Gia Lai kiện toàn đội ngũ giáo viên trước thềm năm học mới 2022 – 2023
Trước thềm năm học mới 2022-2023, dự kiến các bậc học trên toàn địa bàn tỉnh Gia Lai tăng 234 lớp, với hơn 12.500 học sinh so với năm học trước.
Số lượng học sinh tăng cao đang khiến ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai gặp khó do thiếu giáo viên đứng lớp. Để giải quyết thực trạng này, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp cấp bách nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học cho năm học mới.
Áp lực thiếu giáo viên
Một tiết học tại điểm trường làng Á, Trường TH Lê Hồng Phong, huyện Chư Sê, Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai, giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2021, tổng số học sinh đến trường ở các cấp học trên địa bàn tỉnh tăng hơn 43.000 em, tăng hơn 12% so với năm 2015. Tuy nhiên, biên chế giáo viên lại không được bổ sung để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, mà phải tiếp tục cắt giảm hàng năm theo quy định của Trung ương về tinh giản biên chế. Qua rà soát, toàn ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai hiện có trên 19.000 viên chức trong biên chế, còn thiếu trên 4.400 người (trong đó hơn 3.400 giáo viên và trên 1.000 nhân viên). Điều này đã khiến cho nhiều địa phương và các đơn vị trường học gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp đội ngũ giáo viên đứng lớp, đặc biệt là ở bậc Mầm non và bậc Tiểu học.
Cô Trịnh Thị Tơ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai cho biết, năm học 2022-2023, nhà trường có 25 lớp với hơn 640 học sinh. Bước vào năm học này, nhà trường đang còn thiếu 3 giáo viên bộ môn gồm Âm nhạc, Tin học và Giáo dục thể chất. Riêng môn Tin học, nhiều năm nay, nhà trường không có biên chế giáo viên nên môn Tin học chưa được triển khai.
Tương tự, năm học này, Trường Mầm non Hoa Hồng, thành phố Pleiku tuyển sinh được khoảng 850 học sinh cho trên 22 nhóm lớp và hiện tại nhà trường chỉ mới sắp xếp đảm bảo đủ 1 giáo viên/lớp, chủ yếu ưu tiên cho các lớp 5 tuổi. Theo Hiệu trưởng Trần Thị Thủy, nếu tính theo tỷ lệ số học sinh/lớp so với số giáo viên cơ hữu của nhà trường đang thiếu 15 giáo viên. Thực tế hiện tại đội ngũ giáo viên chưa đảm bảo để biên chế đủ cho các lớp. Vì vậy, bước vào năm học mới, lãnh đạo nhà trường đang rất băn khoăn, lo lắng.
Bên cạnh đó, thực hiện theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, năm học 2022-2023 sẽ là năm đầu tiên môn Tiếng Anh và Tin học trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 ở bậc Tiểu học, thay vì tự chọn như trước đây. Việc này dẫn đến hầu hết các địa phương khó đáp ứng đủ số lượng giáo viên phụ trách giảng dạy hai bộ môn này.
Ông Phạm Văn Đại, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai cho biết: Hiện nay, khó khăn của ngành Giáo dục huyện là thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, hai bộ môn Tiếng Anh và Tin học đang rất thiếu giáo viên cho khối lớp 3. Cụ thể, toàn ngành còn 5 trường thiếu giáo viên Tiếng Anh và 8 trường thiếu giáo viên Tin học. Thêm vào đó, các trường Trung học Cơ sở trên địa bàn vẫn còn khuyết hơn 70 giáo viên nên rất khó cho công tác chỉ đạo và điều hành.
Chủ động sắp xếp, kiện toàn
Một tiết học tại trường TH-THCS Nguyễn Du, xã Dun, huyện Chư Sê, Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN
Video đang HOT
Để đảm bảo chất lượng dạy và học trong năm học mới, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đặc biệt chú trọng đến khâu sắp xếp, ổn định lại đội ngũ giáo viên tại các trường học.
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Pleiku Nguyễn Đình Thức cho hay, đơn vị đã chỉ đạo các trường căn cứ cơ sở vật chất, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hiện có để chủ động xây dựng kế hoạch trường lớp và sắp xếp biên chế giáo viên, học sinh đảm bảo theo quy định; đồng thời, trên cơ sở biên chế được giao, chủ động hợp đồng giáo viên, nhân viên còn thiếu.
“Qua rà soát nhu cầu nhân lực từ các trường học, năm học này, thành phố Pleiku thiếu khoảng 585 giáo viên và 83 nhân viên. Trước tình trạng thiếu giáo viên đông như vậy, đơn vị đã trao đổi với các nhà trường cố gắng xây dựng kế hoạch sắp xếp, dồn ghép trường lớp một cách tối đa để tiết kiệm biên chế được giao trong khả năng của mình. Đơn vị đang làm thủ tục tiếp nhận 33 biên chế giáo viên từ nơi khác về địa bàn và tổ chức thu nhận 75 hồ sơ để tiến hành họp xét, sau đó, báo cáo kết quả cho UBND thành phố trình UBND tỉnh xin điều động giáo viên”, ông Nguyễn Đình Thức chia sẻ thêm.
