Gia Lai: Hành trình “bám bản” gieo chữ: “Tôi đã suýt bị lũ cuốn trôi khi đi dạy”
Bước vào nghề khi tuổi đang còn đôi mươi, thầy Lê Tiến Thể (SN 1980, Phó hiệu trưởng Trường PTDT BT Tiểu học và THCS Kon Pne) giờ đây đầu đã ngả sang màu bạc. Trong suốt hơn 15 năm qua, tuần nào thầy cũng vượt gần hơn 400km để về thăm gia đình một đêm rồi vội vã trở lại trường. Trên hành trình “gieo chữ” ấy, nhiều lúc thầy suýt bỏ mạng nơi rừng thiêng.
Hành trình “gieo chữ” trên bản cao
Vượt hơn 200km từ TP. Pleiku về vùng “ốc đảo” Kon Pne (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), chúng tôi càng khâm phục ý chí các thầy cô giáo khi hàng chục năm qua đã “vượt rừng, băng suối”, “cõng chữ” lên non. Cảm động hơn có những thầy cô đã đánh đổ cả tính mạng hay suýt chết trên hành trình ấy.
Về thăm ngôi trường PTDT BT Tiểu học và THCS Kon Pne, chúng thấy có hai thế hệ giáo viên đang từng ngày “bám bản” dạy từng chữ ê a cho các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Theo đó, thế hệ những người thầy đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân, thời trai trẻ cho vùng “ốc đảo” này như: Thầy Phạm Văn Hinh (Hiệu trưởng), thầy Lê Tiến Thể và thầy Nguyễn Thế Bằng (Phó hiệu trưởng). Hơn 20 năm, bao lớp các giáo viên đến rồi đi, nhưng các thầy vẫn bám trụ và hành trình này chưa dừng lại.
Người thầy có hơn 15 năm, dành cả tuổi thanh xuân hiến dâng cho vùng cao
Bên ánh điện mập mờ của ốc đảo Kon Pne, câu chuyện về hành trình vượt gần 400km để về thăm gia đình làm chúng tôi cảm động. Thầy Thể nhớ lại, hơn 15 năm trước được lãnh đạo phân công về giảng dạy thầy mừng lắm. Nhưng vượt gần 400km từ xã Ia Nhin (Chư Pah) về xã Kon Pne (Kbang), điều đầu tiên thầy Thể nhìn là ngôi trường bằng lá, cổng làm bằng những thanh tre xiêu vẹo… Giáo dục thời đó cũng coi như một vùng trắng.
“Tôi đã chọn nghề giáo và đặt chân vào vùng ốc đảo này điều tôi muốn là cùng với những giáo viên sẽ đưa sức trẻ cống hiến, dù chỉ là “một hạt cát trên sa mạc” nhưng tôi vẫn sẽ ở lại bám trụ đến cùng. Hồi đó, tôi cùng 3 thầy là những người kinh đầu tiên đặt chân vào đây. Hành trình đưa cái chữ đến với bà con cũng rất khó, phải cho dân tin, dân hiểu, lúc đó đồng bào mới cho con đến trường…”, thầy Thể bộc bạch.
Những người thầy đưa giáo dục vùng cao trỗi dậy
Video đang HOT
“Ruồi vàng, muỗi bạc, vắt kim cương”, là những từ mà các thầy đã ví von khi nói về sự gian khổ nơi đây. Ngày bưng bát cơm là lớp ruồi bu lại đầy. Đêm ngủ, tiếng muỗi vo ve không sao ngủ được, cũng vì vậy mà từng con sốt liên tục kéo dài… Ngày ngày, các thầy cô giáo phải thay nhau đến từng nhà dân để dẫn các em đến trường. Lúc đó, nhìn dưới chân và trên người là bầy vắt lá đã hút máu căng tròn nhưng những ngón tay cái…
Chính nhờ sự chịu khó, ý chí kiên cường “bám bản” “gieo cái chữ” cho học sinh vùng cao mà giờ đây ngôi trường Kon Pne đã được xây dựng khang trang. Đặc biệt, năm 2016 trường đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Nhưng như vậy không có nghĩa là hành trình của thầy Hinh, thầy Thể… được an nhàn.
