Gia Lai: Nhặt thứ cả thiên hạ vứt đi đem về bện ra thứ dây chắc chắn, nắng mưa đều có tiền
Ở tỉnh Gia Lai có một nghề truyền thống rất đặc biệt, người dân mỗi ngày ngồi tước từng sợi dây từ bao lúa (phần lớn đã bị rách” rồi đan chúng lại với nhau.
Đây là nghề bện dây thừng của người đồng bào Jrai tại xã Ia Piar ( huyện Phú Thiện).
Chúng tôi tìm về với thôn Plei Chrung (xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) để tìm hiểu về nghề bện dây thừng của người đồng bào Jrai.
Nét văn hóa của người Jrai, tồn tại hơn 100 năm
Trong căn nhà sàn truyền thống của người Jrai, ông Ksor Chăng đang tỉ mỉ, khéo léo tước từng sợi dây từ bao lúa ra.
Chúng tôi thật bất ngờ khi ông Chăng tuy đã gần 80 tuổi nhưng đôi mắt của ông vẫn tinh, đôi tay vẫn đầy tỉ mỉ, khéo léo để tước từng sợi hay đan những sợi dây lại với nhau. Ông không nói được tiếng Kinh, nên nhờ chị Nay HPo, con gái của mình phiên dịch hộ.
Chị Nay HPo cho biết, mình không nhớ chính xác nghề bện dây thừng đã có từ bao giờ, chỉ nghe ông bà kể lại nghề này đã tồn tại được hơn 100 năm.
Ngày xưa, ở thôn này, người dân nghèo lắm, không có tiền mua sợi dây thừng để cột con bò, con trâu khỏi thất lạc nên họ mới nghĩ ra cách này. Về lâu, nghề này đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Jrai.
Theo chị Nay HPo, nghề bện dây thừng ở thôn Plei Chrung được làm quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào những vụ lúa được gieo, xạ.
Vào mùa này, diện tích chăn thả thu hẹp nên người Jrai phải cột con bò, con trâu của mình ở nhà cho ăn rơm. Ngoài ra, sợi dây này còn được dùng phục vụ đời sống của người Jrai như treo đồ, kéo gỗ để xây nhà sàn,…
Ông Ksor Chăng tỉ mỉ tước từng sợi dây từ bao lúa ra. Đây là công đoạn quan trọng nhất để quyết định đến chất lượng của sợi dây thừng. Ảnh: H.L
Chúng tôi thắc mắc, tại sao nngười dân ở đây lại dùng chiếc bao tải đựng lúa để làm sợi dây thừng thì chị Nay HPo cho hay: “Trước đây, người dân thường lấy vỏ của cây bụp dấm để làm sợi dây. Tuy nhiên dây được làm từ vỏ cây này không bền, khi kéo đan dây hay bị đứt nên họ đã tận dụng lại bao lúa.
Sợi dây thừng từ bao lúa thường chắc chắn hơn và khi kéo đan dây sẽ có độ liên kết với nhau”.
Video đang HOT
Theo người dân ở đây, họ chọn bao đựng lúa để làm dây thường vì sợi dây thì bao này thường chắc chắn hơn và khi kéo đan dây sẽ có độ liên kết với nhau. Ảnh: H.L
Nghề đan bện thừng chỉ phù hợp với đàn ông?
Thoáng nhìn sơ qua, nhiều người sẽ nghĩ nghề bện dây thừng này khá đơn giản. Tuy nhiên, để tạo ra một sơi dây thành phẩm thì rất phức tạp và kì công. Đặc biệt, toàn bộ công đoạn ở đây đều thủ công.
Những chùm dây sau khi tước ra từ bao lúa được ông đan lại với nhau tạo thành sợi dây cơ bản. Sau đó quấn lại lên một khúc gỗ dài 20 cm và quấn đều thành cục dây to. Ảnh: H.L
Chia sẻ kĩ về kỹ thuật bện dây thừng, ông Ksor Blieng (cùng trú tại thôn Plei Chrung, xã Ia Piar) cho biết, đầu tiên, người làm tước sợi dây bao lúa thành từng chùm.
Đây là công đoạn rất quan trọng, đòi hỏi người làm phải khéo léo, kiên nhẫn ngồi nhiều giờ đồng hồ để tước từng sợi ra thành nhiều chùm sợi nhỏ, rồi sau đó cột lại, bện lại. Để cho ra một sợi dây thừng thành phẩm dài 5-10m, có đường kính 2cm thì cần tới 6-10 bao lúa .
