Gia Lai: Tạo đà nâng cao chất lượng giáo dục từ “đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”
Năm học 2017-2018, ngành GD&ĐT tỉnh Gia Lai tiếp tục ghi dấu ấn mạnh mẽ khi lần thứ 2 được Bộ GD&ĐT trao tăng Băng khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.
Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” đã tạo nên một sinh khí mới trong hoạt động dạy học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Thành tích ấn tượng này không chỉ là kết quả từ sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, mà còn thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong triển khai thực hiện 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp cơ bản và chương trình hành động về đổi mới căn bản, toàn diện của ngành GD&ĐT.
Năm học 2017-2018, hệ thống giáo dục mầm non tỉnh Gia Lai tiếp tục được củng cố, phát triển ổn định, đăc biêt la ơ đia ban đăc biêt kho khăn, vung đông bao dân tôc thiêu sô (DTTS).
Đến nay, toàn tỉnh Gia Lai đã có hơn 60% trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Số lượng trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày liên tục tăng đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là ở các vùng khó khăn. Mô hình trường học bán trú dân nuôi cũng được hình thành hầu khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh…
Những kết quả của năm học 2017-2018 tiếp tục tạo đà phát triển vững chắc cho ngành GD&ĐT Gia Lai trong năm học mới 2018-2019.
Video đang HOT
Đối với bậc giáo dục trung học, trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai, ngành GD&ĐT các huyện/thị xã/thành phố, các trường THCS, THPT đã chủ động, linh hoạt xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện, đối tượng học sinh…
Đến nay, mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên đã được kiện toàn và thống nhất…
Ông Nguyễn Tư Sơn – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai, cho biết: Năm học 2018-2019, ngành GD&ĐT tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành nhằm đề ra các giải pháp căn cơ, thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ năm học, cũng như kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, để tiếp tục tạo đà cho ngành GD&ĐT có những bước phát triển vững chắc trong những năm tiếp theo.
Cùng với đó, ngành GD&ĐT tỉnh Gia Lai sẽ tích cực, chủ động tham mưu với UBND tỉnh Gia Lai nhằm huy động tối đa nguồn lực để đầu tư phát triển, chăm lo sự nghiệp GD&ĐT..
Theo giaoducthoidai.vn
Quảng Ngãi: Niềm vui trong những ngôi trường mới
Trước thềm năm học mới 2018 - 2019, nhiều điểm trường ở Quảng Ngãi đã được đầu tư xây mới, sửa chữa đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Trường lớp được đầu tư khang trang sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Những ngày cuối tháng 8, Trường mầm non thị trấn Sông Vệ (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) đã hoàn thành những hạng mục cuối cùng trong niềm vui của cán bộ, giáo viên nhà trường.
Là trường trung tâm của huyện Tư Nghĩa nên nhu cầu học tập của các cháu mầm non rất lớn. Tuy nhiên, từ năm học 2017 - 2018 trở về trước trường chỉ có 4 lớp học. Sĩ số các lớp đều rất cao khiến không gian vui chơi, sinh hoạt của học sinh khá chật chội.
Từ năm học 2018 - 2019, giáo viên và phụ huynh của Trường mầm non thị trấn Sông Vệ đã không còn nỗi lo về cơ sở vật chất khi ngôi trường mới có khuôn viên trên 4.600 m2 được đưa vào sử dụng. Ngôi trường gồm dãy phòng học 2 tầng khang trang cùng nhiều thiết bị, đồ dùng dạy học có tổng kinh phí đầu tư 7 tỷ đồng.
Thời điểm này, giáo viên Trường mầm non thị trấn Sông Vệ đang tích cực dọn dẹp, trang trí 9 phòng học để sẵn sàng tiếp đón 180 học sinh bước vào năm học mới.
Trường mầm non thị trấn Sông Vệ được xây dựng với kinh phí 7 tỷ đồng đã hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm học 2018 - 2019.
Theo cô Phạm Thị Ẩn - Hiệu trưởng Trường mầm non thị trấn Sông Vệ, ngôi trường khang trang với trang thiết bị hiện đại là niềm mong ước của cán bộ, giáo viên từ nhiều năm qua.
Dù cán bộ, giáo viên có nhiều nỗ lực nhưng cơ sở vật chất trường lớp còn hạn chế thì cũng khó có thể nâng cao được chất lượng giáo dục. Vì vậy, trường lớp được đầu tư chính là động lực để cán bộ giáo viên trường mầm non thị trấn sông Vệ hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ.
"Năm học này trường mở 9 lớp với 180 cháu, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của các cháu bậc mầm non trên địa bàn thị trấn Sông Vệ. Được công tác, giảng dạy trong ngôi trường mới là động lực để tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường quyết tâm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia", cô Ẩn chia sẻ.
Trưởng phòng GD-ĐT huyện Tư Nghĩa Trương Quang Dũng cho biết, những năm qua, ngành GD-ĐT huyện Tư Nghĩa nhận được sự quan tâm rất lớn trong việc phân bổ ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ chính quyền địa phương.
Chỉ tính riêng trong năm 2017, ngành đã được đầu tư gần 44 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa các trường học, công trình phụ trợ. Các công trình đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng ngay trong năm học 2018 - 2019.
"Năm 2018, huyện tiếp tục bố trí nguồn kinh phí khoảng 24 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất cho 7 trường học. Ngành cũng bố trí kinh phí sự nghiệp sửa chữa 16 công trình và đã tiến hành nghiệm thu, đưa vào sử dụng cho năm học này. Năm học 2018 - 2019, trên địa bàn huyện đã chấm dứt tình trạng thiếu trường lớp", ông Dũng nhấn mạnh.
Còn tại huyện miền núi thuộc dạng khó khăn nhất cả nước - huyện Tây Trà, nhiều điểm trường cũng được sửa chữa, xây mới khang trang. Trong đó có thể kể đến công trình Trường tiểu học Trà Lãnh.
Trường được đầu tư xây mới 2 dãy với 8 phòng học cùng khu nhà bán trú cho học sinh gồm 12 phòng. Vì vậy, năm học 2018 - 2019, học sinh Trường tiểu học Trà Lãnh không còn học ghép, ở nhờ cùng nhà bán trú container với các anh chị Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Lãnh.
Trường tiểu học Trà Lãnh (huyện miền núi Tây Trà, Quảng Ngãi) hoàn thành giúp học sinh nhà trường không phải học ghép, ở nhờ tại điểm trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Lãnh.
Theo Phó Trưởng phòng GD-ĐT huyện Tây Trà Nguyễn Hữu Duy, trong năm 2018, toàn huyện có 24 công trình lớp học ở 3 cấp được đầu tư sửa chữa và mua sắm trang thiết bị cần thiết với tổng kinh phí trên 6 tỷ đồng.
Cơ sở vật chất trường lớp được tăng cường đảm bảo cho các em học sinh học tập trong điều kiện tốt hơn khi bước vào năm học mới. Tính đến thời điểm này, huyện Tây Trà đã có 90% điểm trường được xây dựng kiên cố, dần tiến đến xóa bỏ phòng học tạm bợ ở các điểm trường lẻ.
Quốc Triều
Theo Dân trí
Sóc Trăng: Đẩy mạnh thực hiện mô hình "Năm không" và "Hai có" trong trường DTNT Để nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường Phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT), ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng luôn chú trọng quan tâm việc thực hiện các quy định về chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hóa cho học sinh tại mỗi trường. Môi trường nội trú nói không với thuốc lá Toàn tỉnh...