“Đi 300km về thăm gia đình 1 đêm”
Chia sẻ về gia đình, nét mặt thầy Thể gượng nói: “Tôi đã gắn bó với ngôi trường này hơn 15 năm cũng coi như trường là gia đình. Nhưng phía sau vai trò là người thầy, tôi còn là một người cha, người chồng. Thời gian tôi đều dành cho ngôi trường này, toàn bộ mọi việc gia đình đều đặt lên đôi vai người vợ tôi. Thời gian gần đây, khi có mạng Wifi tôi mới có thể trò chuyện qua điện thoại cho vơi đi nỗi nhớ nhà…”.
Nhờ sự hy sinh mà lớp lớp học sinh vùng cao đã biết chữ, biết cái văn minh của vùng xuôi
“Hơn 15 năm qua, đều đặn cứ đến trưa thứ 7 là tôi lại một mình đi chiếc xe máy cà tàng vượt gần 400km từ ốc đảo Kon Pne về xã Ia Nhin (Chư Pah) để thăm gia đình bố mẹ, vợ và các con. Về tận nhà trời cũng đã tối, ăn xong bữa cơm với gia đình rồi sáng sớm vội vã khăn gói chạy trở lại trường. Tôi nhớ có lần trên đường đi vào trường, qua ghềnh suối làng Kon Lốc (xã Đăk Roong). Khi tôi qua đến giữa suối thì dòng nước trên thượng nguồn đổ về mạnh khiến cho tôi và chiếc xe máy bị cuối theo dòng lũ. Chông chênh giữa dòng nước, tôi kêu cứu và bám vào được khúc cây gần đó rồi được người dân bản địa đến cứu kịp thời… Thoát khỏi cửa ải thần chết, tôi quay trở lại gần UBND xã Đăk Roong để nghỉ chân chờ nước rút…”, thầy Thể nhớ lại.
Ngôi trường Kon Pne nằm sâu trong vùng lõi vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Đây cũng là con đường mà hàng tuần thầy Thể vượt 400km về thăm nhà
Cô giáo Nguyễn Thị Thùy Nhung tâm sự: “Riêng em là giáo viên mới vào bước đầu thấy sự khó khăn của đồng bào và học sinh nơi đây nhưng so với thế hệ các thầy thì chẳng thấm thía vào đâu. Các thầy thường khuyên em, hãy dùng cái tâm để dạy các em học sinh thì mới bền vững, lâu dài… Em mong muốn sẽ gắn cuộc đời mình giúp cho các em học sinh được học cái chữ, với sức trẻ sẽ dạy thêm cho các em các kĩ năng sống cho học sinh nơi đây…”.
Phạm Hoàng
Theo Dân trí
Quảng Nam: Khi thầy cô vùng cao kiêm thợ cắt tóc, gội đầu cho học sinh
Bước vào khai giảng năm học mới, thầy cô vùng cao huyện Phước Sơn (Quảng Nam) tổ chức cắt tóc, gội đầu, tắm giặt, kêu gọi đóng góp sách vở, quần áo, chăm lo bữa ăn cho học sinh... Đó là những công việc không tên, thầm lặng của những thầy cô giáo đang công tác vùng sâu vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao này.
Trước hoàn cảnh quá khó khăn của con em đồng bào dân tộc ở huyện Phước Sơn, những thầy cô giáo ở đây không chỉ làm nhiệm vụ gieo chữ mà còn đảm nhận luôn cả vai trò của người cha, người mẹ trong gia đình.
Thầy Sứ đang cắt tóc cho các em học sinh của trường
Vài năm nay, thầy Hồ Văn Sứ - giáo viên xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn có thêm một "nghề" tay trái đó là thợ cắt tóc miễn phí cho học sinh. Tuy không trải qua một ngày nào học cắt tóc, xong thầy Sứ lại khá thành thục với từng đường kéo, tông-đơ hay dao cạo.
Cứ mỗi khi bước vào đầu năm học mới, thấy học sinh nam để tóc dài khá nhiều, trong khi thời tiết nắng nóng gây mất vệ sinh nên thầy Sứ đã tự nguyện mua bộ đồ nghề rồi vận động từng em học sinh đến điểm cắt tóc ngay sân trường. Đã có hàng trăm lượt học sinh được thầy Sứ cắt tóc gọn gàng sạch đẹp trong hai năm học vừa qua.
Có rất nhiều em học sinh của trường đã được cắt tóc gọn gàng, sạch đẹp
Thầy Sứ chia sẻ, có một số phụ huynh gặp thì cũng nói hớt đẹp, nhưng tùy theo sở thích của học sinh. Học sinh thích hớt 3 phân thì mình hớt 3 phân, học sinh thích hớt tông-đơ thì mình hớt tông-đơ theo yêu cầu của học sinh.
