Già hóa dân số tại Đông Á ảnh hưởng đến hồi phục hậu COVID-19
Thống kê công bố ngày 11/5 cho thấy Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số. Không chỉ riêng Trung Quốc, hầu hết các nước Đông Á đều có rủi ro này và các chuyên gia đánh giá diễn biến có thể tác động đến khả năng hồi phục toàn cầu hậu dịch COVID-19.
Dân số Hàn Quốc đã giảm trong năm 2020. Ảnh: Yonhap
Hãng thông tấn AP (Mỹ) dẫn thông báo của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết tổng dân số của nước này đạt mốc 1,411 tỷ người năm 2020, tăng 72 triệu người so với năm 2010. Bên cạnh đó, dân số trong độ tuổi lao động (15-59) giảm xuống chỉ còn 894 triệu người trong năm 2020. Tỷ lệ trẻ em trong dân số tăng so với năm 2010 nhưng nhóm người trên 60 tuổi cũng đang theo đà đi lên.
Những quốc gia Đông Á khác cũng chịu áp lực về nguy cơ già hóa dân số dẫn đến ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội. Trong khi đó, các nhà kinh tế học đang coi Đông Á là một trong những nguồn tiềm năng nhất cho phát triển hậu COVID-19.
Ông Andrew Mason tại Đại học Hawaii (Mỹ) phân tích: “Tỷ lệ sinh tại Đông Á thấp hơn nhiều so với những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp khác trên toàn thế giới. Điều này dẫn đến tình trạng giảm dân số, giảm mức sống, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng trưởng chậm cùng nhiều thách thức kinh tế nghiêm trọng khác”.
Số trẻ em mới sinh tại Nhật Bản năm 2020 cũng rơi xuống mức thấp kỷ lục. Theo dữ liệu Bộ Y tế Nhật Bản công bố vào tháng 2, năm 2020 có 872.683 trẻ mới sinh tại nước này, giảm 25.917 trẻ so với năm trước đó.
Video đang HOT
Trong khi đó ở Hàn Quốc, dân số bắt đầu giảm từ năm 2020. Hãng thông tấn Yonhap cho biết dựa trên dữ liệu công bố vào tháng 1, dân số Hàn Quốc tính đến tháng 12/2020 là 51.829.023 người, giảm 20.838 người so với năm trước đó. Dân số Hàn Quốc liên tục tăng hàng năm trong thập niên gần đây nhưng tỷ lệ tăng đã giảm từ 1,49% năm 2010 xuống chỉ còn 0,05% năm 2019.
Dân số trong độ tuổi lao động tại Trung Quốc đang theo đà giảm. Ảnh: AP
Những năm qua, chính phủ các quốc gia Đông Á đã đưa ra nhiều chính sách để đảo ngược tình trạng già hóa dân số. Chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con bằng khoản hỗ trợ kinh phí sinh hoạt hậu hĩnh. Trung Quốc đã chuyển chính sách sinh một con kéo dài nhiều thập niên sang sinh hai con từ năm 2015.
Từ vài năm trước, tỉnh Hắc Long Giang tại Trung Quốc đã áp dụng thử nghiệm chính sách sinh 3 con. Tuy nhiên, một số chuyên gia đánh giá kết quả không đạt được như kỳ vọng. Điều này dẫn đến lời kêu gọi loại bỏ hoàn toàn chính sách kiểm soát sinh sản tại Trung Quốc.
Nhưng Giáo sư Wang Feng tại Đại học California Irvine (Mỹ) cho rằng dường như đã quá muộn để chính phủ Trung Quốc sửa chữa. Ngoài ra, ông Wang Feng phân tích có nhiều lý do khiến các quốc gia Đông Á rơi vào tình trạng hiện nay, một trong số đó là mất cân bằng giới tính.
Ông Stuart Gietel-Basten tại Đại học Công nghệ và Khoa học Hong Kong (Trung Quốc) nhấn mạnh: “Không có phép thần để xử lý vấn đề tỷ lệ sinh thấp. Trong những năm tới, vấn đề này sẽ khác biệt ở những khu vực khác nhau. Nhưng chúng ta cũng có nhiều đòn bẩy để sử dụng”.
Theo ông Stuart, đó là hỗ trợ người lao động tăng năng xuất và kéo dài độ tuổi về hưu. Nhưng ông cũng cảnh báo: “Khi những ý tưởng này được chuyển thành chính sách thì có thể phát sinh thách thức và hậu quả, với bất kể quốc gia nào trong khu vực”.
Vụ phóng của Triều Tiên: Giới chức Hàn - Mỹ điện đàm đánh giá tình hình
Ngày 25/3, Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Hàn Quốc Noh Kyu-duk đã điện đàm với ông quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Sung Kim về các vụ phóng của Triều Tiên, được cho là 2 tên lửa đạn đạo, trước đó cùng ngày.
Người dân theo dõi vụ phóng tên lửa của Triều Tiên tại nhà ga Suseo ở Seoul, Hàn Quốc ngày 25/3/2021. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết hai bên chia sẻ quan ngại về động thái mới của Triều Tiên, đồng thời trao đổi đánh giá về tình hình hiện nay trên Bán đảo Triều Tiên. Hai bên nhất trí kiểm soát tình hình hiện nay theo hướng ổn định, tiếp tục hợp tác nhằm đưa tiến triển thực chất hướng tới việc phi hạt nhân hóa hoàn Bán đảo Triều Tiên và xây dựng hòa bình lâu dài.
Theo một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, ông Noh Kyu-duk cũng có kế hoạch sớm điện đàm với người đồng cấp Nhật Bản Takehiro Funakoshi. Quan chức trên cho biết Washington đang giám sát chặt chẽ tình hình. Seoul đang phối hợp chặt chẽ với Washington và các nước liên quan khác về vấn đề này.
Cuộc điện đàm giữa quan chức Mỹ - Hàn diễn ra vài giờ sau khi Triều Tiên phóng những vật thể, được cho là 2 tên lửa đạn đạo, ra Biển Nhật Bản. Đây là vụ phóng thứ hai của Triều Tiên trong vòng một tuần, sau vụ phóng các tên lửa hành trình tầm ngắn ra biển Hoàng Hải.
Vụ phóng mới nhất diễn ra trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố hiện là giai đoạn cuối cùng để đánh giá chính sách của nước này về Triều Tiên. Mỹ dự kiến tổ chức một cuộc họp gồm các quan chức an ninh quốc gia với Hàn Quốc và Nhật Bản vào tuần tới.
Cùng này, các nghị sĩ Hàn Quốc dẫn nguồn tin của Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) cho biết vụ phóng mới nhất này có thể đã được Triều Tiên sắp đặt trước cuộc họp báo sắp tới của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Phát biểu với báo giới, nhiều thành viên của Ủy ban tình báo của Quốc hội Hàn Quốc cho biết NIS đã đưa ra quan điểm trên tới các thành viên chủ chốt của ủy ban sau vụ phóng.
Một trong những thành viên của ủy ban nêu rõ: "NIS dường như đang xem cuộc họp báo (sắp tới) của Tổng thống Biden là một trong những nguyên do (đằng sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên). (NIS) cũng đang xem xét lý do Triều Tiên phản đối việc Liên hợp quốc (gần đây) thông qua nghị quyết nhằm vào vấn đề nhân quyền của Triều Tiên và việc dẫn độ doanh nhân Triều Tiên Mun Chol-myong sang Mỹ".
Trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Yonhap, một quan chức của NIS cho biết vẫn đang phân tích lý do chính xác đối với hành động của Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ bắn 'một mũi tên nhắm hai đích' Khi Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công du châu Á tuần này, họ mang theo hai tham vọng đối ngoại của Biden. Tổng thống Mỹ Joe Biden có hai tham vọng trong chính sách đối ngoại: xây dựng lại quan hệ với đồng minh và thiết lập mặt trận thống nhất đối phó Trung Quốc. Tuần này, ông cử hai...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hàng hóa trên sàn Temu, Shein bớt rẻ với người Mỹ vì thuế quan

USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị yêu cầu rời khỏi đảng cầm quyền

Sau khi thoát lệnh thuế của Tổng thống Trump, vàng ở Mỹ quay đầu về Thụy Sỹ

Tổng thống Mỹ đánh giá tích cực về tiến trình đàm phán với các đối tác

Mỹ và Mexico nhất trí thúc đẩy đối thoại song phương

Thẩm phán Mỹ kết luận Google vi phạm luật chống độc quyền

Tháng Tư thăm Khu bảo tàng Phòng làm việc của V.I.Lenin

Hamas sẵn sàng thả số con tin còn lại để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza

Rơi cabin cáp treo ở Italy làm 4 người tử vong

Lễ hội hoa Grand-Bigard 2025, bản hòa ca rực rỡ giữa lòng di sản

Pháp cho biết lệnh ngừng bắn ở Ukraine phải 'bắt đầu từ thực tế'
Có thể bạn quan tâm

Những thiết bị công nghệ đáng giá bạn nên đầu tư
Đồ 2-tek
14:17:36 18/04/2025
Dư luận tranh cãi trước drama Hoa hậu Hương Giang bị tố tung "deal ảo" trên livestream: Thời điểm nhạy cảm, minh bạch lên
Sao việt
14:16:51 18/04/2025
Tính năng mới thú vị nhất của Gemini Live miễn phí cho mọi người
Thế giới số
14:11:51 18/04/2025
Nhìn lại hành trình gần 4 năm chống chọi ung thư máu của bé Bắp phía sau lùm xùm từ thiện 16 tỷ đồng
Netizen
14:09:56 18/04/2025
Bi kịch bóng đá của Kane
Sao thể thao
14:01:17 18/04/2025
Vì sao căn phòng càng bừa bộn, chủ nhân càng nghèo? Nghe lý giải cực thuyết phục, sâu sắc!
Sáng tạo
13:57:16 18/04/2025
Biến căng: 1 nam diễn viên tố Angelababy bắt tay với bạn thân tai tiếng làm chuyện đáng xấu hổ
Sao châu á
13:53:41 18/04/2025
Top 5 thực phẩm giúp cơ thể không mất nước trong mùa nắng nóng
Sức khỏe
13:50:25 18/04/2025
Kiểu giày được ví như "trang sức" cho chân, khiến Gen Z đặc biệt yêu thích
Thời trang
13:49:07 18/04/2025
Từ cơn sốt "Địa đạo": Tranh cãi hư cấu và chân thực trong phim chiến tranh
Hậu trường phim
13:46:16 18/04/2025