phù hợp theo diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hiệu quả.
Mặc dù vậy, một số đại biểu cho biết, hiện nay giá lúa ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang có chiều hướng giảm khoảng 200 – 500 đồng/kg. Vì vậy, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long kiến nghị Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành liên quan sớm có giải pháp hợp lý để tháo gỡ khó khăn này…
GDP quý I/2020 tăng 3,82% - mức thấp nhất trong 10 năm
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ông Nguyễn Bích Lâm cho biết, tổng sản phẩm trong nước quý I/2020 đạt mức tăng trưởng 3,82%, đánh dấu mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm (giai đoạn 2011-2020).
Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê KT - XH quý I/2020, chiều 27/3, tại Hà Nội, ông Nguyễn Bích Lâm đánh giá, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, diễn biến phức tạp trên toàn cầu, kinh tế thế giới suy giảm nhanh và ngày càng nghiêm trọng thì 3,82% là mức tăng trưởng khá trong khu vực và trên thế giới, thể hiện sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Kinh tế vĩ mô tiếp tục giữ ổn định, công nghiệp chế biến, chế tạo tuy tăng thấp nhưng vẫn đóng vai trò động lực phát triển kinh tế đất nước. An sinh xã hội được quan tâm thực hiện.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,08%, đóng góp 0,2% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,15%, đóng góp 58,4%; khu vực dịch vụ tăng 3,27%, đóng góp 41,4%.
Trên góc độ sử dụng GDP quý I/2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,07% so với cùng kỳ năm 2019 (thấp hơn 4,02 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước); trong đó, tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư chỉ tăng 2,92% (cùng kỳ năm trước tăng 7,22%); tích lũy tài sản tăng 2,2%, thấp nhất kể từ năm 2013; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,59%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,05%. Các mức tăng thể hiện sự ngừng trệ trong việc cung ứng hàng hóa và nguyên vật liệu trong 3 tháng đầu năm do ảnh hưởng mạnh mẽ từ dịch Covid-19.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong quý I/2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi; hạn hán, xâm nhập mặn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu sản phẩm nông sản; trong đó, ngành nông nghiệp tăng trưởng âm 1,17%, chỉ cao hơn mức tăng trưởng âm 2,69% của quý I/2016 trong giai đoạn 2011-2020; ngành lâm nghiệp tăng 5,03% nhưng chiếm tỷ trọng thấp; ngành thủy sản tăng 2,79%, thấp hơn mức tăng 4,96% và 5,42% của cùng kỳ các năm 2018 và 2019.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp quý I/2020 tăng 5,28% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 10,45% của quý I/2018 và 9% của quý I/2019. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh tại một số quốc gia đã ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,12%, chỉ cao hơn mức tăng 4,38% và 5,97% của cùng kỳ các năm 2013 và 2014 trong giai đoạn 2011-2020. Ngành khai khoáng tăng trưởng âm 3,18% do sản lượng dầu thô khai thác giảm 10,9%. Ngành xây dựng tăng 4,37%, cao hơn mức tăng 0,35% và 1,18% của quý I năm 2011 và năm 2012 trong giai đoạn 2011-2020.
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh, trong những tháng đầu năm 2020, hoạt động thương mại, dịch vụ trong 3 tháng đầu năm 2020 diễn ra kém sôi động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Người tiêu dùng hạn chế mua sắm nơi công cộng, đi du lịch và ăn uống ngoài gia đình. Số lượng khách quốc tế đến nước ta trong quý I/2020 giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giảm ở hầu hết các thị trường, mức giảm mạnh nhất tập trung ở các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ.
Hoạt động ngân hàng và thị trường chứng khoán quý I/2020 chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19; hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng khá với nhiều sản phẩm bảo hiểm phong phú đáp ứng nhu cầu của người dân trước tình hình dịch bệnh.
Cũng theo ông Nguyễn Bích Lâm, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tác động tới sản xuất, kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước trong những tháng đầu năm 2020. Chi ngân sách Nhà nước tập trung bảo đảm các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, y tế, quản lý Nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Minh Thu
HDBank giảm đến 5% lãi suất cho vay cá nhân và hộ kinh doanh nhỏ Để thêm nguồn vốn, hỗ trợ tài chính cho cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, HDBank đã triển khai chương trình cho vay ưu đãi "Vay tiền phát lộc-30 năm vàng" cùng lãi suất giảm đến 5%/năm so với lãi suất thông thường. Ảnh: Minh Thi Chương trình trên triển khai từ...