Gia Lai: Nghịch lý: Giáo viên thất nghiệp đi bán cà phê, trường học “chắp vá” vì thiếu giáo viên
Thực hiện tinh giản biên chế, các huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã “nuốt đắng” để chấm dứt hơn 1.400 giáo viên trên địa bàn. Trong khi các giáo viên bị chấm dứt hợp đồng phải từ bỏ ước mơ đứng trên bục giảng để về làm phục vụ cà phê, làm rẫy có thu nhập, thì ngành giáo dục tỉnh đang “gồng mình” tăng tiết, tăng giờ vì thiếu giáo viên trầm trọng.
Rời bục giảng đi phục vụ quán cà phê
Sau khi bị UBND huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai chấm dứt hợp đồng, cô Phạm Thị N (SN 1993, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) không còn được giảng dạy tai trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mà phải đi phụ bán cà phê để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Với tấm bằng Cử nhân Sư phạm trong tay giờ đây N cũng như bao nhiêu người khác phải chật vật với những công việc tạm bợ. Cô N tâm sự: “Từ tháng 11/2016, cô về dạy hợp đồng lao động tại Trường Tiểu học Lương Thế Vĩnh (xã Ia Tô, huyện Ia Grai).
Sau đó luân chuyển qua trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh khai tiếp tục giảng dạy. Đến tháng 1/2018, thì bị chấm dứt hợp đồng lao động.
“ Những năm cấp 3 tôi không ngừng nỗ lực để đậu vào ngành sư phạm. Suốt 4 năm đại học tôi luôn mong được đứng trên bục giảng để truyền thụ lại những kiến thức đến học sinh. Ra trường chật vật lắm tôi mới xin kí hợp đồng tại trường tiểu học.
Mới quen được trường và các học sinh yêu mến thì lại bị cắt hợp đồng. Giờ đây tôi hoang mang lắm, tôi cũng nhưng bao nhiều sinh viên sư phạm ra trường đang cầm chiếc bằng cử nhân mà không biết sẽ đi đâu về đâu. Hiện tại để có thu nhập trang trải cuộc sống thì tôi ngày đi làm phụ vụ cà phê và tranh thủ đi dạy gia sư“, cô N than thở.
Hành trình “cõng chữ” lên đỉnh BYầu của các giáo viên vùng cao
Anh Trần Vũ Luân (25 tuổi, trú xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) đang thuê trọ tại TP Pleiku để cố tìm một công việc mới ổn định sau khi bị cắt hợp đồng giảng dạy tại huyện Ia Grai. Để có tiền trang trải cuộc sống và giữ nhiệt huyết với nghề, hằng ngày anh Luân chọn đi làm gia sư giảng dạy tại nhà cho các em học sinh.
“ Nhà mình làm nông nghiệp, lại là anh cả trong nhà nên trách nhiệm lại càng lớn. Mình đang cố tìm công việc ổn định, phù hợp với ngành nghề được đào tạo để làm chỗ dựa cho gia đình…”, anh Luân tâm sự.
Giáo dục vùng cao “chắp vá” vì thiếu giáo viên
Việc cắt chấm dứt hơn 1.400 giáo viên trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã xảy ra nghịch lý khi các trường thì thiếu giáo viên, còn giáo viên lại không có việc để làm. Hiện nay, để lấp được chỗ trống của hơn 1.400 giáo viên đó thì ngành giáo dục tỉnh đang phải “chắp vá” bằng cách chuyển giáo viên từ trường thừa sang trường thiếu, thực hiện tăng tiết, tăng giờ để đảm bảo được số tiết quy định. Nhưng những cách trên lại thực hiện đã khiến cho việc chi trả tiền lương tăng gấp 3 lần so với việc dùng các giáo viên hợp đồng.
Chia sẻ với chúng tôi về những khó khăn thực tại, ông Phạm Văn Đại-Trưởng phòng GD-ĐT huyện Ia Grai cho biết, vừa qua Phòng GD-ĐT có hơn 100 giáo viên bị cắt hợp đồng. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho ngành giáo dục huyện trong việc giảng dạy. Theo đó, trên địa bàn đã thiếu giáo viên nên chúng tôi mới tuyển dụng thêm những giáo viên hợp đồng.
