“Gia đình” của cô Loan

Theo dõi VGT trên

Hơn 25 năm qua, cô Nguyễn Thị Oanh Loan vẫn miệt mài gắn bó với lớp học tình thương tại phường 9, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh. Đây được xem là gia đình thứ hai, là thế giới riêng của cô. Mỗi ngày, khi bước vào thế giới ấy, cô đều dành hết tình thương, trách nhiệm để dạy các em có hoàn cảnh khó khăn biết được cái chữ, hiểu được những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

Gia đình của cô Loan - Hình 1

Cô Loan tận tình dạy dỗ các em nhỏ trong lớp học tình thương.

Dạy chữ, dạy nghề

Con hẻm vào Trung tâm học tập cộng đồng phường 9, quận Phú Nhuận không quá nhộn nhịp trong một ngày sau Tết Nguyên đán. Trước cổng trung tâm, người thu gom rác cho những chậu hoa vạn thọ đã tàn vào trong xe đẩy rồi nhanh chóng di chuyển đến con hẻm khác. Thi thoảng, một người bán hàng rong dừng xe trước cổng lớp học để chờ khách đến mua. Chỉ đến khi tiếng rao phát ra từ chiếc máy thu sẵn vang lên mới phần nào phá đi sự tĩnh lặng ở con hẻm này. Nhịp sống đô thị nơi đây cứ thế trôi qua một cách lặng lẽ, hoàn toàn trái ngược với phía sau cánh cổng sắt đóng kín, nơi lớp học tình thương của cô Loan đã bắt đầu học trở lại từ sau kỳ nghỉ Tết.

Cô Loan giờ chỉ dạy lớp 2 và lớp 3, còn lớp 1 từ ba năm nay đã có một giáo viên khác phụ trách. Trong lớp cô Loan, có cả những em trong độ tuổi cấp hai. Như hiểu được thắc mắc của chúng tôi, cô nhanh chóng giải thích: “Các em từng học cấp một ở đây. Giờ các em lên cấp hai nhưng buổi sáng vẫn đến lớp ôn bài. Vào thứ ba và thứ năm, các em đến lớp để được học tiếng Anh miễn phí. Nơi đây như là gia đình vậy”.

Cô Loan đã gắn bó với “gia đình” này hơn 25 năm. Nhớ lại những ngày đầu, cô nói vui, cô đến với lớp sau một lời “dụ dỗ” của người bạn, cũng là một đồng nghiệp. Năm 1993, do sức khỏe kém, cô nghỉ làm ở một nhà trẻ, về hưu sớm. Trong một lần đến lớp tình thương, người bạn đã nhờ cô Loan dạy thay một tháng. Và cô đã nhận lời. Nhưng một tháng, hai tháng, rồi ba tháng, vẫn chưa thấy người bạn trở lại, linh tính có điều gì không ổn, cô liền liên lạc để hiểu rõ mọi việc. Lúc ấy, người bạn mới nói sự thật vì thu nhập do Trung tâm học tập cộng đồng trả thấp quá, cho nên không giữ lớp nữa. “Tôi không giận bạn mình, mà chỉ lo lắng không biết có giáo viên nào được điều về đứng lớp không. Tôi đâu vướng bận gì nên dạy ở lớp tình thương cũng không sao” – cô Loan thật lòng. Thế nhưng, lý do khiến cô ở lại với lớp học tình thương chính là sự cảm thông trước cuộc sống khổ cực, thiệt thòi của các em nhỏ nơi đây.

Là khu vực tập trung nhiều dân đi kinh tế mới, khu phố 2, phường 9 khi ấy khá phức tạp với nhiều tệ nạn. Những đứa trẻ nơi đây không được cha mẹ giáo dục, chăm sóc, vì thế nếu không có lớp tình thương thì sẽ khó tập trung các em để dạy dỗ đàng hoàng. Mong muốn dạy các em biết đọc, biết viết để các em có thể nhận biết đúng sai, đọc được những điều hay lẽ phải và có tương lai tươi sáng hơn đã giúp cô Loan có thêm sức mạnh vượt qua những khó khăn trong thời gian đầu đứng lớp. Cô bỏ dần thói quen trang điểm như hồi dạy nhà trẻ vì các em thấy mình xa cách, khó gần. Rồi mỗi ngày đến lớp, cô đều mang theo hộp đựng kim chỉ để đơm nút áo cho học trò, hay vá lại chỗ áo vừa rách. Cô vận động các nhà hảo tâm giúp mua cho các em những bộ đồng phục mới. Nhưng các em vừa mặc hôm trước, hôm sau phụ huynh đã lấy bán mất. Cô Loan phải nhờ tổ trưởng khu phố nhắc nhở phụ huynh nhiều lần thì chuyện ấy mới không còn xảy ra.

