Gia đình 13 người nhiễm Covid-19 đến 2 lần trong vòng 1 năm
Một đại gia đình 13 người ở Mỹ đã nhiễm Covid-19 đến 2 lần trong 1 năm. Các nghiên cứu cho thấy miễn dịch tự nhiên với Covid-19 kéo dài khoảng 1 năm.
Với gia đình này, 2 lần nhiễm này cách nhau đúng 1 năm.
Đại gia đình 13 người này gồm 4 thế hệ, sống ở 3 căn nhà nằm sát nhau, nối với nhau qua một cái sân lớn. Nơi họ sinh sống là một khu dân cư lao động ở thành phố San Pablo, bang California (Mỹ), theo Newsbreak.
Trong lần nhiễm Covid-19 lần thứ hai, nhiều thành viên trong gia đình đã vượt qua dễ dàng nhờ tiêm vắc xin. Ảnh SHUTTERSTOCK
Lần nhiễm Covid-19 đầu tiên của gia đình bắt đầu vào khoảng tháng 10.2020. Trong dịp Halloween năm đó, cô bé Maricia, nay đã 8 tuổi, bắt đầu cảm thấy không khỏe.
Trong vòng vài ngày sau, bé Maricia cùng mẹ là cô Vanesa Quintero, 31 tuổi, bố, anh họ, dì và bà đều có kết quả dương tính với Covid-19. Cuối cùng, 13 thành viên trong đại gia đình này đều bị nhiễm. Một số người khác bị nặng và phải vào viện. Truyền thông địa phương không tiết lộ biến thể gây nhiễm lần đầu tiên này là gì, chỉ biết đó không phải là Delta.
Video đang HOT
Cô Vanesa và con gái Maricia mắc hen suyễn nên họ là 2 người đầu tiên được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Sau đó, mẹ của cô Vanesa, 51 tuổi, bị sốt cao, hôn mê và đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Vài ngày sau, bà ngoại của cô là bà Genoveva Calloway, 71 tuổi, cũng phải vào viện vì nồng độ ô xy trong máu giảm xuống mức nguy hiểm. Vì cao tuổi nên bệnh tình của bà Genoveva tiến triển xấu và nguy kịch.
Những thành viên còn lại đều ở nhà tự điều trị. May mắn là sau đợt dịch đầu tiên, mọi thành viên trong gia đình đều vượt qua. Riêng cụ bà Genoveva sau khi xuất viện thì sức khỏe vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.
Đợt nhiễm Covid-19 thứ hai ập đến gia đình vào tháng 10.2021, đúng 1 năm sau đợt nhiễm đầu tiên. Vào một chiều đầu tháng 10.2021, bé Maricia đi học về và báo với mẹ bị sổ mũi và ho.
Cô Vanesa cùng con gái đến bệnh viện kiểm tra. Hai ngày sau, cô nhận được kết quả xét nghiệm qua điện thoại. Cả 2 mẹ con đều dương tính với biến thể Delta. Cô đã vô cùng sửng sốt và sợ hãi.
Cô sợ hãi vì cả gia đình đã rất khổ sở vì lần nhiễm đầu tiên. Trong khi lần này là biến thể Delta nguy hiểm hơn rất nhiều. Nhưng may mắn là điều tệ nhất đã không xảy ra.
Cụ bà Genoveva không có ở nhà nên không bị nhiễm. Cô Vanesa, cha cô và nhiều thành viên khác trong gia đình đã được tiêm vắc xin. Nhờ vậy, chỉ một vài người dương tính với biến thể Delta và cũng không có triệu chứng.
Bé Maricia chưa tiêm vắc xin vì chưa đủ tuổi. Dù vậy, cô bé cũng đã bình phục. Gia đình hy vọng bé Maricia cũng sẽ sớm được tiêm vắc xin, theo Newsbreak.
Nam Phi phát hiện các ca nhiễm biến chủng B.1.1.529 nguy hiểm
Các nhà khoa học Nam Phi đã ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng Covid-19 mới tên gọi B.1.1.529, vốn có khả năng chống lại miễn dịch của cơ thể, và đang tích cực nghiên cứu để tìm hiểu về nó.
Xét nghiệm Covid-q9 tại Nam Phi (Ảnh: FT).
Trong cuộc họp báo ngày 25/11 tại Johannesburg, Nam Phi, các nhà khoa học nói với phóng viên rằng họ đã phát hiện biến chủng B.1.1.529 ở nước này.
Các dấu hiệu chẩn đoán ban đầu tại các phòng thí nghiệm cho thấy biến chủng này đã gia tăng nhanh chóng ở tỉnh Gauteng, một tỉnh đông dân nhất ở Nam Phi, và có khả năng đã có mặt ở 8 tỉnh thành khác.
Trước đó, các nhà khoa học cho biết, biến chủng B.1.1.529 được phát hiện lần đầu ở Botswana có tới 32 đột biến ở protein gai. Các đột biến ở protein gai có thể làm thay đổi khả năng của virus truyền bệnh cho các tế bào cơ thể người và lây lan, hoặc cũng có thể làm cho các tế bào miễn dịch khó tấn công lại mầm bệnh.
Nam Phi đã xác nhận khoảng 100 mẫu xét nghiệm B.1.1.529, tuy nhiên trước đó, biến chủng này đã được tìm thấy ở Botswana và Hong Kong (trường hợp Hong Kong được phát hiện ở một du khách đến từ Nam Phi). Các nhà khoa học tin rằng khoảng 90% số ca mắc mới ở tỉnh Gauteng có thể là do biến chủng B.1.1.529.
Trong tuyên bố mới nhất, viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm của Nam Phi cho biết: "Mặc dù dữ liệu có hạn, các chuyên gia của chúng tôi vẫn đang làm việc rất tích cực để tìm ra những tác động tiềm ẩn của biến chủng mới".
Ngay sau thông tin trên, chính phủ Nam Phi đã đề nghị một nhóm làm việc khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) họp vào ngày 26/11 để thảo luận về biến chủng B.1.1.529.
Bộ trưởng Bộ Y tế Joe Phaahla cho biết: "Còn quá sớm để nói rằng liệu chính phủ có áp đặt các hạn chế cứng rắn hơn nhằm đối phó với biến chủng mới hay không".
Vào năm ngoái, Nam Phi là quốc gia đầu tiên phát hiện ra biến chủng Beta. Biến chủng này là một trong bốn loại được WHO dán nhãn "cần quan tâm" vì nó dễ lây lan hơn và khiến vaccine hoạt động kém hiệu quả.
Đầu năm nay, Nam Phi cũng đã phát hiện một biến chủng khác với tên gọi C.1.2 nhưng nó không gây nguy hiểm như biến chủng Delta và chỉ chiếm một phần nhỏ trong số các bộ gen được giải mã trong những tháng gần đây.
Nghiên cứu từ Vũ Hán hé lộ di chứng dai dẳng của Covid-19 Một nghiên cứu thực hiện ở tâm dịch Covid-19 đầu tiên của thế giới, Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, cho thấy nhiều người từng mắc bệnh vẫn đang chịu đựng những di chứng dai dẳng dù chỉ ở thể nhẹ. Bệnh nhân Covid-19 trong một bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán tháng 2/2020 (Ảnh: SCMP). SCMP đưa tin, một nghiên cứu...