Gia đình Việt tại Mỹ vượt đại dịch nhờ ngân hàng thực phẩm
Từ khi phải nghỉ việc, Victor Ly rất khó tìm được nguồn cung thực phẩm để chế biến những món Việt Nam mà gia đình quen dùng.
Ly, một người Việt làm nhân viên dịch vụ ăn uống tại khách sạn Aria ở Las Vegas, bang Nevada, mất việc hồi tháng 3 năm ngoái. Anh tìm đến các kho cứu trợ thực phẩm xin giúp đỡ, nhưng ở đó chủ yếu cung cấp các loại thực phẩm kiểu Mỹ.
Cuối cùng, Ly phát hiện ngân hàng thực phẩm cứu trợ của Hội đồng Phát triển Cộng đồng châu Á (ACDC), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại phố Arville. Tại đây, anh có thể nhận được những mặt hàng thực phẩm châu Á mà gia đình quen dùng như phở, gạo tám, thịt lợn ba chỉ, nước mắm, rau củ muối.
“Chúng tôi không cần phải đi mua hàng ở tiệm tạp hóa nếu tới đây nhận thực phẩm”, Ly nói khi đang đợi nhận đồ tại nhà kho của ACDC vào một sáng tháng 3.
Nam Tran mang túi đựng thực phẩm lên xe đỗ ở ngân hàng thực phẩm của Hội đồng Phát triển Cộng đồng châu Á tại Las Vegas hồi tháng 3. Ảnh: Steve Marcus.
Nhờ khoản tài trợ liên bang từ đạo luật CARES, ACDC có thể cung cấp các mặt hàng thực phẩm truyền thống của người Philippines, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn vì Covid-19. Ngoài ra, họ còn hoạt động nhờ tiền và thực phẩm quyên góp, đặc biệt là những mặt hàng có nhu cầu cao như thịt, cá và gà.
Video đang HOT
“Chúng tôi cố gắng đáp ứng nhu cầu của các gia đình có nguồn gốc từ nhiều quốc gia”, Louis Anderson, điều phối viên của hội đồng, người phiên dịch tiếng Việt sang tiếng Anh cho Ly, nói. “Chúng tôi cố gắng cung cấp cho họ thực phẩm cơ bản để họ tự chế biến”.
ACDC đã chi hơn một triệu USD mua thực phẩm tại các chợ bán buôn và chợ bán đồ châu Á để cung cấp hàng cho kho cứu trợ. Họ đã cung cấp thực phẩm cho hơn 1.500 gia đình gặp khó khăn tới nay, theo Vida Chan Li, giám đốc kiêm người sáng lập hội đồng.
Một buổi sáng tháng 3, khoảng 15 ô tô xếp hàng dài, chờ lấy hoa quả, thịt, hải sản, rau và gạo từ ngân hàng thực phẩm của ACDC. Hội đồng phục vụ hàng hóa trong một nhà kho rộng hơn 550 m2 từ 10h tới trưa các ngày thứ ba, tư, năm, bảy theo lịch hẹn.
Ngoài phân phát thực phẩm, hội đồng còn hỗ trợ các gia đình gốc Á xin hỗ trợ nhà ở hoặc nhập quốc tịch. Các gia đình ở đây biết đến ngân hàng thực phẩm thông qua truyền thông xã hội, nhà thờ, chùa chiền hay các tổ chức tôn giáo hợp tác với hội đồng.
Người muốn nhận thực phẩm phải đăng ký trực tuyến, cung cấp thông tin về thu nhập, cũng như chứng minh Covid-19 đã ảnh hưởng tới họ như thế nào.
Shu Moller, 65 tuổi, đang chờ nhận hàng sau khi một người bạn mách cho bà về chương trình. Chồng của Moller qua đời 10 năm trước. Bà sống với mức trợ cấp an sinh xã hội 1.000 USD một tháng.
“Bà ấy rất khó khăn bởi tuổi đã cao, sống một mình, còn phải trả tiền thuê nhà, điện nước”, theo Anderson, phiên dịch viên cho Moller, người chỉ biết nói tiếng Hoa. “Bà ấy chỉ mong đại dịch chóng kết thúc”.
Trung Quốc xôn xao chuyện vợ lén cho chồng uống thuốc bất lực
Mạng xã hội Trung Quốc xôn xao chuyện một số người vợ lén cho chồng uống estrogen tổng hợp, gây ảnh hưởng khả năng tình dục, để chồng không ngoại tình.