Không chỉ dạy văn hóa, cô Loan bắt đầu đề xuất với phường để mở lớp dạy nghề cho các em. “Thời điểm đó, nhiều em chỉ học lớp 5 rồi thôi. Nếu không học nghề, các em sẽ trở nên lêu lổng, dễ sa vào tệ nạn. Tôi muốn các em biết một nghề để chăm chỉ làm việc và tự lo cho tương lai của mình”- cô Loan nhớ lại. Và cô tiếp tục đi vận động để có vải, có máy may mở lớp. Sau một thời gian dạy may, cô Loan nghĩ đến một nghề nào đó đơn giản hơn nhưng mang lại hiệu quả để có thể dạy cho nhiều em. Trong một lần đi công việc ở Chợ Lớn, cô tìm hiểu được nghề xâu hạt làm móc khóa. Thấy đây là công việc vừa dễ làm, vừa dễ bán, cho nên cô đã bỏ tiền ra mua vật liệu về dạy cho các em. Nhờ đó, ngoài học văn hóa, giờ đây, trưa thứ ba, thứ năm, các em ở Trung tâm học tập cộng đồng phường 9, quận Phú Nhuận lại được học nghề. Mỗi cái móc khóa được làm hoàn chỉnh, cô trả cho các em 2.000 đồng. Khoản thu nhập nho nhỏ ấy đã giúp các em gắn bó với lớp nhiều hơn.

Nâng niu những mảnh đời

Video đang HOT

“Hơn 25 năm dạy các em, tôi thấy mình không chỉ là cô giáo mà còn là một người mẹ, người cha, người bạn để các em tâm sự, dựa vào những khi vấp ngã” – cô Loan tâm sự. Hơn 20 em hiện đang học ở lớp thì hơn một nửa số đó sống trong gia đình không trọn vẹn, không có hạnh phúc. Cha mẹ các em chia tay, các em chưa bao giờ được chăm sóc chu đáo, được dạy dỗ tận tình. Cô chỉ vào cậu bé trắng trẻo đang ngồi một mình ở góc phải cuối lớp, nói: “Em đó tên Phi, gia đình không quan tâm cho nên nghịch lắm”. Phi trước đây học trường chính quy. Kể từ khi cha bỏ rơi em từ nhỏ, em ở với mẹ. Gia đình hộ nghèo cho nên em được miễn học phí. Sáng sáng, mẹ đưa em đến trường, rồi bỏ em lại đó cho đến chiều tối. Nhiều hôm chú bảo vệ gọi điện về phường, nhờ phường liên hệ người nhà thì mới có người lên đón em về. Ngày nào cũng thế, gia đình đành phải cho Phi nghỉ học vì… không có điều kiện đưa đón em. Tuy vậy, bà ngoại đã dắt Phi đến Trung tâm học tập cộng đồng của phường để em được tiếp tục đi học. “Có hôm, nhìn mặt thằng nhóc bơ phờ, tôi hỏi thì mới biết đêm qua nó không ngủ được vì em nó mới sinh khóc dữ quá”- cô Loan nhớ lại. Hiểu được hoàn cảnh, cô thường xuyên dạy dỗ, trò chuyện với Phi để em trở nên ngoan hơn.