Nhưng khi cắt đi một lúc hơn 100 giáo viên vậy thì thật sự chúng tôi cũng rơi phải tình huống khó xử. Chính điều này, buộc các trường phải ghép lớp, giáo viên biên chế phải tăng số tiết. Một số giáo viên dạy trường này không đủ số tiết phải tăng cường qua trường khác để dạy cho đủ.
Video đang HOT
Nguy cơ nhiều giáo viên thất nghiệp vì không thực hiện tuyển dụng hợp đồng vì sự nghiệp
Lo ngại nhất là đối với học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số, khi ghép lớp sẽ phải đi học ở cách xa nhà 4-5km. Từ đó khả năng bỏ học sẽ cao hơn học tại các điểm trường làng. Ngoài ra, các giáo viên phải tăng tiết nhưng vẫn phải đảm bảo không quá số tiết dạy quy định. Việc giáo viên biên chế tăng tiết cũng kéo theo quỹ lương “phình to” hơn so với chi trả cho giáo viên hợp đồng trong 1 năm dự kiến khoảng 10 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với giáo viên hợp đồng
Tương tự, ông Đậu Sỹ Quốc, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Chư Pứh, tỉnh Gia Lai cho biết, ngành giáo dục huyện có hơn 200 giáo viên tại 37 trường học trên địa bàn phải cắt hợp đồng. Việc cắt hợp đồng đã khiến phòng GD-ĐT phải dồn lớp. Tuy nhiên, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, lớp đông nên chất lượng không thể đảm bảo như trước. Các giáo viên khác cũng phải tăng tiết để đảm bảo việc dạy học cho học sinh. “Nhưng sẽ rất mệt mỏi vì không thể buổi sáng dạy 5 tiết, buổi chiều cũng dạy 5 tiết được. Nên chúng tôi phải cân đối và thực hiện các hiệu trưởng, hiệu phó cũng tăng thêm tiết dạy…”, ông Quốc lo lắng.
Theo báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai, năm học 2017-2018 tỉnh Gia Lai có trên 1.400 giáo viên đang dạy hợp đồng tại các khối trường học trên địa bàn. Số giáo viên trong diện này đang trong tình trạng xét chấm dứt hợp đồng trong năm 2018 theo Kết luận số 17-KL/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức.
Đầu năm 2018, hai huyện Ia Grai và Chư Pưh đã tiến hành cắt hợp đồng với hơn 350 trường hợp giáo viên đang giảng dạy khiến tình trạng thiếu hụt giáo viên ngày càng trầm trọng. Hiện tỉnh Gia Lai có hơn 19.000 giáo viên trong diện biên chế giáo dục phổ thông và mầm non, vẫn còn thiếu so với mức quy định hơn 2.000 người.
Chính vì vậy, các địa phương đã tiến hành ký trên 1.400 hợp đồng với các giáo viên đứng lớp để đảm bảo tương đối việc dạy học. Tuy nhiên, sắp tới số giáo viên này sẽ bị cắt hợp đồng, dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới sẽ càng gặp nhiều khó khăn.
Ông Huỳnh Minh Thuận, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai nói, đơn vị đã làm theo quy trình và trách nhiệm của mình trong việc tham mưu, hướng dẫn. “Buộc phải cắt hợp đồng với các giáo viên bản thân tôi rất trăn trở, lấy làm tiếc nhưng không thể làm khác được. Các giáo viên bị cắt hợp đồng phần lớn là giáo viên trẻ, ngành giáo dục cũng muốn tạo điều kiện để các thầy cô cống hiến nhưng không được” – ông Thuận chia sẻ.
Phạm Hoàng
Theo Dân trí
Kết quả rà soát hồ sơ GS, PGS; chấm dứt hợp đồng GV phạt HS phản sư phạm
Công bố kết quả rà soát 94 ứng viên GS, PGS có phản ánh về hồ sơ; một giáo viên ở Hải Phòng bị chấm dứt hợp đồng lao động vì sử dụng hình phạt phản sư phạm là thông tin giáo dục được dư luận chú ý tuần qua. Bên cạnh một câu chuyện buồn về hành xử của giáo viên thì nhiều tấm gương nhà giáo hết lòng vì học trò cũng được truyền thông ca ngợi.