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai Phạm Văn Đại thông tin, tính đến thời điểm hiện tại, huyện còn thiếu xấp xỉ 300 giáo viên, nhân viên trong năm học mới này. Trước thực tế đó, đơn vị đã yêu cầu các trường học báo cáo lại số giáo viên còn thiếu và sẽ tính toán cụ thể để tăng cường từ nơi thiếu ít hoặc vừa đủ đến các trường còn thiếu để đảm bảo công tác giảng dạy. Ngoài ra, sẽ điều chuyển các giáo viên Tin học và Tiếng Anh từ các trường Trung học Cơ sở hỗ trợ tạm thời cho các tiết học ở các trường chờ biên chế. Sau khi có biên chế của tỉnh giao xuống, đơn vị sẽ tham mưu cho huyện tuyển biên chế hoặc có thể tạo điều kiện cho các trường hợp đồng giáo viên tạm thời trong thời gian đầu.
Một tiết học Tin học tại trường TH Bùi Thị Xuân huyện Chư Sê, Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN
Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu ngành Giáo dục và Đào tạo cùng các địa phương, tập trung đẩy mạnh sắp xếp mạng lưới trường lớp, các điểm trường; tăng sĩ số học sinh/lớp đến mức tối đa theo điều lệ các bậc học; điều tiết thừa thiếu cục bộ, cắt chuyển biên chế sự nghiệp từ các khu vực khác sang; điều động, bố trí giáo viên dạy liên cấp và đẩy mạnh xã hội hóa trường, lớp…
Trao đổi về thực trạng này, ông Lê Duy Định, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai cho biết, để giải quyết triệt để bài toán thiếu giáo viên trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Sở Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Sở Nội vụ làm việc với các địa phương tính toán, tham mưu UBND tỉnh quyết định việc phân bổ gắn với sắp xếp, tổ chức lại trường lớp, các điểm trường, tăng sĩ số học sinh/lớp đến mức tối đa theo điều lệ các bậc học. Sau khi hoàn thành các nội dung mới tính toán lại việc thiếu, đủ giáo viên ở các địa phương để tiến hành phân bổ 1.244 chỉ tiêu mà Trung ương giao. Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương cấp tốc triển khai lập kế hoạch tuyển mới giáo viên Tiếng Anh bậc Tiểu học; chủ động xây dựng các phương án để tổ chức dạy Tiếng Anh, Tin học cho học sinh lớp 3 trong trường hợp thiếu giáo viên.
Nhằm đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu dạy và học trong giai đoạn mới, cũng như thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 trên địa bàn tỉnh, mới đây, UBND tỉnh Gia Lai đã có công văn gửi Bộ Nội vụ đề nghị bổ sung thêm hơn 4.400 biên chế cho ngành Giáo dục tỉnh.
Chính sách y tế, giáo dục có hiệu lực từ tháng 9
Yêu cầu với giáo viên dạy chương trình GDTX cấp THPT, quy định về kê đơn thuốc điện tử, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài,... là những chính sách có hiệu lực từ tháng 9/2022
Yêu cầu với giáo viên dạy chương trình GDTX cấp THPT
Nội dung được quy định tại Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT về Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông có hiệu lực từ ngày 10/9/2022.
Theo đó, trung tâm GDTX tổ chức thực hiện Chương trình GDTX cấp THPT phải đảm bảo các điều kiện về đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đảm bảo chất lượng thực hiện Chương trình.
Trong đó, yêu cầu với đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên như sau:
- Về cán bộ quản lí: Giám đốc, Phó giám đốc trung tâm GDTX phụ trách Chương trình GDTX cấp THPT phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành; được bồi dưỡng, tập huấn về quản lí giáo dục và Chương trình GDTX cấp THPT.
- Về đội ngũ giáo viên
Căn cứ quy định của Bộ GDĐT về định mức giáo viên trong các cơ sở GDPT công lập và số lượng người học tại các trung tâm GDTX để bố trí đủ số lượng giáo viên đảm bảo để dạy các môn học và hoạt động giáo dục của Chương trình GDTX cấp THPT cho phù hợp.
Về số lượng và cơ cấu giáo viên: Tối thiểu mỗi môn học có ít nhất 01 giáo viên cơ hữu đối với các môn học bắt buộc, môn học lựa chọn và các môn học tự chọn (nếu có). Riêng môn Toán và môn Ngữ văn có ít nhất từ 2 giáo viên cơ hữu trở lên.
