Gia Lai kêu gọi người dân không nên tự phát trở về địa phương
Trước tình trạng công dân tại các địa phương, vùng dịch di chuyển bằng phương tiện cá nhân về tỉnh Gia Lai rất đông trong khi các khu cách ly trên địa bàn tỉnh đang trong tình trạng quá tải, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Gia Lai đề nghị người dân vận động con em, người thân bình tĩnh, tuân thủ các quy định phòng, chống dịch của địa phương nơi đang sinh sống, hạn chế trường hợp tự phát về tỉnh trong thời gian này.
Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai cấp xăng, nước uống và xôi cho người dân từ vùng dịch về quê khi đi ngang qua chốt kiểm dịch Cầu 110 (xã Ia Le, huyện Chư Pưh). Ảnh: TTXVN phát
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Gia Lai, việc trở về quê trong thời điểm dịch bệnh là mong muốn, nguyện vọng của người dân, tuy nhiên việc đi từ các địa phương, vùng dịch về ồ ạt, tự phát, không có kế hoạch, số ca dương tính nhiều dễ bùng phát dịch, nguy cơ mất an toàn.
Chỉ tính từ ngày 27- 31/7, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận được 28 trường hợp trở về từ vùng dịch có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Đối với các khu cách ly tập trung, hiện tỉnh Gia Lai đã kích hoạt 29 khu cách ly tập trung với khả năng tiếp nhận khoảng 6.200 người. Tuy nhiên, đến ngày 31/9, đã có khoảng 5.200 người đang thực hiện cách ly tập trung tại các điểm này. Với lượng người trở về tỉnh Gia Lai tính từ 6 giờ ngày 30/7 đến 5 giờ ngày 31/7 là 473 người, khả năng quá tải tại các khu cách ly tập trung của tỉnh Gia Lai đang hiện hữu.
Trước thực tế đó, để tiếp tục triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch và giảm tải cho các khu cách ly tập trung, tránh lây nhiễm chéo làm bùng phát dịch, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 226/CV-BCĐ điều chỉnh thời gian cách ly tập trung, thời gian quản lý sau khi kết thúc cách ly tập trung và xét nghiệm phòng, chống dịch COVID-19. Thời gian áp dụng bắt đầu từ 0 giờ ngày 1/8/2021.
Cụ thể, đối với người tiếp xúc gần (F1), các trường hợp phải cách ly tập trung theo quy định: thời gian cách ly tập trung là 14 ngày liên tục tại khu cách ly tập trung.
Đối với trường hợp xác định được lần tiếp xúc cuối với người nhiễm SARS-CoV-2; trường hợp không xác định được lần tiếp xúc cuối với người nhiễm SARS-CoV-2 thì mốc tính thời gian cách ly là kể từ ngày ban hành quyết định cách ly tập trung; lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần vào ngày đầu, ngày thứ 7 và ngày thứ 13 trong thời gian cách ly tập trung (có thể xét nghiệm vào ngày thứ 3, do Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh quyết định trên cơ sở điều tra, giám sát dịch tễ).
Đối với người về từ Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg; thời gian cách ly tập trung là 7 ngày liên tục tại khu cách ly tập trung; tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần vào ngày đầu, ngày thứ 3 và ngày thứ 7 trong thời gian cách ly tập trung.
Video đang HOT
Các trường hợp âm tính được cho trở về cách ly tại nhà 7 ngày theo quy định của Bộ Y tế (tính từ ngày kết thúc cách ly tập trung); tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 khi cách ly tại nhà và tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày nữa.
Các trường hợp dương tính được xử lý tiếp theo các quy định hiện hành (phân loại F0, F1 để chuyển viện hoặc cách ly tập trung). Ban Chỉ đạo yêu cầu UBND, Ban chỉ đạo cấp xã giám sát thật chặt công dân trong thời gian cách ly tại nhà theo quy định. Đối với các trường hợp không đảm bảo điều kiện cách ly tại nhà thì phải cách ly tập trung theo quy định. Các xét nghiệm SARS-CoV-2 đều phải thực hiện bằng kỹ thuật RT-PCR.
Đối với người đã thực hiện cách ly tập trung trước 0 giờ ngày 1/8/2021: Trường hợp công dân cách ly tập trung đã qua 7 ngày phải có kết quả xét nghiệm âm tính lần 3 với SARS-CoV-2 mới được kết thúc cách ly tập trung để tiếp tục cách ly tại nhà; sau cách ly tập trung, công dân cách ly y tế tại nhà đến đủ 21 ngày (tính từ ngày ban hành quyết định cách ly tập trung); lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 và ngày trước khi kết thúc cách ly tại nhà.
Như vậy, tính từ ngày 26/4 đến 7 giờ ngày 31/7, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 58 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó đã xuất viện 7 trường hợp, hiện 51 trường hợp đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.
Tự ý rời TP.HCM về quê, hàng trăm người phải quay đầu xe
Khi lực lượng chức năng yêu cầu quay đầu xe, nhiều người đã tìm cách rời TP.HCM bằng những con đường khác...
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến ngày một phức tạp, nhiều người dân ở các tỉnh Tây Nguyên đang sinh sống, làm việc tại TP.HCM đã tìm mọi cách để trở về quê nhà. Tuy nhiên, nhiều người dân sử dụng xe cá nhân rời TP.HCM để về quê qua các cửa ngõ phía đông TP đã được lực lượng chức năng yêu cầu quay đầu xe.
Khóc xin về vì mẹ đang bệnh
Tại chốt cầu Vĩnh Bình, cửa ngõ nối TP.HCM với tỉnh Bình Dương, ngành chức năng TP.HCM triển khai hai chốt kiểm dịch COVID-19 ở cả hai chiều di chuyển.
