Già làng dạy chữ Chu Ru
Hơn 10 năm qua, già làng Ya Loan (72 tuổi), được các cán bộ từ xã đến tỉnh gọi bằng thầy một cách kính trọng, vì ông là người dạy họ cách đọc, viết ngôn ngữ Chu Ru.
Già làng, thầy giáo Ya Loan (phải) hướng dẫn ngôn ngữ Chu Ru cho cán bộ xã
LÂM VIÊN
Nhà của già làng Ya Loan ở tít dưới chân núi của thôn K’Lót, xã Tu Tra, H.Đơn Dương (Lâm Đồng), đường đi rất khó khăn, phải có người dẫn đường. Ya Si Môn (cán bộ xã Tu Tra) dùng xe máy chở chúng tôi vượt chặng đường hơn 7 km gập ghềnh để đến nhà thầy Ya Loan.
Giữa trưa nắng gắt, già làng Ya Loan tiếp chúng tôi trên chiếc bàn đặt dưới tán cây xoài, cạnh ngôi nhà sàn và hồ nuôi cá nước ngọt trong xanh. Già làng Ya Loan cho biết ông dạy học từ năm 1968, sau ngày đất nước thống nhất, ông từng giữ chức Hiệu trưởng Trường tiểu học Ka Đô (Đơn Dương) cho đến năm 1980 mới nghỉ. Năm 2005, khi Sở Nội vụ Lâm Đồng cùng Sở GD-ĐT thực hiện phổ cập ngôn ngữ Chu Ru và K’Ho cho cán bộ các cấp của tỉnh, già làng được mời tham gia biên soạn, sắp xếp giáo trình và đứng lớp đào tạo chứng chỉ tiếng Chu Ru cho cán bộ, công chức. Đồng thời cùng các già làng người Chu Ru khác như Ya Ga, Ya Dam Kai, Ya Gương, Ya Thi… biên soạn cuốn từ điển Việt – Churu làm cơ sở cho những người có mong muốn tìm hiểu ngôn ngữ truyền thống của người dân tộc Chu Ru.
Video đang HOT
Theo già làng Ya Loan, một bộ phận người già trong các thôn buôn không nói được tiếng Việt, chỉ nói với nhau bằng tiếng Chu Ru hoặc K’Ho, người cán bộ hiểu và nói được tiếng của đồng bào thì mới thấu hiểu tâm tư, tình cảm của cộng đồng người dân tộc.
Trong suốt 10 năm đứng lớp dạy tiếng Chu Ru, khi dạy ở huyện, lúc lên tỉnh, ông luôn đặt trọn tâm huyết của mình. Mỗi khóa học thường kéo dài 5 – 6 tháng, các học viên được học và luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo.
Nhiều năm qua, già làng Ya Loan thường xuyên đón tiếp và giúp đỡ sinh viên đại học thực hiện các bài luận văn tốt nghiệp liên quan chủ đề dân tộc học, đặc biệt là về ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số. Không chỉ dạy học, ông còn là gương sản xuất giỏi tiêu biểu của thôn ra Hà Nội dự lễ tuyên dương người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân dân tộc thiểu số tiêu biểu toàn quốc năm 2017.
Theo thanhnien.vn
Bài thi Khoa học tự nhiên sẽ có câu hỏi về thí nghiệm, thực hành
Ông Sái Công Hồng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) - cho biết: Câu hỏi đề thi môn thành phần trong bài thi Khoa học tự nhiên, kỳ thi THPT quốc gia 2018 sẽ bắt đầu xuất hiện những câu hỏi về thí nghiệm, thực hành, dù chưa nhiều.
Ông Sái Công Hồng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT)
Yêu cầu từ đề thi sẽ tác động trở lại việc dạy học; câu hỏi định hướng thí nghiệm, thực hành nhằm dần "bám" vào chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới tới đây.
Những câu hỏi khó trong bài thi Khoa học tự nhiên sẽ là khó về bản chất, hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học chứ không phải phức tạp về tính toán.
Riêng với môn Toán, đề thi bắt đầu xuất hiện câu hỏi về lý thuyết toán, nhằm hướng học sinh không học kiểu giải toán mà yêu cầu hiểu bản chất; lộ trình dần đánh giá thực sự năng lực toán học của học sinh.
Trước một số ý kiến cho rằng đề thi tham khảo năm nay phần phân hóa quá khó, ông Sái Công Hồng cho rằng: Kỳ thi THPT quốc gia nhằm 2 mục đích là xét công nhận tốt nghiệp THPT và có thể sử dụng dữ liệu xét tuyển vào ĐH, CĐ, nên đề thi phải bám vào 2 mục đích này.
Cấu trúc đề thi năm nay không có gì thay đổi với khoảng 60% kiến thức cơ bản và khoảng 40% là phần nâng cao để phân loại. Riêng nội dung được mở rộng, đó là thêm kiến thức lớp 11 (khoảng 20% trong đề thi). Như vậy chủ yếu vẫn là lớp 12.
Hiện nay, ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được hoàn thiện đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, chất lượng, đảm bảo tổ chức thành công Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Bộ đề thi tham khảo cũng đã công bố, làm cơ sở cho giáo viên và học sinh vận dụng trong dạy học và ôn tập chuẩn bị cho Kỳ thi.
Cho biết Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện để có đề thi sát thực hơn với học sinh, ông Sái Công Hồng lưu ý: câu hỏi trong đề thi sắp xếp từ dễ đến khó, càng về cuối, độ phân hóa càng cao hơn; do đó thí sinh nên làm tuần tự từ đầu đến cuối đề thi.
Ngoài ra, với 60% kiến thức cơ bản, nếu thí sinh mải luyện thi để làm câu khó sẽ thực sự lãng phí, không hiệu quả.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
Bắc Giang: Tăng cường chuẩn bị thi THPT quốc gia Sở GD&ĐT Bắc Giang hướng dẫn các đơn vị tăng cường chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Ảnh minh họa/internet Trong đó yêu cầu trên cơ sở đánh giá, xếp loại kết quả học tập của học sinh; kết quả thi thử THPT quốc gia lần 1 năm học 2017-2018, các trường rà soát, phân loại năng lực học tập...