Hay như trường hợp của em Phạm Hồng Phát. Cha mẹ chia tay, hai anh em Phát được bác ruột mang về nuôi. Do người bác kinh tế cũng eo hẹp cho nên chỉ có anh của Phát được học trường chính quy. Phát phải theo học tại lớp học tình thương. Nay Phát đã lên lớp 7 và chỉ theo học các lớp buổi tối. Dù vậy, hầu như ngày nào em cũng đến lớp cô Loan để ôn bài hay học Anh văn. Phát cho biết, em chưa bao giờ cảm thấy tủi thân, thiệt thòi vì không được học chính quy như anh mình. Trái lại, học với cô Loan, em thấy vui hơn vì được cô chăm sóc, cho quà, và được học Anh văn miễn phí. “Ở lớp cô Loan, tụi em hay được tặng quà lắm. Mỗi khi có quà, em đều mang về cho anh Hai khiến ảnh nhiều lúc ganh tỵ với em luôn”- Hồng Phát cười thiệt thà.

Hơn 25 năm, biết bao những mảnh đời đáng thương ở lớp học tình thương phường 9, quận Phú Nhuận được cô Loan chăm sóc, nâng đỡ. Mỗi khi các em cần đến cô, cô đều tận tình chia sẻ, đưa ra những lời khuyên bảo chân thành. Nhờ những lời dạy tận tình ấy mà các em đã vượt qua giây phút tuyệt vọng, tiếp tục vững bước trên đường đời. Từ lớp học tình thương này, nhiều em đã thực hiện được ước mơ khi vào được đại học, được học những ngành các em yêu thích. Có em giờ đây đã ra trường, tìm được việc làm. Và cô Loan vẫn tiếp tục thắp lên những ước mơ tươi đẹp cho những em đang theo học dưới mái nhà tình thương tuy nhỏ bé nhưng vô cùng ấm áp này. Nói đến tương lai, Hồng Phát cho biết, em muốn trở thành giáo viên giống như cô Loan. Em Trần Thị Anh Thư – 17 tuổi, đang theo học lớp 8 thì mơ ước sau này được trở thành hướng dẫn viên du lịch. Riêng em Trần Thị Thanh Trúc, quê Đồng Tháp, luôn khát khao sau này sẽ trở thành nhà thiết kế thời trang. Mỗi ngày, Trúc đều tự thiết kế những mẫu thời trang của riêng mình, vẫn vun đắp cho ước mơ mình lớn mãi…

Đến bây giờ, cô Loan vẫn sống một mình trong căn nhà thuê ở quận Gò Vấp nhưng cô không lấy đó làm buồn. Với cô, niềm vui lớn nhất chính là mỗi ngày được dạy dỗ từng đứa học trò mà cô xem như những đứa con của mình, được thấy các em lớn lên và ngoan hơn. Cuộc đời không cho cô nhiều vật chất, nhưng lại cho cô giàu có về tình người. Những học trò nay đã trưởng thành vẫn quay về thăm cô, và cùng với cô chăm lo những đàn em sau này. Đó làm niềm hạnh phúc mà cô luôn mong mỏi, luôn chờ đợi trong thế giới của riêng mình.

BÀI VÀ ẢNH: VÕ MẠNH HẢO

Theo Nhân dân

'Cây gậy dẫn đường' cho những mảnh đời éo le

Câu lạc bộ (CLB) sinh viên tình nguyện của ĐH Đà Lạt duy trì hoạt động 2 lớp học tình thương hơn 10 năm nay, giúp nhiều em thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng- được ví như "cây gậy dẫn đường" cho những mảnh đời thiếu may mắn.

Cây gậy dẫn đường cho những mảnh đời éo le - Hình 1

Hội Sinh viên ĐH Đà Lạt tặng quà cho các em nhỏ ở lớp học tình thương. Ảnh: HSV

ồng hành cùng trẻ em lang thang cơ nhỡ

Quang Minh, cậu bé mồ côi phải vào tá túc ở Trung tâm Bảo trợ xã hội (BTXH) Lâm Đồng ngày nào giờ đã là sinh viên khoa Ngữ văn ĐH Đà Lạt. Ngay sau khi trở thành sinh viên khoa Ngữ văn, Minh liền đăng ký tham gia Câu lạc bộ (CLB) sinh viên tình nguyện và đầu quân vào nhóm Ngôi Sao Xanh để kèm cặp các em nhỏ ở Trung tâm BTXH Lâm Đồng. Trở lại "mái nhà xưa", Minh được thấy lại hình ảnh của mình trong đám trẻ nghịch ngợm, phá phách, khó bảo và lười học. Một số đứa trẻ khác thì tự ti, mặc cảm và có phần tự kỷ.

