Gia hạn nợ cho SV ra trường chưa có việc làm
Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chia sẻ với phóng viên.
Ông Lý cho biết, qua 5 năm thực hiện Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên, 33.558 tỷ đồng vốn chính sách đã đến với 2,4 triệu học sinh, sinh viên để giúp các bạn trẻ được tiếp tục đến trường, nối tiếp khát vọng và ước mơ học tập.
Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm nay, chương trình đã hỗ trợ cho học sinh, sinh viên vay 621 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp ra trường vẫn chưa tìm được việc làm, nên chưa có điều kiện trả nợ vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội để trang trải cho việc học tập. Do đó, Ngân hàng sẽ xem xét gia hạn nợ cho những học sinh, sinh viên đã ra trường nhưng chưa tìm được việc làm.
Ông Nguyễn Văn Lý cho biết những HSSV sau khi tốt nghiệp chưa tìm được việc làm sẽ được xem xét gia hạn thời gian trả nợ
Theo quy định chung, tùy theo từng khoản nợ, thời gian gia hạn tối đa khoảng 2 năm. Còn đối với những trường hợp đã hết thời gian gia hạn nhưng các bạn trẻ vẫn chưa tìm được việc làm thì ngân hàng sẽ nghiên cứu để có hướng giải quyết phù hợp.
Video đang HOT
Nhiều sinh viên vay vốn đã được hưởng lãi suất 0%
Ông Lý cho biết thêm, để đồng vốn hỗ trợ được thực sự đến với đối tượng thụ hưởng là học sinh, sinh viên và đảm bảo an toàn nguồn vốn, hạn chế việc không thu hồi được nợ sau khi sinh viên ra trường, Ngân hàng đã triển khai cho vay theo hình thức các gia đình làm đại diện đứng ra vay vốn cho con em học tập.
Quy trình cho vay được thực hiện công khai dân chủ, thuận tiện. Do vậy, để đồng vốn đến được với 2,4 triệu bạn trẻ thì 1,9 triệu hộ gia đình đã đứng ra vay cho con em mình.
“Hiện nay, số nợ quá hạn đối với các khoản vay của học sinh, sinh viên chỉ chiếm 0,6%, trong khi đó nợ quá hạn chung là 1,3%. Chỉ tính riêng trong năm 2011 từ chương trình tín dụng, chúng tôi đã thu nợ gần 1.900 tỷ đồng, đạt 100% sinh viên trả nợ đúng hạn”, ông Lý chia sẻ.
Đặc biệt, Ngân hàng Chính sách xã hội còn áp dụng phương pháp gia đình nào trả nợ trước thời hạn thì được giảm lãi suất. Do đó, nhiều gia đình vay vốn đã được thụ hưởng lãi suất ưu đãi 0% khi trả nợ trước thời hạn các khoản vay cho con em đi học.
Mức vay vốn là hợp lý
Về mức vốn vay, hiện nay theo Quyết định số 853/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mức cho vay tối đa là 1.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên. Theo tính toán, chi phí bình quân để đảm bảo cho học sinh, sinh viên học tập khoảng 2,5 triệu đồng/tháng. Như vậy, số tiền trên đã giúp được các em trang trải khoảng 40% nhu cầu.
Ông Lý giải thích: Trong khi Nhà nước chưa có nhiều vốn thì mức hỗ trợ trên đã đáp ứng phần nào nhu cầu kinh phí học tập của sinh viên. Đồng thời, mức vốn này cũng đòi hỏi các gia đình và bản thân sinh viên phải tiết kiệm chi phí sinh hoạt và nỗ lực lao động, học tập. Sau khi sinh viên ra trường cũng phải có trách nhiệm lao động để hoàn trả số tiền đã vay.
Ông Lý cho rằng với 1 sinh viên hiện nay, nếu vay vốn trong suốt 4 – 5 năm học thì sau khi ra trường sẽ phải gánh 1 khoảng nợ 40 – 50 triệu đồng cho bản thân và gia đình nên mức cho vay chỉ 1.000.000 đồng/tháng cũng là hợp lý.
Tuy nhiên, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng chính sách và các bộ ngành khi giá cả thị trường hoặc mức học phí có thay đổi lớn thì mức vay này được xem xét điều chỉnh phù hợp.
Theo Giáo Dục
Khởi tố đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt trên 9 tỷ đồng
Chiều 18/4, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Tĩnh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Thân Thị Thủy, 25 tuổi, ở khối phố 6, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh, là cán bộ Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, bằng mối quan hệ từ trước, tháng 10/2011, Thủy tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Nhị ở đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh, rủ bà Nhị góp vốn buôn bán bất động sản. Bà Nhị đồng ý và đưa cho Thủy 700 triệu đồng. Khi bà Nhị đưa tiền, Thủy mua được đất và sau đó âm thầm bán lấy tiền lời.
Tiếp đó Thủy mua một miếng đất khác nhưng vì không đủ tiền nên Thủy nói với bà Nhị cho vay 300 triệu đồng nữa. Số tiền đó vẫn chưa đủ, Thủy đề nghị bà Nhị cho mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) để thế chấp vay vốn. Để vay được vốn, Thủy còn lừa bà Nhị phải công chứng hợp đồng ủy quyền.
Tin lời Thủy, bà Nhị đã bảo người con trai của mình cùng Thủy đi công chứng. Sau khi có đủ thủ tục pháp lý, Thủy đã cầm GCNQSDĐ của bà Nhị đi bán lấy 800 triệu đồng để trả nợ. Khi gia đình bà Nhị biết chuyện đến đòi tiền và GCNQSDĐ, Thủy nói đã đưa đi cắm và mượn 300 triệu để chuộc GCNQSDĐ về. Bằng thủ đoạn trên, Thủy đã chiếm đoạt của bà Nhị 1,3 tỷ đồng và một bìa đất đến nay không có khả năng hoàn trả.
Cũng với thủ đoạn như trên, tháng 12/2011 Thủy đã lừa gia đình bà Nguyễn Thị Sáu ở tổ 6, phường Bắc Hà, lấy trên 270 triệu đồng và một GCNQSDĐ bán lấy 800 triệu đồng. Thủy còn lừa luôn cả bố mẹ chồng. Vì tin lời con dâu nên bố mẹ chồng đã ký vào hợp đồng ủy quyền giấy chứng nhận QSDĐ để Thủy mang giấy đó đi bán cho một tiệm cầm đồ lấy 1,3 tỷ đồng.
CQĐT đọc lệnh khởi tố đối với Thân Thị Thủy.
Trong 5 tháng, Thủy đã bán đứng bạn bè, người thân để chiếm đoạt gần chục tỷ đồng.
Hiện Công an TP Hà Tĩnh đã thu giữ một số tang vật liên quan đến vụ án, tiếp tục hoàn tất hồ sơ để xử lý đối tượng. Có một điều đáng lưu tâm trong vụ án này là sự tắc trách của các văn phòng công chứng; cụ thể là Văn phòng Công chứng Hồng Lam để đối tượng Thuỷ lợi dụng công chứng các giấy tờ không có tính pháp lý rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo CAND
Bắt nguyên nữ cán bộ ngân hàng Việt Á lừa tiền tỷ Sau 5 tháng khởi tố vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ, cơ quan điều tra đã bắt cán bộ tín dụng tiếp tay lừa đảo. Châu Thùy Dương bị bắt vì được xác định tiếp tay cho lừa đảo. Ảnh: Diễm Hằng Chiều 24/2, Công an TP Cần Thơ tống...