Gia đình phá sản, sinh viên ở lại thủ đô làm thêm dịp Tết
“Năm nay, ba mẹ làm ăn thua lỗ, gia đình phá sản. Tớ ở lại làm Tết kiếm tiền đóng học phí kỳ tới”, Trần Thị Lan, sinh viên năm cuối Đại học Lao động Xã hội buồn bã nói.
Tết là thời điểm sinh viên mong ngóng để được đoàn tụ với gia đình. Nhưng không phải ai cũng có cơ hội được đón giao thừa cùng bố mẹ, người thân. Nhiều bạn trẻ chọn ở lại thành phố làm thêm để kiếm tiền trang trải học tập.
Muốn tự trả học phí vì ba mẹ phá sản
Với sinh viên năm cuối Trần Thị Lan, đây là lần đầu tiên cô quyết định không về nhà ăn Tết. “Bố mẹ phá sản, tớ ở lại làm thêm dịp Tết tiết kiệm chút tiền đóng học phí”, Lan tâm sự.
Sinh ra trong gia đình có 2 chị em, bố mẹ Lan làm nghề kinh doanh đồ gỗ. Nữ sinh kể công việc không như mong đợi, bố mẹ cô phá sản, phải bán tháo đồ đạc, nhà cửa để trả nợ. Bố Lan mắc bệnh huyết áp cao, em gái mới học lớp 5, gánh nặng kinh tế đè nặng lên đôi vai mẹ.
Thương ba mẹ, Lan nhận dạy thêm hoặc tư vấn bán hàng. Tết này, nữ sinh đăng ký làm giúp việc gia đình với mức lương 300.000 đến 400.000 đồng/ngày.
“Những ngày Tết, nhiều gia đình cần người giúp việc, lương rất cao nên mình tranh thủ kiếm thêm thu nhập”, nữ sinh năm cuối cho hay.
Lan chọn làm giúp việc gia đình đón Tết xa nhà lần đầu tiên. Ảnh: H.N.
Với Ngô Bảo Anh, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đây là năm thứ tư cô không về quê đón Tết. Nhà Bảo Anh ở vùng biển Thanh Hóa, có 3 anh em. Kinh tế khó khăn, em gái cô phải nghỉ học để giúp gia đình. Vì thế, nữ sinh thường không về Tết mà tranh thủ ở lại thủ đô kiếm việc làm thêm.
Video đang HOT
Bảo Anh kể nhưng năm trước, cô đi làm dịp này được trả từ 300.000 đến 500.000 đồng – mức khá cao so với ngày thường. Trong năm qua, ngoài thời gian học, cô làm phục vụ tại một quán cơm trên phố Mã Mây (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Cũng lâm hoàn cảnh khó khăn, Phạm Văn Đức, sinh viên một trường cao đẳng ở Hà Nội, không thể về quê đón Tết. Bố đang cai nghiện, mẹ mắc bệnh tim, chàng trai này nhận làm phục vụ cho một nhà hàng với giá 20.000 đồng/giờ.
Chạnh lòng giây phút giao thừa xa gia đình
Năm đầu tiên quyết định không đón Tết ở nhà, Lan cũng rất lo lắng khi nói với bố mẹ về quyết định của mình. Ban đầu, phụ huynh không đồng ý, nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn nên cuối cùng nữ sinh cũng thuyết phục được họ.
Lan rất buồn vì không được ở bên người thân trong ngày đầu năm mới nhưng đây là cách duy nhất có thể giúp cô tạm thời giải quyết vấn đề kinh tế.
Nguyễn Đình Bắc, sinh viên năm 2 Đại học Luật Hà Nội, cũng không về quê đón Tết mà tất bật với công việc chạy bàn tại một quán ăn trên đường Huỳnh Thúc Kháng (Ba Đình, Hà Nội).
“Quán rất đông khách, mình chạy mướt mồ hôi để bưng bê phục vụ, thỉnh thoảng phải trốn vào cầu thang ngồi nghỉ cho đỡ tê chân. Tuy nhiên, quản lý bắt được, mình sẽ bị phạt. Tết năm trước, đúng ngày 29 Tết, mình phải đền 1.000.000 đồng vì khách ăn xong không thanh toán. Số tiền ấy mình định gửi về quê biếu bố mẹ, vậy mà…”, Bắc ngậm ngùi kể.
Chàng trai cũng cho hay đi làm đêm giao thừa thấy các gia đình, đôi tình nhân bên nhau, bạn lại chạnh lòng nhớ nhà và muốn về ngay lập tức.
Còn đối với Bảo Anh, làm thêm dịp Tết chẳng biết thời gian là gì vì quá bận. Nhiều khi làm ca đêm từ 17h hôm trước đến 4h sáng hôm sau nên cứ “ngủ ngày cày đêm”, không còn biết Tết đến hay chưa nữa.
