Giá dầu tăng do lo ngại đình công tại Na Uy
Giá dầu phiên 28/6 tăng trước lo ngại cuộc đình công của công nhân dầu khí Na Uy và đồn đoán lượng dầu lưu kho của Mỹ tiếp tục giảm.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 8/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 1,52 USD, tương ứng 3,3%, lên 47,85 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 8/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 1,42 USD, tương đương 3%, lên 48,58 USD/thùng.
Giá dầu liên tục tăng kể từ quý I/2016 do dự đoán thừa cung toàn cầu sẽ giảm vì sản lượng tại một số khu vực trên thế giới giảm và nhu cầu tiếp tục tăng. Nhưng bất ổn và biến động tài chính trên thị trường chứng khoán sau quyết định rời khỏi EU của người dân Anh trong cuộc bỏ phiếu hôm 23/6 có thể ảnh hưởng xấu đến đà tăng này, theo các nhà phân tích.
7.500 công nhân dầu khí Na Uy có thể tham gia cuộc đình công bắt đầu vào thứ Bảy tuần này nhằm yêu cầu thỏa thuận lương mói trước nửa đêm ngày 1/7, kìm hãm hoạt động sản xuất tại một trong những nhà sản xuất dầu thô lớn của châu Âu.
Sản lượng dầu thô của Na Uy trong tháng 5/2016 đạt 1,96 triệu thùng/ngày, tương đương 2,1% tổng sản lượng toàn cầu, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Giới đầu tư cũng đang theo dõi số liệu về lượng dầu lưu kho của Mỹ, do Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ ( EIA) công bố vào thứ Tư 29/6. Các nhà phân tích trong khảo sát Wall Street Journal dự đoán lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua giảm 2 triệu thùng.
Chiều muộn hôm thứ Ba 28/6, Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho biết, theo số liệu của Viện, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 24/6 giảm 3,9 triệu thùng, nguồn cung sản phẩm chưng cất giảm 800.000 thùng và dự trữ xăng giảm 400.000 thùng.
Video đang HOT
Giá dầu đã hồi phục sau đợt bán tháo 2 ngày liên tiếp khi người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ việc ra khỏi EU (Brexit), dấy lên lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế châu Âu sẽ chậm lại và đẩy tăng USD.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng còn quá sớm để nói liệu Brexit có ảnh hưởng ra sao đến cung-cầu dầu thô toàn cầu. Kinh tế châu Âu tăng trưởng chậm lại có thể kéo giảm nhu cầu, nhưng đầu tư vào hoạt động khoan giếng dầu mới giảm do viễn cảnh kinh tế ảm đạm cũng hạn chế nguồn cung.
Theo Nhip câu đâu tư
Phiên giao dịch chiều 4/4: Cổ phiếu dầu khí lao dốc, VN-Index lùi dần về mốc 555 điểm
Giao dịch trên thị trường diễn ra không qua mạnh, tổng giá trị giao dịch trên HOSE và HNX đạt hơn 2.100 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt gần 300 tỷ đồng.
Ảnh: Trung Kiên - NDH
Áp lực bán trên thị trường bất ngờ tăng mạnh vào cuối phiên giao dịch đã khiến nhiều cổ phiếu lớn trên thị trường chìm trong sắc đỏ, đặc biệt là các cổ phiếu thuộc sàn HOSE. Trong đó, các cổ phiếu dầu khí trên sàn HOSE như GAS, PVD, PXS... đã đồng loạt giảm sâu và là nhân tố chính khiến chỉ số VN-Index giảm mạnh. Khép phiên giao dịch, GAS giảm 1.100 đồng xuống 40.400 đồng/CP. PVD giảm 1.200 đồng xuống 22.400 đồng/CP.
Trong khi đó, các cổ phiếu dầu khí trên sàn HNX đã có sự phân hóa khá mạnh. Phiên hôm nay, PVC và PGS đều giảm mạnh, trong khi đó, PVS đã tiến lên đứng ở mức giá tham chiếu, còn PVG tăng 200 đồng lên 8.000 đồng/CP.
Thị trường vẫn còn đó những giao dịch tích cực đến từ các cổ phiếu như BVH, SSI, HPG, VCG, DBC... Đáng chú ý, mã KLS phiên hôm nay vững vàng ở mức giá trần và khớp lệnh trên 2,9 triệu đơn vị. DBC phiên hôm nay cũng tăng 300 đồng lên 28.800 đồng/CP, đây cũng chính là những nhân tố quan trọng giúp chỉ số HNX-Index duy trì được sắc xanh.
Giao dịch trên thị trường diễn ra không qua mạnh, tổng giá trị giao dịch trên HOSE và HNX đạt hơn 2.100 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt gần 300 tỷ đồng. Mã SHB phiên hôm nay có thỏa thuận 6,68 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 42 tỷ đồng. HGM thỏa thuận 1 triệu cổ phiếu, trị giá 42,5 tỷ đồng. Các cổ phiếu cũng có giao dịch thỏa thuận lớn gồm HQC (1,25 triệu cổ phiếu), KSB (1,02 triệu cổ phiếu) và TIE (gần 3 triệu cổ phiếu). Về giao dịch khớp lệnh, FLC vươn lên dẫn đầu thị trường, đạt hơn 9,2 triệu đơn vị.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 2,61 điểm (-0,47%) xuống 555,82 điểm. Toàn sàn có 85 mã tăng, 128 mã giảm và 78 mã đứng giá.
