Gia đình lục đục vì mẹ chồng muốn tiền phải “quy về một mối”
‘Ngày đầu tiên về làm dâu, sau bữa cơm tối cùng bố mẹ chồng, mẹ chồng tôi nói khá đanh giọng: Từ trước tới nay khi lấy lương hàng tháng, chồng con đều đưa tiền cho mẹ giữ, vậy con cũng làm theo thế để mọi việc trong nhà vẫn về một mối…’
chị Bùi Thị Hạnh, 39 tuổi, ở Lạng Sơn chia sẻ.
Ảnh minh họa
Chị Hạnh cho rằng, tất cả nguồn cơn dẫn đến mâu thuẫn của vợ chồng chị gần 10 năm qua bắt nguồn từ những yêu cầu có phần khác người của mẹ chồng chị. “Chồng tôi hiền lành, tử tế, rất yêu thương, chăm sóc vợ. Đó là lý do tôi chấp nhận làm vợ anh. Thế nhưng, có thể do anh là con trai duy nhất trong nhà nên bố mẹ anh vô cùng chiều chuộng. Đến công ty làm việc thì anh là trưởng phòng kinh doanh hẳn hoi, ăn nói đâu ra đó. Thế nhưng về nhà lại như cậu ấm sứt vòi, nghe lời bố mẹ răm rắp, nên có phần nào đó nhu nhược khi không có chính kiến của riêng mình”, chị Hạnh nhận định sau gần 10 năm chung sống cùng chồng.
Ngay tối hôm mẹ chồng nói chuyện tôi phải góp lương mỗi tháng về cho bà giữ, tôi hơi giật mình nhưng là dâu mới về nhà chồng nên tôi đành im lặng. Tôi hỏi chồng, anh bảo: “Từ ngày đi làm, có đồng lương nào anh đều đưa hết cho mẹ giữ để chi tiêu trong nhà. Anh chỉ giữ lại 1 triệu đồng mỗi tháng để mua xăng xe đi lại, khi nào cần tiền, anh về nhà bảo mẹ đưa cho. Bố mẹ anh không có lương hưu nên tất cả chỉ trông chờ vào lương của anh và những năm tháng buôn bán thời trẻ của mẹ. Mẹ muốn em cũng góp lương vào đó cho gia đình đoàn kết, có gì mà em phải lăn tăn?”.
Vì chồng nói thế, chị cũng phải bỏ ra 3 triệu đồng mỗi tháng lương để nộp vào quỹ nhà chồng. Chỉ bớt lại 2 triệu đồng để chi tiêu lặt vặt khi cần. Thế nhưng mọi chuyện không đơn giản như chị nghĩ. 2 năm sau, lúc vợ chồng chị sinh con đầu lòng, rồi 2 năm kế tiếp lại sinh con thứ 2, tiền bỉm sữa mỗi ngày một tốn kém, số tiền lương sau khi đưa cho mẹ chồng giữ, còn lại chỉ như muối bỏ bể. Chị nhẹ nhàng nói chuyện với chồng, nên đưa cho mẹ giữ 1 ít, hoặc cả 2 vợ chồng thống nhất đưa cho mẹ giữ 1 nửa số tiền lương của cả 2, còn lại anh đưa cho vợ cầm để tiện chi tiêu bỉm sữa và nuôi 2 con ăn học.
Để có thể bớt lại tiền cho vợ và đưa tiền lương cho mẹ ít hơn mọi khi, anh cũng phải giải thích cặn kẽ với mẹ. Vừa nghe anh nói xong, mẹ anh bỗng nổi đóa cho rằng anh bị vợ ngồi lên đầu điều khiển.
Ngay sau đó, mẹ chồng yêu cầu cả 2 vợ chồng chị ra phòng khách nói chuyện. Bà rành rọt: “Tao là chủ nhà này, giữ tiền cho vợ chồng mày mấy năm nay có ăn bớt xén đồng nào hay đem đi gửi quỹ riêng đâu. Tiền quy về một mối để chi tiêu cho cái nhà này, nào mua gạo, điện nước, gas và mỗi sáng tao đều đi chợ mua thức ăn chung cho cả nhà. Giờ vợ chồng mày đòi bớt lại tiền thì coi mẹ mày còn ra thể thống gì không?”.