Cây gậy dẫn đường cho những mảnh đời éo le - Hình 2

Sinh viên ĐH Đà Lạt dạy chữ cho trẻ em khiếm thính. Ảnh: HSV

"Tôi thường động viên các bạn hãy tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, sống một thời tuổi trẻ sôi nổi, cống hiến, qua đó rèn luyện bản thân, để khi thanh xuân qua đi, nhìn lại thấy luôn tự hào".

Anh Phan Anh Tuấn, Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên ĐH Đà Lạt

Từng trải qua hoàn cảnh như các em, Minh nhanh chóng biết cách tiếp cận, đồng hành cùng trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ. Trước mỗi buổi học, Minh và các bạn sinh viên thường kể chuyện cười hoặc tổ chức những trò chơi nhỏ, mới lạ để các em vui vẻ, xóa bỏ những mặc cảm. Nhờ vậy các em tự tin chia sẻ mọi chuyện với các anh chị,hào hứng học và tiếp thu bài vở nhanh hơn. Minh còn tận tình chỉ bảo cho các em những kỹ năng hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng giải quyết một vấn đề. Với cách tiếp cận gần gũi như một người anh trong gia đình với các em, Minh đã giúp các em hiểu được nhiều điều, cởi mở bày tỏ những khúc mắc trong lòng và siêng học hơn.

"CLB sinh viên tình nguyện ĐH Đà Lạt còn có tên là "Nhà mình", khiến mỗi thành viên cảm thấy thân quen, gần gũi với nhau như người nhà. Sinh viên chúng em đã mang cái không khí "Nhà mình" ấy vào Trung tâm BTXH, thường xuyên trò chuyện để thấu hiểu hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của các em. Từ đó có cách hỗ trợ phù hợp. Ngoài việc dạy học, nhóm Ngôi Sao Xanh còn tổ chức sinh hoạt văn nghệ, vui hội trăng rằm và tặng quà cho các em vào dịp lễ, Tết. Một khi đã thân tình, thoải mái thì các em sẽ mở lòng, ngoan hơn, mạnh dạn thổ lộ những khúc mắc và học tập tiến bộ hơn", Vương Thị Thanh Hiền, khoa Quản trị du lịch (ĐH Đà Lạt), nói.

Mỗi năm, CLB sinh viên tình nguyện còn phân công nhau kèm cặp tất cả môn học cho hàng chục em ở Trung tâm BTXH, bất kể cấp học nào. Từ chỗ đa phần xếp loại học lực trung bình, các em đã vươn lên trung bình khá rồi khá tốt. Một số em học giỏi, đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hoặc đi học nghề và có việc làm ổn định, điều mà ngay cả các thành viên trong CLB cứ ngỡ như một giấc mơ...

"Cây gậy dẫn đường"

Vương Thị Thanh Hiền còn xung phong vào nhóm Sao Ánh Dương để hỗ trợ thanh thiếu niên khiếm thị của Hội Người mù. "Cũng có ước mơ, biết phấn đấu như bao đứa trẻ bình thường khác nhưng vì khiếm khuyết của bản thân nên các em gặp nhiều trở ngại. Từ lần đầu gặp trẻ khiếm thị, em đã thấy thương, thương lắm!Và chỉ mong có thể làm được điều gì đó giúp các em. Dạy chữ cho trẻ khiếm thị không phải dễ dàng. Bọn em đọc bài tập để các em viết chữ nổi rồi hướng dẫn cách làm bài. Sau đó, phải nhờ một bạn ở lớp lớn hơn dò lại chữ nổi xem viết có đúng không. Dù vất vả nhưng khi thấy các em học hành tiến bộ, bọn em như được truyền thêm lửa", Hiền chia sẻ.