41 hồ sơ ứng viên GS, PGS chưa đủ điều kiện
Báo Giáo dục và Thời đại cùng hàng loạt phương tiện truyền thông đưa tin: Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 (sáng 2/4), kết quả rà soát 94 ứng viên GS, PGS có phản ánh về hồ sơ đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, có 41 hồ sơ ứng viên GS, PGS chưa đủ điều kiện để công nhận.
Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Huy Bằng đã chia sẻ trên Đài truyền hình Việt Nam về quá trình rà soát hồ sơ và cho biết công việc này được thực hiện thận trọng, khách quan và đối chiếu quy định của pháp luật để nhận định đối với từng trường hợp.
Sau đó 3 ngày, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước gửi văn bản yêu cầu các cấp hội đồng rút kinh nghiệm sâu sắc về những sai sót trong việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017 và cho biết:
Kết quả kiểm tra hồ sơ của các ứng viên cho thấy sai sót chủ yếu nằm ở các khâu: Một số ứng viên kê khai hồ sơ thiếu chuẩn xác, thiếu minh chứng cụ thể; một số cơ sở giáo dục đại học xác nhận thông tin do ứng viên kê khai chưa chặt chẽ; Một số Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở, Hội đồng Chức danh giáo sư ngành/liên ngành thẩm định hồ sơ ứng viên chưa kỹ càng.
Tại văn bản này, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước yêu cầu các Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở, Hội đồng Chức danh giáo sư ngành/liên ngành năm 2017, đặc biệt những hội đồng có hồ sơ ứng viên không đủ điều kiện để công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS thực hiện nghiêm túc việc rút kinh nghiệm sâu sắc đối với các cấp Hội đồng chức danh giáo sư về việc đã để xảy ra những sai sót trong việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017.
Cùng ngày, Bộ GD&ĐT có công văn gửi các đại học, học viện, trường đại học; Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng; Cục Đào tạo - Bộ Công an về việc chấn chỉnh và nâng cao trách nhiệm của các các đại học, học viện, trường đại học trong việc mời giảng viên thỉnh giảng, quản lý, đánh giá chất lượng thỉnh giảng. Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động thỉnh giảng tại các cơ sở đào tạo theo quy định.
Kèm theo công văn này, Bộ GD&ĐT đã công bố danh sách các đơn vị xác nhận hồ sơ không chuẩn xác cho ứng viên GS, PGS 2017.
Vụ việc cô giáo bắt học sinh súc miệng nước vắt từ giẻ lau bảng khiến dư luận bức xúc. Ảnh: internet
Cô giáo bị chấm dứt hợp đồng vì cách phạt học sinh phản sư phạm
Câu chuyện cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương (Trường tiểu học An Đồng, An Dương, Hải Phòng) phạt học sinh bằng cách bắt súc miệng bằng nước vắt từ giẻ lau bảng đã khiến dư luận phẫn nộ.
Ngay sau khi báo chí đưa tin về sự việc này, các cơ quan chức năng: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hải Phòng, UBND huyện An Đồng đã nhanh chóng vào cuộc.
Theo đó, ngay trong ngày 5/4, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) có văn bản gửi Sở GD&ĐT Hải Phòng, yêu cầu Sở chỉ đạo kiểm điểm, có hình thức xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo nghiêm trọng này.
Cũng ngày 5/4, Sở GD&ĐT Hải Phòng có văn bản gửi Chánh văn phòng Bộ GD&ĐT, Cục trưởng cục Nhà giáo và Cán bộ quán lý cơ sở giáo dục (Bộ GD&ĐT) báo cáo về vụ việc.
Sau đó, chiều 5/4, Hiệu trưởng Trường tiểu học An Đồng đã có Quyết định 06/QĐ-THAĐ về việc chấm dứt hợp đồng lao động với Nguyễn Thị Minh Hương và tổ chức họp Hội đồng trường để công bố công khai.
