Giá dầu hôm nay 7/9 giảm mạnh do nhu cầu thị trường yếu
Giá dầu hôm nay giảm do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường còn quá yếu, trong khi đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Tính đến đầu giờ sáng nay 7/9 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao dịch ở ngưỡng 39,17 USD/thùng – giảm 1,51%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 42,08 USD/thùng – giảm 1,36%.
Giá dầu đang hướng đến mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 6 do lo ngại về sự phục hồi kinh tế chậm từ đại dịch Covid-19.
Giá dầu cũng chịu áp lực bởi sự sụt giảm kéo dài trên thị trường chứng khoán Mỹ. Ngoài ra, tăng trưởng việc làm của Mỹ đã chậm lại trong tháng 8 do gói hỗ trợ tài chính từ chính phủ.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã giảm xuống 8,4% trong tháng trước, so với mức dự báo 9,8%. Điều này khiến giới phân tích thị trường cho rằng sẽ giảm bớt sự cấp bách của Washington trong việc thông qua luật kích thích kinh tế bổ sung. Tuy nhiên, theo dữ liệu từ chính phủ cho thấy thâm hụt thương mại đã tăng vọt 18,9% trong tháng 7.
Trong một diễn biến khác, giới chức Iraq phủ nhận họ đang tìm cách miễn trừ cắt giảm dầu của OPEC trong quý đầu tiên của năm tới.
Nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC cũng cho biết họ có thể tìm cách gia hạn thêm 2 tháng cho đến cuối tháng 11 để thực hiện cắt giảm bồi thường bổ sung theo thỏa thuận OPEC .
Video đang HOT
Giới đầu tư bất an, đà bán tháo chưa dừng lại
Lo ngại trước mức định giá cao của thị trường và dữ liệu cho thấy kinh tế phục hồi một cách chắp vá, phố Wall tiếp tục giảm điểm trong phiên cuối tuần (4/9).
Theo báo cáo việc làm được Bộ Lao động Mỹ công bố hôm thứ Sáu (4/9), tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 8 tại nước này đã giảm xuống còn 8,4% từ mức 10,2% trong tháng 7, tốt hơn dự đoán của các nhà phân tích trước đó.
Đây cũng là lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020, tỷ lệ này giảm xuống dưới 10%. Tuy nhiên, bảng lương phi nông nghiệp lại tăng ít hơn kỳ vọng.
Bất chấp tỷ lệ thất nghiệp giảm 4 tháng liên tiếp, cho tới nay tổng số việc làm được khôi phục vẫn chưa bằng một nửa trong số 22 triệu việc làm đã bị mất vì đại dịch Covid-19. Tính tới giữa tháng 8, vẫn còn hơn 29 triệu người Mỹ phải nhận trợ cấp thất nghiệp.
Nhìn vào số liệu tăng trưởng việc làm mới thực tế đã chậm dần kể từ tháng 6, đặc biệt trong các ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng và giải trí vốn chịu tác động mạnh từ đại dịch, giới phân cho rằng, đây là dấu hiệu cho thấy nước Mỹ có thể sẽ phải trải qua giai đoạn phục hồi sau suy thoái kéo dài và rất gian nan.
Ngoài ra, những tin tức về việc làm không giúp ích gì cho tiến độ đàm phán về gói cứu trợ kinh tế mới giữa các nhà lập pháp hai phe Dân chủ và Cộng hòa đang bị chia rẽ mạnh mẽ ở Washington.
Sau phiên giao dịch cuối tuần đầy biến động, các chỉ số chính của phố Wall đồng loạt giảm điểm. Theo giới quan sát, với thực tế hiện đang là thời điểm các nhà đầu tư tổ chức quay trở lại sau kỳ nghỉ hè, sự sụt giảm này có thể là tín hiệu về hai tháng đầy khó khăn trước cuộc bầu cử tổng Mỹ sắp tới, đồng thời là lời cảnh báo về những cạm bẫy kinh tế tiềm ẩn.
Kết thúc phiên 4/9, chỉ số Dow Jones giảm -159,42 điểm (-0,56%), xuống 28.133,31 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 28,10 điểm (-0,81%), xuống 3.426,96 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 144,97 điểm (-1,27%), xuống 11.313,14 điểm.
Trong tuần, S&P 500 giảm 2,31% sau 5 tuần tăng liên tiếp. Dow Jones mất 1,82% và Nasdaq Composite giảm 3,27%.
Chứng khoán châu Âu cũng tiếp tục giảm điểm đồng loạt trong phiên cuối tuần sau khi chứng kiến đà giảm sâu tại Phố Wall trong phiên 3/9 do xu hướng bán tháo chốt lời, khiến nhóm cổ phiếu công nghệ đồng loạt sụt giảm sau nhiều tháng bật tăng mạnh mẽ.
Kết thúc phiên 4/9, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 51,78 điểm (-0,88%), xuống 5.799,08 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 215,11 điểm (-1,65%), xuống 12.842,66 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 44,45 điểm (-0,89%), xuống 4.965,07 điểm.
Tính chung tuần qua, chỉ số FTSE 100 giảm 2,76%, chỉ số DAX giảm 1,46% và CAC40 giảm 0,76%.
Chịu áp lực từ phiên bán tháo 3/9 trên phố Wall, thị trường chứng khoán châu Á cũng đồng loạt giảm điểm trong phiên cuối tuần qua.
Kết thúc phiên 4/9, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 260,10 điểm (-1,11%), xuống 23.205,43 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 29,61 điểm (-0,87%), xuống 3.355,37 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 312,15 điểm (-1,25%), xuống 24.695,45 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 27,65 điểm (-1,15%), xuống 2.368,25 điểm.
Trong tuần, chỉ số Nikkei 225 tăng gần 1,4%, chỉ số Shanghai Composite giảm 1,42%, chỉ số Hang Seng giảm 2,86 và chỉ số Kospi tăng 0,61%.
Giá vàng trong tuần không thể tăng đạt ngưỡng 2.000 USD/ounce như kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư.
Kết thúc phiên 4/9, giá vàng giao ngay tăng 3,6 USD (-0,19%), lên 1.934,80 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 10 giảm 4 USD (-0,21), đứng ở mức 1.926,2 USD/ounce.
Tính chung cả tuần, giá vàng giao ngay giảm 1,5%, giá vàng tương lai giao tháng 10 giảm 2,06%.
Khảo sát các nhà phân tích và giới đầu tư đều cho thấy, giá kim loại quý này vẫn chưa thể khởi sắc trong tuần tới. Tâm lý trên thị trường cũng khá thận trọng và giá vàng khó vượt qua ngưỡng kháng cự 2.000 USD/ounce.
Cụ thể, trong 15 chuyên gia tại Phố Wall trả lời khảo sát tuần này, có 4 người, chiếm 27% dự báo giá vàng sẽ tăng trong tuần mới; trong khi số người dự báo giảm là 6 người, chiếm 40%; 5 người còn lại, chiếm 33% cho rằng giá sẽ đi ngang.
Trong khi đó, tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường vẫn rất lạc quan. Trong 1.263 nhà đầu tư tham gia khảo sát trực tuyến, có 738 người, chiếm 58% dự báo giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong tuần mới, cao hơn con số 57% của tuần trước đó; 272 người, chiếm 22% dự báo giá giảm, thấp hơn con số 24% của tuần trước đó; 253 lượt dự báo giá đi ngang, chiếm 20%.
Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu cũng giảm sâu trước những lo ngại về triển vọng nhu cầu, cùng với đà sụt giảm trên thị trường chứng khoán và sự tăng giá của đồng USD.
Kết thúc phiên 4/9, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,467 USD (-3,9%), xuống 39,77 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,41 USD (-3,31%), xuống 42,66 USD/thùng.
Với mức giảm 7% trong tuần qua, giá dầu WTI đã kết thúc chuỗi 4 tuần tăng liên tiếp, trong khi giá dầu Brent cũng giảm 6,9% trong cả tuần.
Nhận định giá xăng dầu tuần tới (7/9-13/9): Tiếp tục sụt giảm, có thể về mốc 24 USD/thùng Giá xăng dầu tuần tới được các chuyên gia dự báo tiếp tục sụt giảm mạnh trong bối cảnh chính phủ Mỹ vừa công bố một loạt các dữ liệu kinh tế kém lạc quan, làm dấy lên lo ngại tình trạng dư cung trên thị trường Giá dầu thô đang bị chi phối nghiêm trọng từ con số thất nghiệp mới được...