Khi được hỏi thầy Sứ cắt tóc, em cảm thấy thế nào; em Hồ Văn Mãi (học sinh lớp 5, trường PTDTBT Tiểu học-THCS Phước Lộc, Phước Sơn) hào hứng: "Con rất là thích, rất là đẹp".
Rất chăm chú khi cắt tóc cho các em
Với học sinh vùng dân tộc thiểu số ở huyện Phước Sơn nói riêng và miền núi tỉnh Quảng Nam nói chung, tình trạng không có đủ sách vở, bút mực hay quần áo mới trong ngày đầu năm học là điều bình thường, nói gì đến chuyện cắt tóc gọn gàng cho con em mình trước ngày đi học.
Vì cuộc sống của đa số bà con dân tộc thiểu số còn nghèo, khó khăn, sự quan tâm đến chuyện học hành của con, họ chỉ dừng lại ở việc đưa con đến trường, còn mọi chuyện đều phó mặc cho các thầy cô giáo.
Vì thế, từ đầu mỗi năm học, các thầy cô giáo vừa đi vận động học sinh ra lớp, vừa may quần áo mới hay chuẩn bị nơi ăn ở cho các em học sinh đồng bào dân tộc giờ đã không còn là chuyện quá xa lạ ở các bản làng, các điểm trường vùng cao Quảng Nam.
Thầy giáo Trần Đình Ngộ - Hiệu trưởng trường PTDTBT Tiểu học-THCS Phước Lộc, Phước Sơn - chia sẻ: "Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì thầy cô cũng có tâm huyết, yêu thương các em, giúp các em biết con chữ, nâng cao ý thức của người dân".
Tỉnh Quảng Nam có 6 huyện miền núi với 100% dân số là đồng bào Bhnong, Cơtu, Xêđăng, Cadong cuộc sống còn rất nhiều khó khăn... vì vậy những thầy cô giáo đã và đang công tác ở những địa bàn này vừa làm nhiệm vụ gieo con chữ, vừa đảm đương luôn vai trò của một người cha, người mẹ chăm lo cho các em với tình yêu nghề vô bờ bến.
Những năm qua, hàng trăm thầy cô giáo ở các huyện vùng cao Quảng Nam đã thầm lặng làm những công việc không tên, để ngày ngày các em học sinh lại yên tâm đến trường đến lớp, ê a học con chữ.
C.Bính
Theo Dân trí
Ngày 20.11 và những trăn trở của người giáo viên Giáo viên vùng cao mong trẻ đến lớp, giáo viên thị thành mong trẻ được dạy nhiều hơn kỹ năng sống... đó là những trăn trở của người thầy, người cô trong ngay Nhà giáo Viêt Nam 20.11. Trăn trở của những giáo viên vùng cao ngày đêm vận động trẻ đến trường Cô Nguyễn Thị Hoài Thu - Giáo viên mầm non...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cháy, đổ sập hàng trăm mét vuông nhà máy xay xát lúa gạo tại Long An
Tin nổi bật
09:59:15 31/03/2025
Sản phụ sinh con trong rung chấn động đất dữ dội
Netizen
09:56:19 31/03/2025
Người dân cần chủ động phòng ngừa lừa đảo trên không gian mạng
Pháp luật
09:47:46 31/03/2025
Loài côn trùng bé bằng hạt gạo có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ
Sức khỏe
09:22:21 31/03/2025
Doanh thu gây bất ngờ của phim Việt gây ồn ào bằng vụ dùng xe cấp cứu đi ra mắt
Hậu trường phim
09:12:18 31/03/2025
Jun Phạm điển trai cùng fan gom gần 200 triệu đồng giúp các em nhỏ mổ tim
Sao việt
09:09:28 31/03/2025
Mỹ nữ phản diện đang hot nhất màn ảnh tố cáo bị dàn dựng tin nhắn hạ bệ, 1 nàng thơ cũng là nạn nhân
Sao châu á
08:58:54 31/03/2025
Vào mùa du lịch Hòn Cau
Du lịch
08:22:01 31/03/2025
Mới ra mắt 3 ngày, tựa game này đã làm "dậy sóng" làng game Việt, nguyên do bởi dàn nhân vật quá "thích mắt"
Mọt game
07:55:03 31/03/2025
Ngôi sao phim "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" qua đời
Sao âu mỹ
06:56:33 31/03/2025