Nói ra nói vào, vợ chồng chị lại căng thẳng, anh tỏ ra cáu bẳn, quát nạt vợ, cho rằng chị chấp nhặt, về nhà chồng mà không tôn trọng bố mẹ chồng. Còn chị thì vô cùng khó chịu. Tiền lương làm ra, nếu không đưa cho mẹ chồng giữ thì chị thành bất hiếu, mà đưa cho mẹ chồng giữ thì chị phải chi tiêu hạn hẹp, tằn tiện thái quá đến khổ sở. Chồng chị nói: “Mẹ già rồi, cũng chả ăn đời ở kiếp với mình mãi đâu, vài năm nữa mẹ sẽ chuyển quyền giữ tay hòm chìa khóa cho em thôi. Em cứ chiều mẹ một chút có mất gì đâu?”. Vậy là để không khí vợ chồng dịu lại, chị đành chịu nhịn tất cả.
Video đang HOT
Thế nhưng, mọi sự phức tạp vẫn chưa dừng lại ở đó. Mỗi lần cần chi tiêu bỉm sữa cho các con, rồi đóng tiền học hành, chị thẽ thọt nói mẹ chồng đưa tiền để lo cho con cái, thì mẹ chồng chị lập sẵn sổ sách, bắt chị kê vào ngày tháng, giờ, phút… chị lấy bao nhiêu tiền và ký nhận vào sổ khi bà đưa tiền cho chị.
Chị Hạnh tâm sự: Nếu ai đó hỏi tôi mong ước gì nhất, có lẽ tôi chỉ muốn được ra ở riêng, chủ động mọi khoản chi tiêu của chính mình và chồng con. Nhưng chồng tôi nói, không bao giờ bỏ bố mẹ già sống một mình, nên không thể ở riêng được. Tâm tính tôi bực bội, vợ chồng nhiều lúc nhìn thấy nhau không buồn chia sẻ, chuyện trò như trước nữa. Niềm vui cuộc sống của tôi bây giờ chỉ là nhìn các con lớn khôn, với mong mỏi một ngày nào đó cuộc sống sẽ thay đổi, để vợ chồng, con cái có thể cười nói vui vẻ bên mâm cơm như bao gia đình khác.
Phụ nữ thông minh giữ tiền và trái tim chồng như thế nào?
Người phụ nữ thông minh không phải là người biết "lục ví" để kiểm soát chồng mà là người có khả năng "thu phục" anh ấy.
Sau khi kết hôn, hầu hết phụ nữ đều là "tay hòm chìa khóa" của gia đình. Một số người cho rằng, chỉ cần kiểm soát được tiền của chồng thì sẽ kiểm soát được mọi thứ thuộc về anh ta. Tuy nhiên, ngay cả khi hàng tháng chồng giao lương đều đặn thì cũng thật khó để chắc chắn rằng anh ấy không có "quỹ đen".
Do đó, người phụ nữ thông minh không phải là người biết "lục ví" để kiểm soát túi tiền của chồng mà là người có những khả năng dưới đây để "thu phục" trái tim anh ấy.
Năng lực quản lý tiền bạc
Đêm qua, Lệ Hà gọi điện cho tôi, nói cô ấy không thể kiềm chế được việc mua sắm của mình. Lương không chỉ tháng nào hết tháng đó mà còn phải vay tiền qua thẻ tín dụng mới đủ tiêu xài.
Thực tế cho thấy, rất nhiều đồ đạc thuộc dạng "có cũng được, không có cũng chẳng sao", mua về chỉ thêm lãng phí, nhưng không phải người vợ nào cũng khống chế được cơn "thèm" mua sắm của mình.
Bởi vậy, dù đã kết hôn hơn hai năm nhưng gia đình Hà hầu như không có khoản tiền tiết kiệm nào. Tôi hỏi bạn, lẽ nào bạn chưa từng nghĩ, nếu có ngày gặp phải sự cố không may, như bệnh tật hay tai nạn chẳng hạn, thì lấy tiền đâu để dùng?
Hà bảo: "Tao đang trẻ khỏe thế này, cứ ăn chơi đã. Với lại, trước giờ tao cũng chưa từng nghĩ ngợi nhiều, mệt mỏi lắm!".
Nhiều người đàn ông không sẵn lòng đưa tiền cho phụ nữ quản lý, không phải vì họ keo kiệt, mà vì họ không muốn số tiền mình vất vả kiếm được lại bị cô ấy tiêu xài tùy tiện.
Khi hai người đã đồng ý kết hôn, tức là đồng ý cùng nhau có trách nhiệm vun vén cho gia đình, không còn cuộc sống "tùy hứng" như thời độc thân nữa.
Nếu một người phụ nữ có khả năng quản lý tài chính, cô ấy sẽ biết điều chỉnh mức chi tiêu hợp lý trong gia đình. Khi đó, không cần yêu cầu hay nài nỉ, chồng sẽ yên tâm mà tự nguyện đưa tiền "nhờ" bạn giữ.