Cũng liên quan đến an toàn trường học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký công văn số 1295/BGDĐT-GDCTHSSV về tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Văn bản có yêu cầu các cơ sở giáo dục tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong trường học; hoàn thiện và thực hiện hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn hoá trong tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường...
Có cô H'Blao, những học sinh bản địa ham học hơn. Ảnh: Trần Hiếu (báo Thanh niên)
Ca ngợi nhiều tấm gương nhà giáo
Báo Thanh niên chia sẻ câu chuyện xúc động về cô giáo Rmah H'Blao, 30 tuổi, ở làng Chao Pông, xã Ia Phang, H.Chư Pưh (Gia Lai), hơn 7 năm nay tự mở lớp dạy thêm miễn phí cho học sinh bản địa của các làng.
Căn phòng học đủ chỗ cho chừng 30 học sinh được dựng lên trong vườn của nhà, phân nửa trong hơn 40 triệu đồng để xây là tiền đi mượn. Được sự ủng hộ của gia đình, cô gái trẻ sức khỏe yếu do bị tật ở chân được cha chở đến từng nhà trong buổi đầu vận động học sinh đến với lớp học tình thương. Già làng, thôn trưởng và người làng cũng cùng một tay. Lớp học đông dần, nay mỗi buổi đến vài chục em. Lớp học tình thương của H'Blao đến nay có 65 học sinh thường xuyên.
PGS-TS Nguyễn Sum đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định xin nghỉ làm quản lý để dành thời gian nghiên cứu. Ảnh: báo Người lao động
Báo Người lao động kể câu chuyện PGS-TS Nguyễn Sum, giảng viên Khoa Toán Trường ĐH Quy Nhơ, từ chối chức hiệu trưởng để làm khoa học.
PGS-TS Nguyễn Sum cũng là một trong hai nhà khoa học Việt Nam vừa được tạp chí uy tín Singapore Asian Scientist vinh danh trong tốp 100 nhà khoa học châu Á.
Ông là tác giả công trình "Về bài toán hit của Peterson". Đây là công trình khoa học đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực tôpô đại số, giải quyết được một trường hợp đặc biệt (k=4) của giả thuyết "hit" do nhà toán học người Mỹ Frank Peterson đề xuất cách đây 30 năm. Đó cũng là một bước tiến mới trong việc giải quyết giả thuyết Peterson kể từ năm 1990.
Báo Quân đội nhân dân viết về thầy Xuân "cắm bản". Năm 1990, sau khi tốt nghiệp trường sư phạm, chàng trai trẻ Lê Anh Xuân quê ở xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình tình nguyện về làm giáo viên tại Trường Tiểu học Miền Đồi (xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình).
Ngày đầu công tác, xã Miền Đồi còn rất heo hút, đường sá chủ yếu là lối mòn, trường lớp lụp xụp, nhà tranh, vách đất; học sinh thích thì đi học, không thích thì nghỉ ở nhà. Một số giáo viên trẻ lên đây được vài năm đều tìm cách chuyển vùng.
Thế nhưng, thầy giáo Lê Anh Xuân vẫn bám trụ, nhen lên ngọn lửa tri thức cho trẻ em vùng cao này. Đến nay, đã gần 30 năm gắn bó với vùng đất khó khăn này, thầy Xuân từ giáo viên đứng lớp dần trưởng thành, đảm nhiệm cương vị Phó hiệu trưởng rồi Hiệu trưởng nhà trường.
Lập Phương (tổng hợp)
Theo giaoducthoidai.vn
Đắk Lắk: Chấm dứt hợp đồng không thỏa đáng, nhiều giáo viên bức xúc Nhiều giáo viên tại huyện Krông Pắk phản ánh đến Báo về việc chủ sử dụng lao động là các nhà trường chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) mà không thông báo thời gian cụ thể hay giải quyết các chế độ chính sách khi chấm dứt HĐLĐ đối với họ. Cô Huỳnh Thị Hà phản ánh việc nhà trường chấm dứt...