100% giáo viên có trình độ được đào tạo đạt chuẩn tương ứng với cấp THPT theo đúng quy định tại Luật Giáo dục 2019.
Giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo Chương trình GDPT 2018 cấp THPT và Chương trình GDTX cấp THPT.
Quy định về kê đơn thuốc điện tử
Đây là chính sách y tế tại Thông tư 04/2022/TT-BYT quy định về đơn thuốc, kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú và kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử, có hiệu lực từ ngày 15/9/2022. Cụ thể như sau:
* Kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang thực hiện kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử theo quy định tại Thông tư 27/2021/TT-BYT tiếp tục thực hiện và tuân theo lộ trình được quy định tại Thông tư 04/2022/TT-BYT như sau:
- Đối với các bệnh viện từ hạng 3 trở lên: Hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2022.
- Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác: Hoàn thành trước ngày 30 tháng 06 năm 2023
* Đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú
Các Mẫu đơn thuốc quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BYT và Mẫu đơn thuốc ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BYT sẽ thay thế bằng Mẫu đơn thuốc quy định tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2022/TT-BYT, bao gồm:
- Phụ lục I: Mẫu đơn thuốc
- Phụ lục II: Mẫu đơn thuốc "N"
- Phụ lục III: Mẫu đơn thuốc "H"
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 27/2021/TT-BYT đang sử dụng đơn thuốc bằng bản giấy theo mẫu đơn thuốc quy định tại Thông tư số 52/2017/TT-BYT và Thông tư 18/2018/TT-BYT được tiếp tục sử dụng bản giấy đã in theo lộ trình quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BYT.
Liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài
Đây là chính sách giáo dục đề cập tại Thông tư 11/2022/TT-BGDĐT quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 10/9/2022.
Cụ thể, việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài được quy định như sau:
Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài là văn bản xác nhận kết quả thi năng lực ngoại ngữ do cơ quan, tổ chức, cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài cấp cho người dự thi. Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài không phải là chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
Liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài là việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam (sau đây gọi là Cơ sở tổ chức thi của Việt Nam) với cơ quan, tổ chức, cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài) thông qua văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng liên kết để thực hiện một trong những việc:
Đăng ký dự thi, sử dụng địa điểm, tổ chức thi, đánh giá năng lực ngoại ngữ và cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam.
Đối tượng liên kết, hồ sơ đề nghị phê duyệt, thủ tục phê duyệt, thẩm quyền phê duyệt, thời hạn, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, chấm dứt liên kết và chế độ báo cáo thực hiện theo quy định của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
Đề án thực hiện liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam của Cơ sở tổ chức thi của Việt Nam và Cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài (sau đây gọi là Các bên liên kết) phải mô tả rõ mức độ đáp ứng các yếu tố bảo đảm chất lượng theo quy định.
Hà Nội: Khai giảng trực tiếp, thống nhất trên toàn thành phố từ 7h30 ngày 5/9 Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng GD&ĐT, các nhà trường về việc tổ chức lễ khai giảng và tổ chức một số hoạt động đầu năm học 2022-2023. Học sinh lớp 1 tại Hà Nội tựu trường từ ngày 22/8 Để tổ chức tốt lễ khai giảng năm học mới và các hoạt động đầu năm học 2022-2023,...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Thai bất ngờ quay ngược trên bàn đẻ, tôi đau muốn ngất đi nhưng mẹ chồng không cho mổ cấp cứu mà nhất quyết bắt con dâu đẻ thường
Góc tâm tình
21:53:34 11/04/2025
Hé lộ "nóc nhà" quyền lực của Bùi Anh Tuấn, nói gì về nghi vấn đi hát trở lại vì hết tiền?
Nhạc việt
21:52:04 11/04/2025
Nóng: Thành viên T-ara bị tuyên án tù
Sao châu á
21:48:45 11/04/2025
Mãn nhãn màn hợp luyện của 36 khối diễu binh cho đại lễ 30.4
Tin nổi bật
21:46:31 11/04/2025
Phản ứng của Tăng Thanh Hà khi nhìn thấy con đi học về với đôi chân lấm lem đất
Sao việt
21:46:23 11/04/2025
Anh tăng cường ngoại giao thương mại trong bối cảnh căng thẳng thuế quan toàn cầu
Thế giới
21:28:02 11/04/2025
Cô gái 20 tuổi sống sót kỳ diệu sau khi bị xe tải cán ngang người
Sức khỏe
21:26:41 11/04/2025
Bắt giữ 3 đối tượng lừa "chạy án", chiếm đoạt 700 triệu đồng
Pháp luật
21:09:10 11/04/2025
Cha tôi, người ở lại: Chân dung thiếu gia dễ thương được 'đẩy thuyền' với An
Hậu trường phim
20:02:12 11/04/2025
Salah ký 2 năm với Liverpool
Sao thể thao
19:56:02 11/04/2025