Giá dầu thế giới biến động, Nga trấn an vẫn duy trì sản lượng dầu ổn định
Nga dự kiến sẽ duy trì sản lượng dầu ở mức 9,9 triệu thùng/ngày trong tháng 10, theo Sputnik News dẫn lời Phó thủ tướng Alexander Novak , trong lúc phương Tây triển khai áp trần giá dầu Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại diễn đàn Tuần lễ Năng lượng Nga ở Moscow. Ảnh AFP
Phát biểu tại diễn đàn Tuần lễ Năng lượng Nga ở Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 12.10 cam kết duy trì mức sản lượng hiện tại cho đến năm 2025. Chủ nhân Điện Kremlin khẳng định Nga sẽ không nhường vị trí dẫn đầu trong thị trường năng lượng toàn cầu bất chấp lệnh cấm vận từ phương Tây.
Video đang HOT
“Chúng tôi vẫn giữ vững năng suất, đạt 9,9 triệu thùng/ngày. Sản lượng của chúng tôi vẫn ổn định”, ông Novak cho biết tại diễn đàn trên.
Phó thủ tướng nói Nga sẽ tiếp tục sản xuất 9,9 triệu thùng/ngày xuyên suốt tháng 10. Trong tháng 11, mục tiêu của Nga sẽ là 10.478.000 thùng/ngày, bằng với Ả Rập Xê Út.
Về mức trần giá dầu Nga, giới chức Mỹ đang thúc đẩy kế hoạch áp trần giá dầu của Nga tại cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới tổ chức tại Washington D.C trong tuần lễ từ 10-16.10.
Trước đó, tờ Politico ngày 5.10 dẫn nguồn từ 7 nhà ngoại giao châu Âu cho hay đại sứ các nước Liên minh châu Âu (EU) đồng ý thỏa thuận về những lệnh cấm vận mới nhằm vào chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, bao gồm việc áp trần giá dầu Nga.
Ông Putin gọi quyết định trên là “mối đe doạ cho hàng tỉ người trên thế giới”. Ông nhấn mạnh Nga sẽ không bán dầu cho những nước áp dụng chính sách này, theo AFP.
Hôm 6.9, Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolai Shulginov tuyên bố Moscow sẽ đáp trả việc G7 áp giá trần đối với dầu Nga bằng việc đẩy mạnh cung cấp dầu cho châu Á.
“Bất kỳ hành động nào nhằm áp trần giá dầu Nga sẽ dẫn đến sự thiếu hụt nguồn dầu tại thị trường những quốc gia đưa ra “sáng kiến” này và từ đó gây nhiễu loạn giá dầu”, Reuters dẫn lời ông Shulginov chia sẻ với báo giới tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok hôm 6.9.
Trong một diễn biến liên quan, Sputnik News hôm 12.10 dẫn lời Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út Faisal bin Farhan Al Saud khẳng định việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đối tác (OPEC ) cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày là quyết định đơn thuần về khía cạnh kinh tế và được sự nhất trí của các thành viên.
Nga có thể đề xuất với OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu mỏ toàn cầu
Ngày 27/9, một nguồn thạo tin cho hay Nga có khả năng đề xuất với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC ) về việc cắt giảm khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày tại cuộc họp sắp tới của tổ chức này.
Bể chứa dầu tại một nhà máy dầu khí ở Khor al-Zubair, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kế hoạch, cuộc họp chính sách của OPEC sẽ diễn ra vào ngày 5/10 tới trong bối cảnh giá dầu sụt giảm và thị trường dầu mỏ biến động trong nhiều tháng qua. Những diễn biến đó đã khiến Saudi Arabia tuyên bố rằng OPEC có thể cắt giảm sản lượng trong thời gian tới.
Hồi đầu năm, OPEC đã từng từ chối lời kêu gọi của một số quốc gia tiêu thụ nhiều năng lượng, trong đó có Mỹ, về việc tăng sản lượng dầu mỏ nhằm "hạ nhiệt" giá dầu toàn cầu vốn ở mức cao vào thời điểm đó. Tuy nhiên, giá dầu thế giới đã sụt giảm mạnh trong tháng 9 sau khi xuất hiện quan ngại về nền kinh tế toàn cầu, đồng USD mạnh lên và việc Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất. Riêng trong phiên giao dịch ngày 26/9, giá dầu đã giảm 2 USD/thùng, xuống mức thấp nhất trong 9 tháng.
Trong cuộc họp chính sách diễn ra vào đầu tháng này, OPEC đã quyết định cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô ở mức 100.000 thùng/ngày trong tháng 10 so với tháng trước đó. Lý giải cho động thái này, Saudi Arabia nhấn mạnh quyết định của OPEC là nhằm thúc đẩy sự ổn định của thị trường.
OPEC đã tăng sản lượng dầu mỏ từ đầu năm đến nay, sau khi cắt giảm kỷ lục vào năm 2020 do đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, OPEC đã không tăng được sản lượng như kế hoạch đề ra do một số thành viên thiếu đầu tư vào các mỏ dầu, cũng như sản lượng của Nga sụt giảm.
Giá dầu thế giới phiên 21/9 giảm sau quyết định nâng lãi suất của Fed Giá dầu thế giới giảm trong phiên 21/9, do sức ép từ quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và việc dự trữ dầu thô của Mỹ tăng. Giá xăng dầu được niêm yết tại trạm xăng ở El Segundo, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Giá dầu ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2022 giảm 1 USD, hay 1,2%, chốt...