Bạn Hồ Thị Nhung (19 tuổi, khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh) cho biết sau các buổi học chiều thứ Ba và Năm, nhóm Sao Ánh Dương tập trung tại sân trường, rồi cùng đi bộ nhiều cây số để đến Hội Người mù dạy cho các em khiếm thị. Hội không có phòng học nên nhóm hướng dẫn cho các em học chữ ngay tại nhà bếp. Đối với các em đang học từ lớp 3 đến lớp 8 ở trường Phan Chu Trinh, nhóm dạy tất cả các môn học, còn những bạn lớn tuổi, không còn đến trường sẽ được hướng dẫn học tiếng Anh. Các học sinh khiếm thị đều ngoan và chăm chỉ học nên tiến bộ rất nhanh. Những dịp lễ tết, nhóm Sao Ánh Dương còn tặng quà, tổ chức chương trình văn nghệ cho các em và cô chú ở Hội Người mù.

"Đúng là ông trời không lấy hết cái gì của ai chị ạ. Tuy không nhìn thấy gì nhưng đổi lại trẻ khiếm thị là một bầu trời tài năng... âm nhạc. Các em chủ yếu dùng lời ca, tiếng đàn của mình để bộc lộ cảm xúc, tâm tư, tình cảm. Ở Hội Người mù có hẳn hai ban nhạc luôn. Có những em biết nhiều nhạc cụ và chơi tốt. Chẳng hạn như K'Kỷ và Nguyễn Văn Hoàng, học sinh lớp 7 có giọng hát rất nội lực, chơi guitar giỏi", Hiền hào hứng nói.

May mắn được sinh ra lành lặn, các bạn sinh viên ĐH Đà Lạt tình nguyện làm "cây gậy dẫn đường" cho trẻ khiếm thị, giúp các em vượt lên những nghiệt ngã của số phận, vững bước hơn trên con đường học tập, mưu sinh...

Sống một thời tuổi trẻ sôi nổi

Theo anh Phan Anh Tuấn, Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên ĐH Đà Lạt,các hoạt động của CLB sinh viên tình nguyện đã tạo sự tự tin, năng động, hòa nhập cho các tân sinh viên. "Tôi thường động viên các bạn hãy tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, sống một thời tuổi trẻ sôi nổi, cống hiến, qua đó rèn luyện bản thân, để khi thanh xuân qua đi, nhìn lại thấy luôn tự hào", anh Tuấn nói.

Điều đặc biệt, trong số 30 sinh viên tham gia dạy 2 lớp học tình thương nói trên, nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn. Chẳng hạn, cha mẹ của bạn Hồ Thị Nhung phải làm thuê làm mướn nuôi 6 chị em Nhung học hành.Ngoài giờ lên giảng đường, Nhung còn đi bán bánh mì thuê hoặc phục vụ tiệc cưới để kiếm tiền trang trải sinh hoạt hàng ngày. Dẫu vậy em vẫn dành thời gian hỗ trợ trẻ em bị khuyết tật. Khi được hỏi như thế có quá sức với Nhung không, cô sinh viên ĐH Đà Lạt này cười hiền nói: "Có lẽ nhờ sức trẻ nên em không thấy mệt lắm. Với lại, nhìn tụi nhỏ thấy mình vẫn còn may mắn, em muốn đượcc chia sẻ phần nào cho những mảnh đời bất hạnh".

Cũng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, sau giờ học và vào những ngày nghỉ, Thanh Hiền phải làm thêm kiếm sống như rửa chén, phát tờ rơi, phục vụ tiệc cưới. "Khi đến các lớp học tình thương, em thấy nhiều người còn khó khăn, thiệt thòi hơn mình nhưng vẫn lạc quan. Tiếp xúc với họ em như được tiếp thêm động lực để phấn đấu", Hiền chia sẻ.

KIM ANH

Theo Tiền phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm00:54Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động01:34Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39Vụ nam khách mời có hành động lạ với chú rể, khiến cô dâu như "tàng hình" gây tranh cãi: Người trong cuộc lên tiếng00:1036 triệu người "hết hồn" khi nhìn vào chiếc giường trong KTX của chàng trai00:11