Bài đăng trên mạng xã hội, được cho là bởi ai đó đang cố vạch trần các cửa hàng bán thuốc trực tuyến, khẳng định một số người vợ đã lén trộn diethylstilbestrol (DES), một loại thuốc estrogen tổng hợp, vào đồ ăn thức uống của chồng để chồng bị "bất lực" và bỏ rơi nhân tình.
Tờ Xiaoxiang Morning Herald đưa tin bài đăng được chia sẻ nhanh chóng và ảnh chụp màn hình cho thấy một số phụ nữ để lại bình luận bên dưới rằng biện pháp này "đạt kết quả tốt".
"Phải mất khoảng hai tuần sau khi đưa cho chồng tôi uống thì thuốc mới phát huy tác dụng. Chồng tôi bây giờ ngoan ngoãn ở nhà", một người viết.
"Chồng tôi bị rối loạn chức năng sinh dục sau khi uống và cứ tự hỏi tại sao?. Đừng trách tôi. Tôi làm điều đó vì gia đình và sẽ tiếp tục cho chồng tôi uống", một người khác cho hay.
Một dạng thuốc diethylstilbestrol (DES). Ảnh: Seasonsmedical .
Một phóng viên Xiaoxiang Morning Herald ở tỉnh Hồ Nam sau khi tìm kiếm DES trên một nền tảng mua sắm trực tuyến đã phát hiện một số cửa hàng không quảng cáo loại thuốc này, nhưng cho biết có thể giao hàng.
"Bạn có thể mua sản phẩm khác nhưng chúng tôi sẽ giao DES", một nhân viên bán hàng giấu tên nói.
50 gam thuốc có giá 90 nhân dân tệ (14 USD), 100 gam giá 170 nhân dân tệ (26 USD) và 200 gam giá 320 nhân dân tệ (50 USD). "Rất nhiều người mua, chúng tôi bán được ít nhất 100 lần trong một tháng", nhân viên bán hàng nói thêm.
Phóng viên hỏi thêm nhân viên các cửa hàng khác và được cho biết không có thuốc này. Một cửa hàng trả lời thuốc chỉ có thể được sử dụng trên động vật.
Sau khi bài đăng xuất hiện, loại thuốc này không còn được bán trên các cửa hàng trực tuyến sáng 26/4, khi phóng viên Global Times tìm kiếm trên các nền tảng trực truyến. Một ngày sau đó, SCMP cũng tìm kiếm loại thuốc này trên các nền tảng mua sắm trực tuyến lớn và không phát hiện gì.
Theo nhân viên bán hàng nói trên, thuốc có dạng bột màu trắng không mùi, có thể nhanh chóng tan trong nước. Một hoặc hai gam thuốc có thể được thêm kín đáo vào bữa ăn của người chồng. Thuốc mất 15 ngày để có hiệu lực. Khả năng sinh dục của nam giới có thể trở lại bình thường sau 21 ngày kể từ lúc ngừng dùng thuốc.
Luo Mo, dược sĩ Bệnh viện Nhân dân số 2 tỉnh Hồ Nam, nói rằng DES chủ yếu được sử dụng để điều trị thiếu hụt estrogen và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt cho phụ nữ, nhưng nó đã bị loại bỏ dần vì các dạng estrogen tự nhiên ngày càng phổ biến hơn. Theo Luo, dùng thuốc này có thể ảnh hưởng đến chức năng tình dục của nam giới và không nên dùng trong thời gian dài vì sẽ ảnh hưởng đến tim mạch và gan.
Ông nói thêm rằng loại thuốc này cũng có thể gây ung thư bộ phận sinh dục và bị cấm sử dụng trong thực phẩm. Thuốc chỉ nên được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Yao Zhidou, luật sư Công ty Luật Jingshi ở Bắc Kinh, cho biết những người chồng bị ảnh hưởng do uống phải thuốc này có thể kiện nhà sản xuất và nền tảng bán hàng để đòi bồi thường, nhưng kiện vợ là vô nghĩa vì vợ chồng chung tài sản. Tuy nhiên, người vợ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu sức khỏe của chồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tencent cam kết đầu tư 7,68 tỷ USD cho bảo vệ môi trường, giảm nghèo "Gã khổng lồ" công nghệ Tencent của Trung Quốc ngày 19/4 cam kết đầu tư 50 tỷ NDT (7,68 tỷ USD) vào các sáng kiến môi trường và xã hội. Trụ sở Công ty Tencent ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một tuyên bố, Tencent cho biết khoản tiền trên sẽ được tài trợ cho các sáng kiến trong các lĩnh...