Không lật lại chuyện cũ
"Có thể ngừng nhắc lại chuyện cũ không?", đây là câu mà đa số ông chồng sẽ nói khi cãi nhau với vợ.
Phụ nữ rất dễ mắc phải sai lầm này. Cứ khi nào không vui, họ thường lôi chuyện cũ ra nói. Điều đó chưa bao giờ khiến chồng cảm thấy tôn trọng. Chuyện gì đã qua, chúng ta nên buông bỏ và nhìn về phía trước. Nếu cứ bám vào quá khứ, thật khó để có được hạnh phúc.
Chúng tôi có một nhóm bạn thân thỉnh thoảng tụ tập để vui chơi và chia sẻ kinh nghiệm sau khi về làm dâu. Cô bạn Chu Hồng, một giảng viên tâm lý, thường nói với chúng tôi rằng, "vận mệnh" chẳng phải là điều gì huyền bí cao siêu, nó là sự lặp lại của tâm lý mỗi người. Học cách hạnh phúc thì sẽ lặp lại sự hạnh phúc, học cách tin tưởng sẽ lặp lại sự tin tưởng. Ngược lại, nếu cứ nghĩ về những điều bất hạnh sẽ lặp lại sự bất hạnh, cứ nghĩ về thù hận sẽ lặp lại sự thù hận...
Tôi đã hiểu, bản thân hoàn toàn có thể định hướng tâm lý của mình. Nếu muốn hạnh phúc, tôi có thể tự mình tạo ra những điều hạnh phúc. Cứ lặp lại như thế, ngày qua ngày, vận mệnh sẽ tốt lên.
Đây là lý do tại sao, mối quan hệ giữa hai người càng tốt thì càng dễ gần gũi hơn, và ngược lại, nếu cứ nhắc mãi về những sai lầm trong quá khứ, xung đột sẽ càng gay gắt, mối quan hệ ngày càng xa cách.
Phụ nữ cần học cách bỏ qua chuyện không hay trong quá khứ. Giống như cách lật dở tờ lịch vậy. Điều gì đã qua hãy lật nó sang trang mới, nhất là những chuyện không vui. Không ai thích làm "sống lại" chuyện cũ để khiến không khí gia đình thêm căng thẳng.
Sau khi kết hôn, nếu bạn chỉ nhìn chằm chằm vào khuyết điểm của người kia, nhắc đi nhắc lại nó thì không chỉ đối phương mà ngay cả bản thân bạn cũng sẽ không thấy hạnh phúc.
Phụ nữ thông minh là người biết rút kinh nghiệm từ những bài học đã qua để tránh vấn đề tương tự tái diễn. Chỉ cần có thế, chồng sẽ yêu bạn nhiều hơn.
Năng lực điều hòa các mối quan hệ trong gia đình
Sau khi kết hôn, điều bạn đối mặt không chỉ là "nửa kia", mà là cả gia đình chồng (vợ). Dù "gia đình nhỏ" của bạn tách ra ở riêng hay ở tận trời Âu đi chăng nữa thì không thể không tiếp xúc với "gia đình lớn".
Có người thì khéo léo xử lý các mối quan hệ của bản thân và gia đình hai bên, hòa hợp với mẹ chồng, khiến người đàn ông của mình giảm thiểu rất nhiều áp lực, phiền muộn từ phía gia đình.
Có người lại không hiểu tầm quan trọng của điều này nên không biết cách "nuôi lớn" mối quan hệ tốt đẹp với "gia đình lớn". Điều này chỉ càng gây thêm gắc rối cho chồng mình. Dần dà, mâu thuẫn sẽ từ "gia đình lớn" chuyển về "gia đình nhỏ", vợ chồng lục đục, thậm chí, người đàn ông sẽ cảm thấy mình đã chọn nhầm người.
Những người phụ nữ có thể xử lý tốt các mối quan hệ trong gia đình không phải vì họ có một đám cưới đẹp, có mẹ chồng tốt, mà là vì họ thấu hiểu lòng người, họ có những cách cư xử khéo léo để giải quyết mọi rắc rối.
Vừa từ chối "ý tốt" của chị chồng, tôi liền bị chị mắng một trận vuốt mặt không kịp, câu chốt cuối cùng làm tôi choáng váng hơn cả Tắt cuộc gọi xong mà tôi ấm ức vô cùng, chị ấy giàu có như vậy mà cư xử thật không ra sao cả. Chị chồng tôi may mắn lấy chồng giàu. Anh rể là người làm bên lĩnh vực xây dựng, nhà lại có 2 cửa hàng cho thuê. Chị chồng từ lúc đi làm dâu chỉ ở nhà ăn chơi và...