Giá khí đốt tăng cao: Thách thức đối với tăng trưởng kinh tế châu Âu năm 2025
Giá khí đốt ở châu Âu đã vượt mức 14,16 USD/MMBtu (triệu đơn vị nhiệt Anh), tương đương khoảng 46 EUR (48,6 USD) cho mỗi megawatt-giờ (MWh).
Nguyên nhân chính là do Nga ngừng cung cấp khí đốt cho tập đoàn năng lượng OMV của Áo, khiến nguồn cung giảm và giá cả tăng mạnh.
Giá khí đốt tăng cao tại châu Âu đang đặt ra nhiều thách thức lớn về tăng trưởng kinh tế tại khu vực này trong năm 2025. Sự biến động này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, tiêu dùng mà còn tác động sâu rộng đến các chính sách an ninh năng lượng và phát triển bền vững của Liên minh châu Âu (EU).
Theo Sputnikglobe.com, giá khí đốt ở châu Âu đã vượt mức 14,16 USD/MMBtu (triệu đơn vị nhiệt Anh), tương đương khoảng 46 EUR (48,6 USD) cho mỗi megawatt-giờ (MWh). Nguyên nhân chủ yếu là do Nga ngừng cung cấp khí đốt cho công ty OMV của Áo, khiến thị trường mất đi một nguồn cung quan trọng. Thêm vào đó, thời tiết lạnh giá bất thường tại khu vực đã làm tăng mạnh nhu cầu sử dụng khí đốt, đặc biệt trong việc sưởi ấm và sản xuất điện. Sự gia tăng nhu cầu này càng làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nguồn cung và đẩy giá khí đốt lên mức cao mới.
Các yếu tố địa chính trị như căng thẳng leo thang tại Ukraine và Trung Đông, cũng đóng vai trò đáng kể, làm gián đoạn thị trường năng lượng. Ngoài ra, chính sách hạn chế nhập khẩu khí đốt từ Nga của EU càng làm tăng nguy cơ thiếu hụt và đẩy giá cả leo thang. Bên cạnh đó, rủi ro về địa chính trị có thể sẽ kéo dài và trở thành mối đ.e dọ.a thường trực đối với thị trường năng lượng khu vực EU.
Giá khí đốt tăng cao đang tạo ra gánh nặng lớn đối với nền kinh tế châu Âu. Ủy ban châu Âu (EC) dự báo rằng tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng Euro (Eurozone) trong năm 2025 sẽ đạt 1,3%, cao hơn mức 0,8% của năm 2024. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi kinh tế này vẫn chịu nhiều áp lực từ lạm phát và chi phí năng lượng cao.
Video đang HOT
Theo EC, chi phí năng lượng tăng vọt sẽ làm giảm sức mua của người tiêu dùng, đẩy chi phí sản xuất lên cao và ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Đặc biệt, việc cân bằng giữa nhu cầu năng lượng ngắn hạn và các mục tiêu dài hạn như giảm phát thải khí nhà kính, đang trở thành bài toán nan giải cho toàn khu vực.
Tiến sĩ Mamdouh G. Salameh – chuyên gia kinh tế năng lượng quốc tế nhận định giá khí đốt tăng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của châu Âu trong năm 2025. Ông cho rằng thị trường khí đốt sẽ trở nên khan hiếm hơn do nhu cầu toàn cầu tăng cao, đặc biệt từ Trung Quốc và khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài ra, các yếu tố như thuế quan của chính quyền mới của ông Trump và việc EU tẩy chay khí đốt Nga, cùng với mùa đông lạnh giá, sẽ góp phần làm tăng giá khí đốt. Ông nhấn mạnh rằng giá khí đốt tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của châu Âu trong năm 2025.
Để giảm thiểu tác động của giá khí đốt tăng cao, EU đã gia hạn mức giá trần khẩn cấp đối với khí đốt tự nhiên đến cuối tháng 1/2025. Biện pháp này nhằm giảm bớt áp lực chi phí cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, đồng thời ổn định thị trường năng lượng.