Tiếp đến, người làm sẽ đặt một khúc gỗ dài 20 cm để làm thân cố định, rồi lấy những chùm dây đã tước sẵn đan lại với nhau theo chiều kim đồng hồ, từ đó tạo thành một sợi dây cơ bản có đường kính 0,5-1 cm. Sau đó, người làm sẽ quấn lên khúc cây đó, quấn đều thành một cục dây to.
Nghề này đòi hỏi người làm phải có sự khéo léo, dẻo dai của đôi tay và có sức khỏe tốt, chỉ có đàn ông mới làm được. Ảnh: H.L
“Khi xong những bước đó, người làm ngồi xuống, lấy sợi dây cuốn sẵn mắc vào cột nhà để cố định. Tiếp theo, người làm sẽ dùng một que dài 10cm để cầm cố định rồi luồn dây lên kéo thật mạnh về sau. Cứ kéo như thế, dây đạt được độ liên kết với nhau. Làm một dây thừng thì có 3 sợi nhỏ đan nhau tạo thành một dây lớn”, ông Ksor Blieng phân tích.
Theo ông Ksor Blieng, để cho ra một sợi dây thừng thành phẩm, người thợ chuyên nghiệp sẽ mất khoảng 2-3 giờ đồng hồ, nếu người mới tập làm có thể mất hàng chục giờ là chuyện bình thường.
“Công việc đan dây thừng từ bao này thì đòi hỏi người làm cần có độ dẻo dai của cánh tay, sức khỏe tốt và phải có sự kiên trì để tước và kéo từng sợi dây nên chỉ đàn ông mới phù hợp với công việc này”, ông Ksor Blieng bật mí thêm.
Những sợi dây thừng thành phẩm có độ chắc, bền và đẹp. TẢnh: H.L
Được biết, mỗi ngày, người dân thôn Plei Chrung làm được từ 4-5 sợi dây thừng, giá bán từ 10.000-15.000 đồng/sợi tùy theo kích thước.
Quen 3 tháng đã quyết cưới vội vàng, cô vợ đùng đùng xé giấy đăng ký kết hôn chỉ sau 1 ngày vì hành động mờ ám của chồng!
Quyết định kết hôn vội vàng đôi khi mang đến những hậu quả đáng tiếc. Vết rạn hình thành trong tim chắc chắn sẽ rất khó chữa lành.
Yêu 3 tháng đã vội vàng đòi cưới
Ông bà ta có câu "bút sa gà chết", vì vậy, chúng ta cần phải suy xét kỹ càng trước khi đưa ra quyết định lớn ảnh hưởng đến đời người. Giấy đăng ký kết hôn cũng vậy, một khi đã đặt bút kí tên đóng mộc thì một tờ giấy mỏng cũng thành sợi tơ hồng trói buộc hai con người lại với nhau.
Câu chuyện của chị vợ vừa kết hôn một ngày đã muốn ly hôn dưới đây là một minh chứng rõ ràng cho việc "sợi tơ hồng" đã biến thành "sợi dây thừng" lúc nào không hay.
Chị và chồng yêu nhau được 3 tháng thì quyết định cưới. Tuy bạn bè xung quanh có khuyên: "Mày đừng cưới sớm quá, mới yêu có bao lâu đâu, đã hiểu tính cách của người ta rõ ràng chưa mà vội vàng thế, sau này có chuyện gì thì cũng mang tiếng "một đời chồng" đấy nhé".
Nhưng lúc đó chị chỉ cười bảo: "Gặp đúng người thì nhanh thế đấy, thời tới cản không kịp mà, anh ấy tốt lắm, tao tin ánh mắt của mình".
Ảnh minh họa.
Chị kể tiếp: "Sau khi trang trí nhà tân hôn xong thì tôi và chồng dự định làm tiệc cưới. Nhưng ngay lúc đó lại xảy ra dịch bệnh nên hai gia đình đều bảo chúng tôi đi làm giấy đăng ký kết hôn rồi dọn về ở chung luôn, còn tiệc đãi khách thì sau này làm sau cũng được".
Nghe lời người lớn trong nhà, chị và chồng chọn một ngày thật đẹp để đi làm thủ tục đăng ký kết hôn. Lúc cầm giấy chứng nhận trên tay chị còn vui vẻ nghĩ, "Rốt cuộc mình cũng có chốn về rồi...". Nhưng chị không ngờ, "chốn về" của mình lại muốn bỏ mình đi nhanh đến thế.
Chuyện xé giấy đăng ký chỉ sau 1 ngày
Chị ấm ức kể lại: "Tối hôm nhận giấy xong tôi lấy điện thoại của chồng đăng hình chụp chúng tôi đã về chung một nhà rồi đổi luôn trạng thái "Độc thân" thành "Đã kết hôn." Anh ấy biết được thì tức giận xóa hình, đổi về trạng thái "Độc thân" như cũ.
Tôi hỏi tại sao anh ấy không dám đăng thì thanh niên này gân cổ lên quát: "Có gì mà không dám?" Thấy thế tôi mới hỏi lại: "Nếu dám thì tại sao lại xóa? Anh sợ ai biết anh kết hôn rồi hả?".
Nói đến đây, chị lại tức giận kể tiếp: "Anh ta đuối lý nói không lại tôi nên cố tình cãi ngang bảo: "Tôi thì sợ ai? Ngày mai tôi đăng, tôi thích ngày mai đăng đó được không? Tôi không muốn đăng hôm nay thì làm sao? Đó là quyền của tôi, cô cản được à?".
Nghe anh ta nói như vậy máu tôi như dồn hết lên não, tức đến mức không nói thành lời được. Thế là tôi cầm lấy giấy chứng nhận kết hôn ở trên giường xé nát thành giấy vụn luôn".
Mới 1 ngày cô vợ đã xé giấy đăng ký kết hôn.
Sau khi nhìn thấy hành động bộc phát trong cơn nóng giận của vợ, anh chồng càng có lý do để chiến tranh lạnh, thậm chí có nhiều đêm anh còn không thèm về nhà ngủ.
Chị khóc kể: "Khoảng thời gian đó tôi bị khủng hoảng nặng. Anh ấy không về nhà ngủ mà cũng không thèm nhắn tin thông báo gì. Thấy tôi ngồi khóc ở sofa anh ấy cũng đi lướt qua như người dưng. Có lúc tôi nghĩ có phải là do bản thân nóng nảy quá rồi không? Nhưng anh ấy che che giấu giấu như vậy thì khác gì có tật giật mình cơ chứ? Đã vậy bản thân anh ta còn chẳng biết sai, cư xử càng ngày càng quá đáng, tôi mệt mỏi lắm rồi...".
Ôm trong lòng mối nghi ngờ chồng mình có mối quan hệ ngoài luồng, ngày nào chị vợ cũng trải qua bất an và thấp thỏm không yên: "Sau này tuy hai vợ chồng làm lành rồi nhưng tôi không thể quên được chuyện tối hôm đó.
Tôi có thử quan sát và để ý từng hành động của chồng nhưng vẫn không biết anh ta có thật sự làm chuyện sai trái với tôi hay không. Giấy chứng nhận tôi xé đi thì còn có thể in lại, chứ tình cảm đã rạn nứt thì làm sao vá lành được như xưa".
Tuy chúng ta không thể chắc chắn 100% đâu là bến đỗ hạnh phúc, nhưng hãy lý trí khi tính đến chuyện hôn nhân.
Bạn đừng tin vào những lời chống chế: "Anh không thích đăng hình," "Anh không thích công khai" của đàn ông.
Mối quan hệ càng không được bạn bè, người thân biết đến thì càng thể hiện rõ thái độ mập mờ và không nghiêm túc của đối phương trong chuyện tình cảm.
Bạn không cần phải lãng phí thời gian và sức lực của bản thân để xây dựng một mối quan hệ mờ ảo trên mây có thể rơi rớt bể nát bất cứ lúc nào. Hãy dành thời gian cho chính mình và những điều xứng đáng.
Cháu cạy nhà bà nội để trộm vàng và hơn 100 triệu đồng Biết cả nhà bà nội đi vắng, Tuấn đã sử dụng tua vít cạy phá cửa, đột nhập vào phòng ngủ của bà để lấy trộm tiền và vàng. Ngày 7/1, Công an huyện Phú Thiện thông tin vừa ra quyết định tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Lưu Anh Tuấn (sinh năm 2004, trú tại xã Ia Sol,...