Nhìn các bạn dọn đồ đạc về quê, trong phòng chỉ còn một mình, Bảo Anh nhớ về năm đầu tiên đi làm mà nước mắt đỏ hoe.
“Đêm giao thừa trông xe gần cầu Chương Dương, đường vắng tanh, một mình cầm hộp cơm ngồi ăn mà nhớ nhà quá. Nghe điện thoại của bố mẹ, mình không cầm được nước mắt”, Bảo Anh tâm sự.
Nữ sinh kể năm nào bố mẹ cũng bảo đừng đi làm Tết nữa nhưng nếu về thì gia đình lại thêm khoản lo cho mình nên không đành lòng.
Theo Zing
Học sinh làm bún chả cho hơn 100 người và bài học về ẩm thực
Qua việc chế biến bún chả cho hơn 100 người ăn, học sinh lớp 11 trường THPT Lục Ngạn 1 (Bắc Giang) thêm tự hào về văn hoá ẩm thực của người Việt.
Ngày 23/1, hình ảnh về bữa tiệc tất niên toàn bún chả của học sinh Bắc Giang xuất hiện trên diễn đàn hơn một triệu thành viên.
Nhiều người bình luận rằng không ít bạn trẻ ngày nay không biết nấu ăn, nhà trường tổ chức cho các em cùng chế biến bún chả sẽ giúp hiểu hơn về món ăn quen thuộc của người Việt. Đây cũng là dịp học sinh có bài học thực tế về cách chế biến đồ ăn, từ đó giúp đỡ bố mẹ trong dịp Tết.
Trần Văn Lực, học sinh trường THPT Lục Ngạn 1 cho biết mâm cỗ này cần đến 10 kg bún, 15 kg thịt và 20 chai nước ngọt.
Bàn bày bún chả dài đến 6 m của học sinh trường THPT Lục Ngạn số 1 (Bắc Giang). Ảnh: T.L.
"Để thực hiện phần ăn cho hơn 100 người, cả lớp lập ra nhóm học sinh chuyên lo bếp núc. 6 bạn nam chịu trách nhiệm nướng chả với sự giúp đỡ của 2 phụ huynh", Lực kể.
Cậu học trò này chia sẻ khi tham gia chế biến, ai cũng mệt nhưng vui vì được bên nhau trong ngày cuối năm. Quan trọng hơn, nhiều bạn biết cách nấu bún chả - món quen thuộc của người Việt - qua đó hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ trong việc bếp núc hàng ngày.
Cô Lại Lý, giáo viên chủ nhiệm lớp 11A11 cho biết đây là mâm cỗ trong buổi gala chào xuân của trường, diễn ra ngày 25 Tết. Học sinh chọn làm bún chả với các nguyên liệu truyền thống mang ý nghĩa hướng về Tết cổ truyền của dân tộc.
Theo nữ giáo viên lớp 11A11, 50 học sinh tham gia nhưng chỉ có 6 bạn nam. Cả 6 chàng trai này đảm nhiệm phần nướng thịt, các bạn nữ chia thành từng nhóm để tỉa rau, dọn mâm cỗ.
"Tôi rất vui vì không nghĩ suất ăn do lớp tự làm lại thành công đến vậy. Đây là cơ hội để các em thêm tự hào về văn hoá ẩm thực của người Việt, cũng như tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó của tập thể lớp", cô giáo chủ nhiệm cho hay.
Nhiều người khác cũng đánh giá thông qua hoạt động này, học sinh hiểu hơn nỗi vất vả của mẹ cha trong dịp Tết, từ đó biết chia sẻ công việc với người thân.
Các bạn học sinh lớp 11 cùng nhau nướng chả chuẩn bị cho bữa ăn tại trường. Ảnh: T.L.
Trước khi hoàn thành mâm cỗ bún chả khổng lồ, học sinh trường THPT Lục Ngạn số 1 (Bắc Giang) có phần thi làm mứt và bánh chưng.
Các bạn trẻ còn trổ tài trang trí cây đào và mâm ngũ quả. Đây là hoạt động đón Tết thường niên của thầy và trò trường Lục Ngạn số 1.
Theo Zing
'Kỳ nhân' Ninh Thuận Hai chàng trai cùng tên, cùng quê đã lập những thành tích đáng nể, làm rạng danh đất Ninh Thuận. Hơn một năm trước, tháng 3/2015, Châu Thanh Vũ, chàng sinh viên Khoa Kinh tế, ĐH Princeton (Mỹ), đã vượt qua hàng trăm bạn đồng môn để trở thành một trong vài người nhận học bổng tiến sĩ kinh tế toàn phần của...