Ghi nhận của PV sáng 29-7, có rất đông xe phải quay đầu trở lại TP.HCM. Theo quan sát, lực lượng chức năng gồm CSGT, quân đội, quản lý thị trường, y tế... phải làm việc rất cật lực và giải thích nhẹ nhàng, dễ hiểu khi kiểm tra giấy tờ các xe qua lại.
Những người dân tự ý về quê được lực lượng chức năng yêu cầu quay lại TP.HCM. Ảnh: TỰ SANG
Khoảng 10 giờ 30, sau khi yêu cầu hai xe máy phải quay đầu do người dân tự ý về quê ở Gia Lai và Đắk Lắk, lực lượng chức năng đã dừng xe một nam thanh niên tên H. Người này vừa khóc vừa cho biết do mẹ ở quê bệnh nên phải về gấp. Hành trang của H. là một chiếc xe máy tương đối cà tàng, trên yên xe có cột một túi đựng quần áo đã cũ, một túi võng, phía trước xe H. treo một can xăng và một chai nước suối.
H. cho hay quê Gia Lai, xuống TP.HCM làm kính cửa cho một công ty từ tháng 5. Tuy nhiên, khi TP thực hiện Chỉ thị 16 để phòng chống dịch bệnh, công ty H. cũng tạm ngưng hoạt động và không trả thêm tiền lương. Mới đây, vì quá lo lắng mà mẹ H. đã bị bệnh, nhập viện nên H. quyết định về quê.
Sáng 29-7, khi H. điều khiển xe máy tới chốt kiểm soát dịch cầu Vĩnh Bình thì được lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ dừng xe và yêu cầu quay lại. "Em phải liên hệ ở quê để họ có kế hoạch đưa đón. Cho em qua thì các tỉnh khác không cho em vô, lúc đó em quay lại đây thì không có lý do để TP cho vô thì khổ nữa" - một nhân viên đang làm nhiệm vụ giải thích.
Tuy nhiên, H. cho biết gia đình báo mẹ H. ốm nặng, đang nằm bệnh viện nên H. phải về. "Các anh cho em đi đi, các chốt kia em xin được mà" - H. ngậm ngùi.
Trường hợp của H. đã được lực lượng chức năng ghi nhận và hướng dẫn H. lên vỉa hè chờ xin ý kiến. Tuy nhiên, H. lại tiếp tục đi sang các tuyến đường khác để tìm cách rời khỏi TP.
Nhiều cửa ngõ yêu cầu quay xe
Ngoài xe máy còn có rất nhiều ô tô, shipper, xe tải chở hàng không thiết yếu... cũng bị lực lượng chức năng tại chốt cầu Vĩnh Bình yêu cầu quay đầu.
Theo quan sát, trong một buổi sáng có hơn 100 trường hợp ô tô, xe máy rời TP để về quê được lực lượng chức năng yêu cầu quay đầu. Nhiều trường hợp xe máy sau đó đã đi sang các tuyến đường khác để tiếp tục tìm cách về quê.
Anh NĐH cho biết anh cùng vợ sinh sống và làm việc tại quận 7, những ngày qua thông tin về dịch bệnh khiến vợ chồng anh rất bất an. Đến chiều 28-7, anh và vợ quyết định đi xét nghiệm COVID-19 để đi xe máy về Đắk Lắk.
"Tôi đi qua cầu vượt Sóng Thần để về Bình Dương thì bị chốt ở đây kiểm tra nên quay về hướng cầu Vĩnh Bình nhưng cũng không được qua. Giờ vợ chồng tôi phải qua thử cầu Đồng Nai để về Lâm Đồng rồi qua Đắk Lắk chứ ở Sài Gòn cũng thất nghiệp rồi" - anh H. nói thêm.
Theo ghi nhận, có cả trăm xe máy lưu thông qua chốt để về các tỉnh Tây Nguyên đã được lực lượng chức năng giải thích rõ ràng và yêu cầu quay xe. Các trường hợp này sau đó quay về tập trung tại gầm cầu vượt ngã tư Bình Phước, một số trường hợp người dân tiếp tục đi qua cầu vượt Sóng Thần và cầu Đồng Nai để tìm cách đi qua.
Ngoài ra ở chiều từ Bình Dương vào TP.HCM, tất cả xe đều được kiểm tra giấy tờ kỹ lưỡng rồi mới được qua chốt. Riêng tài xế phải có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng 72 giờ.
Một lãnh đạo Phòng CSGT cho biết trong sáng nay có khá đông người dân tự ý về quê không thông qua chính quyền địa phương. Để phòng chống dịch bệnh lây lan, Phòng CSGT đã yêu các đơn vị kiểm tra giấy tờ và yêu cầu người dân quay lại. "Chúng tôi không phải không cho người dân về mà người dân cần liên hệ chính quyền địa phương để tổ chức, hướng dẫn về sao cho an toàn" - lãnh đạo này nói thêm.
Còn theo một đội trưởng Đội CSGT, để tránh người dân tập trung tại các chốt kiểm soát cửa ngõ, đơn vị đã chủ động tuần tra, nhắc nhở người dân trên các tuyến đường không được tự ý về quê.
Giá tiêu hôm nay 30/7: Nối dài đà giảm, thấp nhất 71.000đ/kg; gỡ khó cho hạt tiêu đen vào 'luồng vàng' hải quan Tính đến 0h15 ngày 30/7, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.675 Rupee/tạ (cao nhất), 41.625 Rupee/tạ (thấp nhất), tiếp tục giảm so với phiên trước đó. Giá tiêu hôm nay 30/7: Nối dài đà giảm, thấp nhất 71.000đ/kg. (Nguồn: Wonder Black Pepper) Cập nhật giá tiêu thế giới Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên...