Giá dầu nới rộng đà tăng khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ chính thức có hiệu lực
Tại thị trường châu Á ngày 1/5, giá dầu nới rộng đà tăng trong phiên trước đó, sau báo cáo cho thấy lượng dầu dự trữ tại các kho ở Mỹ tăng ít hơn dự kiến và thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), hay còn gọi là OPEC , chính thức có hiệu lực.
Giá xăng dầu được niêm yết tại một trạm xăng ở New York, Mỹ ngày 21/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Tại thị trường Tokyo, vào lúc 7 giờ 13 phút (theo giờ Việt Nam), giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 7/2020, bắt đầu giao dịch từ ngày 1/5, đã tăng 1,10 USD (4,2%) lên 27,58 USD/thùng. Loại dầu này đã tăng 12% trong phiên ngày 30/4. Còn giá dầu ngọt nhẹ WTI (Mỹ) giao tháng 6/2020 tăng 1,37 USD (7,3%) lên 20,21 USD/thùng sau khi tăng 25% trong phiên trước đó.
Số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu thô của nước này đã tăng 9 triệu thùng trong tuần trước lên 527,6 triệu thùng, ít hơn so với dự báo tăng 10,6 triệu thùng mà các nhà phân tích của hãng tin Reuters đưa ra.
Một yếu tố khác hỗ trợ đáng kể cho thị trường năng lượng ngày 1/5 là thỏa thuận cắt giảm sản lượng gần 10 triệu thùng/ngày của OPEC chính thức được khởi động. Thỏa thuận này được thực hiện trong nỗ lực nhằm đối phó với sự sụt giảm nhu cầu nhiên liệu do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra.
Nhu cầu nhiên liệu đã giảm gần 30 triệu thùng/ngày giữa bối cảnh dịch COVID-19 khiến phần lớn hoạt động kinh tế bị đình trệ và người dân được yêu cầu ở nhà, hạn chế đi lại.
Video đang HOT
Giá dầu mỏ ngay lập tức tăng trở lại sau khi rơi xuống ngưỡng âm
Sau khi rơi xuống vùng âm (-37,63 USD/thùng) lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu ngọt nhẹ WTI trong phiên mở cửa đầu ngày 21/4 đã bật trở lại lên trên 0 USD/thùng.
Tại thị trường New York, giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 5/2020 bất ngờ tăng trở lại, lên mức 1,1 USD/thùng sau khi rơi xuống mức -37,63 USD/thùng trong phiên giao dịch trước đó. Tuy nhiên, nguồn cung hiện quá dư thừa trên các thị trường và các kho dự trữ cũng hết chỗ chứa, khiến người mua không mấy mặn mà.
Hiện các nhà buôn tập trung nhiều hơn vào hợp đồng giao tháng 6/2020, với khối lượng giao dịch cao hơn gấp 30 lần khi giá dầu đã lên tới hơn 21 USD/thùng sau khi dừng ở mức gần 20,43 USD/thùng tại New York.
Đổ xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 18/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, dầu thô Brent giao tháng 6/2020, được giao dịch ở mức 25,61 USD/thùng, tăng 0,15%.
Thị trường dầu mỏ thế giới liên tục lao dốc trong những tuần qua do lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại áp đặt tại nhiều nước trên thế giới nhằm chống sự lây nhiễm của dịch bệnh COVID-19, khiến nhu cầu về "vàng đen" giảm mạnh. Cuộc khủng hoảng giá dầu càng trở nên tồi tệ hơn khi tranh cãi giữa Saudi Arabia và Nga xảy ra trước khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC ) đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác 9,7 triệu thùng dầu/ngày. Tuy nhiên, cùng với các nguồn dự trữ đã kịch trần, quyết định của OPEC chưa đủ sức kéo giá dầu trở lại quỹ đạo. Trong phiến giao dịch ngày 20/4, giá vàng đen đã giảm xuống "vùng âm", mức thê thảm nhất chưa từng có trong lịch sử.
Trong khi đó, chứng khoán Mỹ quay đầu giảm mạnh sau 2 tuần tăng liên tiếp. Đà lao dốc lịch sử cùa giá dầu WTI đã làm gia tăng lo ngại về thiệt hại kinh tế xảy ra do các lệnh đóng cửa trong mùa dịch COVID-19. Sự chậm trễ trong việc tài trợ chương trình cho vay giải cứu doanh nghiệp nhỏ bị kiệt quệ cũng góp phần gây sức ép đến tâm lý thị trường.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 592,05 điểm (tương đương 2,44%), chốt phiên ở mức 23.650,44 điểm, trong khi chỉ số tổng hợp S&P 500 giảm 51,4 điểm (tương đương 1,79%), xuống 2.823,16 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 89,41 điểm (1,03%), xuống 8.560,73 điểm.
Trong 11 lĩnh vực của chỉ số S&P 500, chỉ số năng lượng giảm 3,7% trong phiên này và từ đầu năm đến nay đã giảm 45%, mức giảm mạnh nhất.
Trong phiên giao dịch ngày 20/4, giá vàng thế giới đã tăng đến 1% sau khi có thời điểm chạm mức thấp nhất trong hơn một tuần qua, khi sự sụt giảm của giá dầu thô Mỹ xuống mức thấp kỷ lục đã khiến các tài sản rủi ro "thất thế" và đưa giới đầu tư tìm đến sự an toàn từ vàng.
Vào lúc 23 giờ 10 phút ngày 20/4 (theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.692,26 USD/ounce, sau khi có thời điểm giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 9/4 là 1.670,55 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn cũng tăng 0,7% và khép phiên ở mức 1.711,20 USD/ounce.
Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của công ty OANDA, Edward Moya cho rằng giá vàng đang gia tăng trước những dự đoán rằng các biện pháp kích thích tiền tệ chưa từng có trên toàn cầu sẽ chỉ gia tăng và sau khi dự báo biến động mang tính lịch sử trong ngành dầu mỏ cho thấy hoạt động kinh tế toàn cầu còn lâu mới có thể phục hồi trở lại bình thường.
Trong khi đó, một cuộc khảo sát mới đây của ngân hàng Deutsche Bank cho thấy thị trường đã trở nên thiếu tự tin hơn nhiều về khả năng châu Âu và Mỹ sẽ khôi phục lại hoạt động kinh doanh trước mùa Hè, dù nhiều nước đang bắt đầu dần mở cửa trở lại nền kinh tế.
Phương Hoa
Giá dầu thế giới diễn biến trái chiều trong phiên 13/4 Giá dầu thế giới diễn biến trái chiều phiên 13/4 do việc các nước sản xuất dầu hàng đầu đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mang tính lịch sử không đủ để làm dịu bớt những quan ngại về ảnh hưởng tiêu cực của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nhu cầu "vàng đen" toàn cầu. Một...