Giá dầu tăng trên các thị trường
Khi mà giá dầu đang hướng tới tháng sụt giảm sâu nhất trong 2 năm, những lo lắng về khả năng căng thẳng thương mại tác động đến nhu cầu của toàn cầu vẫn tiếp diễn.
Ảnh: GettyImages
Phiên giao dịch ngày thứ Năm, giá dầu thô giao kỳ hạn tăng khi thị trường chứng khoán toàn cầu hồi phục, giá dầu thô trên thị trường Mỹ có đà tăng đến phiên thứ 2 liên tiếp.
Trong ngày thứ Tư, Cơ quan thông tin năng lượng (EIA) công bố dự trữ dầu trên thị trường Mỹ tăng tuần thứ 5 liên tiếp, tăng 6,3 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 19/10/2018.
Tuy nhiên, EIA công bố dự trữ xăng giảm 4,8 triệu thùng – gấp 3 lần kỳ vọng của giới chuyên gia.
Dù dự trữ dầu thô nội địa giảm, giới đầu tư chú ý nhiều đến việc thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sâu cũng như những lo lắng về nhu cầu dầu thế giới sụt giảm, theo nhận định của chuyên gia phân tích về thị trường hàng hóa tại Schneider Electric, ông Robbie Fraser.
Ông nhận định khi mà giá dầu đang hướng tới tháng sụt giảm sâu nhất trong 2 năm, những lo lắng về khả năng căng thẳng thương mại tác động đến nhu cầu của toàn cầu vẫn tiếp diễn, giới đầu tư vẫn tiếp tục quan tâm đến tình hình Iran và việc cuối cùng bao nhiêu thùng dầu sẽ biến mất khỏi thị trường khi mà Iran bị trừng phạt.
Video đang HOT
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Năm trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 12/2018 tăng 51 cent tương đương 0,8% lên 67,33USD/thùng. Tính từ đầu tháng đến nay, giá dầu WTI mất hơn 8% – tháng sụt giảm sâu nhất tính từ tháng 7/2016, theo tính toán của FactSet.
Thị trường London, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 12/2018 tăng 72 cent tương đương gần 1% lên 76,89USD/thùng. Vào phiên ngày thứ Tư, giá dầu Brent từng giảm 0,4%.
Chuyên gia phân tích tại Commerzbank nhận định việc thị trường chứng khoán giảm điểm tiếp tục gây ra cản trở với tâm lý nhà đầu tư, nó phản ánh nỗi lo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, điều này tất yếu sẽ gây ra nhiều tác động đến nhu cầu dầu.
Phiên ngày thứ Năm, thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm. Ngoài ra, nhà đầu tư cảm thấy hài lòng với cam kết từ phía Saudi Arabia và một số nước khác trong việc đảm bảo nguồn cung dầu.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Niềm vui trở lại với giới đầu tư sau phiên hoảng loạn
Sau phiên bị bán tháo mạnh hôm thứ Tư, phố Wall đã khởi sắc trở lại trong phiên thứ Năm, lấy lại được hơn phân nửa những gì đã mất trong phiên trước đó nhờ thông tin tốt từ kết quả kinh doanh của một số tập đoàn lớn.
Ảnh AFP
Trong phiên thứ Tư, kết quả kinh doanh kém khả quan của nhóm sản xuất chip, cũng như tác động của nhóm ngân hàng, năng lượng, phố Wall đã chứng kiến phiên bị bán tháo mạnh, khiến Dow Jones và S&P 500 đánh mất hết những gì đã có từ đầu năm, còn Nasdaq thậm chí còn giảm điểm.
Tuy nhiên, bước vào phiên giao dịch thứ Năm, sắc xanh đã xuất hiện ngay từ đầu phiên và đà tăng được nới rộng dần trên các chỉ số chính của phố Wall nhờ kết quả kinh doanh tích cực của Microsoft. Cổ phiếu của đại gia công nghệ này tăng 5,8% sau khi có lợi nhuận và doanh thu đều vượt dự báo. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu chip sau khi bị bán tháo hôm thứ Tư đã hồi phục mạnh trở lại trong phiên thứ Năm.
Phiên tăng điểm này đã giúp S&P 500 thoát khỏi chuỗi 6 phiên giảm điểm liên tiếp trước đó.
Kết thúc phiên 25/10, chỉ số Dow Jones tăng 401,13 điểm ( 1,63%), lên 24.984,55 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 49,47 điểm ( 1,86%), lên 2.705,57 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 209,94 điểm ( 2,95%), lên 7.318,34 điểm.
Tương tự, chứng khoán châu Âu cũng hồi phục tốt trở lại trong phiên thứ Năm nhờ kết quả kinh doanh khả quan của một số doanh nghiệp ngành công nghiệp và ô tô vừa công bố, cùng với việc đồng euro giảm so với đồng USD, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu của khu vực này.
Kết thúc phiên 25/10, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 41,12 điểm ( 0,59%), lên 7.004,10 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 115,49 điểm ( 1,03%), lên 11.307,12 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 79,21 điểm ( 1,60%), lên 5.032,30 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, đà bán tháo nhóm cổ phiếu công nghệ trên phố Wall trong phiên trước đó khiến chứng khoán Nhật Bản lao dốc theo, xuống mức thấp nhất gần 7 tháng. Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc đại lục lại đảo chiều trong phiên chiều, nhưng chỉ mình chứng khoán Trung Quốc đại lục là có được may mắn khi đóng cửa gần như không đổi, còn chứng khoán Hồng Kông chỉ có thể hạn chế được thiệt hại, chứ không thể có được sắc xanh.
Kết thúc phiên 25/10, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 822,45 điểm (-3,72%), xuống 21.268,73 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 0,50 điểm ( 0,02%), lên 2.603,80 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 255,32 điểm (-1,01%), xuống 24.994,46 điểm.
Đà bán tháo trên thị trường chứng khoán khiến giá vàng tăng vọt ngay khi bước vào phiên giao dịch hôm thứ Năm trên thị trường chứng khoán châu Á. Tuy nhiên, vào cuối phiên châu Á, đầu phiên châu Âu, khi các thị trường chứng khoán hồi phục, giá vàng nhanh chóng hạ nhiệt và lình xình cho đến hết phiên Mỹ.
Kết thúc phiên 25/10, giá vàng giao ngay giảm 1,6 USD (-0,13%), xuống 1.231,6 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 tăng 1,3 USD/ounce ( 0,11%), lên 1.232,4 USD/ounce.
Trong khi đó, sau 2 phiên điều chỉnh, giá dầu thô đã hồi phục trở lại trong phiên thứ Năm sau khi Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia báo hiệu, các nhà sản xuất lớn có thể phải can thiệp vào thị trường dầu thô để hỗ trợ giá.
Kết thúc phiên 25/10, giá dầu thô Mỹ tăng 0,51 USD ( 0,76%), lên 67,33 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,72 USD ( 0,94%), lên 76,89 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư lại hoảng sợ Thất vọng với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất chịp cùng dữ liệu kinh tế kém khả quan, giới đầu tư đồng loạt bán tháo khiến phố Wall lao dốc trong phiên thứ Tư. Ảnh Shutterstock Sau phiên nỗ lực thoát phiên giảm sâu trước đó, tưởng chừng phố Wall sẽ có giao dịch tích cực hơn khi bước...