Chỉ số HNX-Index tăng 0,02 điểm (0,03%) xuống 78,489 điểm. Toàn sàn có 88 mã tăng, 103 mã giảm và 191 mã đứng giá,
Về cuối phiên sáng, giao dịch trên thị trường vẫn diễn ra tương đối ảm đạm. Tổng giá trị giao dịch trên HOSE và HNX phiên sáng nay chỉ đạt hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chỉ đóng góp khoảng 50 tỷ đồng. Giao dịch trên thị trường đa phần vẫn chỉ tập trung mạnh ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ như DLG, FLC, OGC, TSC... Trong đó, DLG tăng 100 đồng lên 7.200 đồng/CP và dẫn đầu thị trường về khối lượng khớp lệnh, đạt gần 5,6 triệu đơn vị. Bên cạnh đó, KLS tăng kịch trần và khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX, đạt hơn 2,4 triệu đơn vị.
Trong khi đó, chỉ số VN-Index và HNX-Index phiên sáng nay đã có sự trái ngược về điểm số. Trong khi chỉ số VN-Index tiếp tục giảm điểm nhẹ thì chỉ số HNX-Index vẫn duy trì được sắc xanh. Cụ thể, với việc vẫn khá nhiều cổ phiếu lớn như GAS, PVD, VCB, STB, MSN, KDC... đều lùi xuống dưới mốc tham chiếu, nên chỉ số VN-Index chưa thể tăng điểm trở lại mặc dù có được sự trợ giúp đến từ các cổ phiếu nhưu BID, BVH, SSI, HPG...
Còn đối với chỉ số HNX-Index, khá nhiều cổ phiếu có tính dẫn dắt trên sàn HNX như AAA, DBC, NTP, VCG... đều tăng giá và góp công rất lớn giúp chỉ số HNX-Index duy trì vững sắc xanh.
Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 0,77 điểm (-0,14%) xuống còn 557,66 điểm. Toàn sàn có 110 mã tăng, 106 mã giảm và 92 mã đứng giá.
Chỉ số HNX-Index tăng 0,26 điểm (0,33%) lên 78,73 điểm. Toàn sàn có 81 mã tăng, 73 mã giảm và 228 mã đứng giá.
Thị trường chứng khoán Việt Nam khởi đầu tuần mới với những diễn biến giao dịch khá thận trọng. Trong đó, các cổ phiếu nhóm dầu khí đang giao dịch theo chiều hướng tiêu cực do những diễn biến bất ổn từ giá dầu thế giới. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5 trên sàn Nymex hạ 1,55 USD (tương ứng 4%) xuống 36,79 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 15/03/2016. Tính chung cả tuần qua, hợp đồng này đã "bốc hơi" 6,8%. Hợp đồng dầu Brent giao tháng 6 trên sàn London rớt 1,66 USD (tương ứng 4,1%) xuống 38,67 USD/thùng, nâng tổng mức sụt giảm trong tuần lên gần 6%.
Hiện tại, các cổ phiếu dầu khí như GAS, PVD, PXS, PVS, PVC... đều chìm trong sắc đỏ. GAS đang giảm mạnh 1.300 đồng xuống 40.200 đồng/CP. PVD giảm 900 đồng xuống 22.700 đồng/CP. PVS và PVC đều có mức giảm trên 2%.
Bên cạnh đó, khá nhiều cổ phiếu lớn khác trên sàn HOSE như BID, CTG, STB, MSN, KDC... đều chỉ đang giao dịch ở mức giá tham chiếu và khiến chỉ số VN-Index đang giảm điểm nhẹ. Trong khi đó, với lực đỡ tương đối tốt từ các cổ phiếu có tính dẫn dắt như VGS, ACB, AAA, VCG... nên chỉ số HNX-Index vẫn duy trì được mức tăng điểm nhẹ. KLS bất ngờ tăng mạnh 600 đồng lên 8.100 đồng/CP và khớp lệnh gần 1 triệu đơn vị.
Sau 30 phút giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 1,21 điểm (-0,22%) xuống 557,22 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 9,8 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 113,5 tỷ đồng. DLG đang là cổ phiếu duy nhất trên thị trường khớp lệnh được trên 1 triệu đơn vị.
Chỉ số HNX-Index cùng thời điểm tăng 0,4 điểm (0,51%) lên 78,87 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 4,5 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 45 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, sau một vài phiên điều chỉnh, một số cổ phiếu &'nóng' như GEX, VEF, VGG, SDI... đã tăng mạnh trở lại. Trong khi đó, MSR vẫn giảm 2.600 đồng xuống 22.900 đồng/CP, trước đó, MSR đã có 2 phiên giảm sàn liên tiếp, với lượng dư bán giá sàn luôn duy trì ở mức cao
Theo NDH
Sức ép thật sự đã đến với ngành dầu khí Việc giá dầu sụt giảm mạnh trong hai năm trở lại đây đã khiến những điểm yếu của ngành dầu khí lộ ra. Có lẽ trong lịch sử hình thành và phát triển mấy chục năm qua, chưa bao giờ ngành dầu khí lại khó khăn như hiện tại và họ đang phải xoay sở. Khi lợi nhuận không còn lớn như trước...