Tin đang nóng

Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Hot: Song Joong Ki vừa lên chức bố lần 2!
19:52:23 20/11/2024
Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về
15:14:08 20/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ
15:20:24 20/11/2024
Bạn gái mới của Hồng Thanh bị check VAR lối sống "phông bạt", sáng công bố tình yêu chiều vội khoá trang cá nhân
17:24:20 20/11/2024
Quang Minh khoe cận nhóc tỳ mới chào đời, thừa nhận 1 điều khi có con ở tuổi 65
17:40:11 20/11/2024
Lương chồng 12 triệu/tháng mà ép vợ nghỉ việc, tôi đưa ra cuốn sổ tiết kiệm 2 tỷ và sổ đỏ nhà đất khiến anh xám ngoét mặt mày
19:06:23 20/11/2024
Hà Tĩnh: Đến xin quần áo cũ "cuỗm" luôn 1,2 cây vàng của chủ nhà
15:47:16 20/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Máy bay Nga chở hổ, gấu - quà đặc biệt từ Tổng thống Putin gửi Triều Tiên

Thế giới

21:12:19 20/11/2024
Đáng chú ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường Nga còn đăng video với cảnh các chuồng chứa những con vật này được dỡ xuống khỏi máy bay của chính phủ và video khác về con sư tử trong "nhà mới" của nó tại Vườn thú Bình Nhưỡng .

Jin (BTS) tiết lộ hậu trường sản xuất album Happy

Nhạc quốc tế

21:10:56 20/11/2024
Anh cả BTS đã chia sẻ những câu chuyện hậu trường trong quá trình sản xuất album solo đầu tay khi Happy đang gặt hái được thành công trên toàn cầu.

Cơ hội cho nhạc Việt khi hợp tác toàn cầu

Nhạc việt

21:08:24 20/11/2024
Xuất khẩu nghệ sĩ, nhập khẩu fan - đó là sứ mệnh của những cuộc hợp tác toàn cầu của ca sĩ Việt với tham vọng đưa nhạc Việt ra thế giới .

Bùi Công Nam gặp gỡ khán giả ở Hàn Quốc

Tv show

21:03:13 20/11/2024
Nam ca sĩ cùng với Hoàng Dũng, Lâm Bảo Ngọc, Min và Anh Tú đã có buổi trình diễn đặc biệt trong chương trình âm nhạc mới.

1 cặp đôi như "xé truyện" ngôn tình bước ra, phóng to bức ảnh tất cả bị sốc vì sự thật phũ phàng

Netizen

20:56:28 20/11/2024
100 người thì 99 người chắc chắn bị đánh lừa trước cảnh tượng này , một netizen chia sẻ. Mới đây trên mạng xã hội xôn xao câu chuyện dở khóc dở cười về sự thật một tấm hình nhìn vậy mà không phải vậy .

Minh Hằng: Tôi và Tóc Tiên có những cuộc chiến trên bài hát chứ không phải đố kỵ

Sao việt

20:37:55 20/11/2024
Minh Hằng chia sẻ về việc bị so sánh với Tóc Tiên, cân bằng giữa hai vai trò là một người mẹ và một người nghệ sĩ khi tham gia Chị Đẹp Đạp Gió.

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc

Tin nổi bật

20:06:00 20/11/2024
Nhóm này đi từ 5 - 6 xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Honda Vision... có xe chở ba người, xe đi 2 người, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm , anh M.H.M. cho biết.

Tử hình đối tượng mang 25kg ma túy bơi qua sông biên giới về Long An

Pháp luật

20:01:04 20/11/2024
Đối tượng Trần Văn Mển vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới ở Long An với khối lượng 25kg vừa bị toà tuyên phạt tử hình.

Độc đạo - Tập cuối: Kết đẹp dành cho Hồng và Diễm

Phim việt

19:48:48 20/11/2024
Trải qua muôn vàn thử thách của số phận, Hồng và Diễm thực sự hiểu nhau, thấu hiểu từng nỗi đau của đối phương mà từ đó cũng dành tình yêu cho nửa kia.

Rời Trung Quốc, Oscar sẽ đối đầu Messi?

Sao thể thao

19:35:08 20/11/2024
LA Times đưa tin ban lãnh đạo LAFC muốn biến Oscar trở thành một trong những ngôi sao hưởng lương cao nhất tại giải Nhà nghề Mỹ (MLS) ở mùa giải 2025.

Đối phó với da sần vỏ cam

Làm đẹp

19:14:27 20/11/2024
Hút thuốc, sử dụng rượu bia gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Chính vì vậy, hãy từ bỏ những thói quen xấu để duy trì làn da khỏe đẹp, ngăn ngừa lão hóa sớm.