EU cũng đang tích cực đa dạng hóa nguồn cung bằng cách tăng cường nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các đối tác lớn như Mỹ, Qatar và Australia. Song song với đó, các dự án phát triển năng lượng tái tạo, bao gồm điện gió và điện mặt trời, đang được đẩy mạnh nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Giá khí đốt tăng cao tiếp tục là một trong những thách thức lớn nhất đối với châu Âu trong năm 2025. Mặc dù đã có những tín hiệu tích cực về sự phục hồi kinh tế, nhưng các yếu tố rủi ro liên quan đến giá năng lượng và căng thẳng địa chính trị vẫn đặt ra những nguy cơ đáng kể.
Việc triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả và xây dựng chiến lược năng lượng dài hạn sẽ là chìa khóa để đảm bảo sự ổn định và bền vững của nền kinh tế châu Âu trong tương lai.
Mặc tranh chấp, khí đốt Nga vẫn hấp dẫn một số nước châu Âu, Gazprom tiết lộ khối lượng khủng
Kể từ ngày 15/11, dòng khí đốt từ Nga tới Áo đã bị tạm ngừng do tranh chấp về giá cả.
Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu khí đốt khác ở châu Âu đã nhanh chóng mua lại lượng khí đốt chưa được bán của Nga.
Nga vẫn đang 'bơm' một lượng lớn khí đốt cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Czech, dù nước này không có hợp đồng trực tiếp.(Nguồn: Gazprom).
Trước khi cuộc xung đột tại Ukraine bùng phát, Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào năng lượng từ Moscow, khiến nước này mất đi phần lớn khách hàng tại khu vực.
Hiện tại, xứ bạch dương vẫn cung cấp một lượng lớn khí đốt cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Czech, dù nước này không có hợp đồng trực tiếp.
Một lượng dầu ít hơn vẫn được chuyển tới Italy và Serbia.
Ngày 16/11, Gazprom - tập đoàn dầu khí quốc doanh Nga - ngừng cung cấp khí đốt cho tập đoàn năng lượng lớn nhất Áo - OMV.
Điều này diễn ra sau khi OMV cảnh báo giữ lại khí đốt của Gazprom như một phần bồi thường cho một phán quyết trọng tài về tranh chấp hợp đồng giữa hai bên.
Mặc dù nguồn cung khí đốt của Moscow tới Vienna vẫn bị gián đoạn vào ngày 17/11, song theo xác nhận của Gazprom, tổng lượng khí đốt Nga cung cấp qua Ukraine - tuyến trung chuyển chính tới EU - vẫn duy trì ở mức 42,4 triệu m mỗi ngày.
Đây là mức tương tự trước khi việc ngừng cung cấp khí đốt diễn ra ở Áo.
Thời gian đó, Áo tiếp nhận khoảng 17 triệu m khí đốt mỗi ngày từ Nga, và lượng khí đốt này đã được bán lại cho các người mua khác tại châu Âu.
Công ty năng lượng quốc doanh SPP của Slovakia cũng xác nhận vẫn nhập khẩu khí đốt từ Nga và cho biết nhu cầu với khí đốt Nga tại châu Âu vẫn cao.
Một nguồn tin cho biết, khí đốt từ xứ bạch dương vẫn rẻ hơn so với nhiều nguồn cung khác.
Vienna tiết lộ đã chuẩn bị cho khả năng Moscow dừng cung cấp khí đốt.
Nga: Tập đoàn dầu khí Gazprom lỗ kỷ lục khi thị trường châu Âu 'đóng cửa' Xuất khẩu sang châu Âu từ lâu đã là nguồn thu nhập hàng đầu của tập đoàn Gazprom, nhưng đã giảm mạnh cùng với biện pháp trừng phạt của phương Tây sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine. Biểu tượng tập đoàn năng lượng Gazprom tại Sofia, Bulgaria. Ảnh: AFP/TTXVN Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga...