Giá dầu châu Á giảm khi dự trữ dầu thô của Mỹ đột ngột tăng mạnh
Giá dầu châu Á giảm trong phiên chiều 28/5, sau khi các số liệu của Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô của nước này đột ngột tăng mạnh, qua đó làm giảm kỳ vọng về sự phục hồi nhu cầu mạnh mẽ khi một số quốc gia bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa được áp dụng trước đó nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Nhà máy lọc dầu Abqaiq của Aramco tại Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào lúc 14 giờ 9 phút giờ Việt Nam, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn giảm 3% xuống 31,83 USD/thùng, sau khi giảm tới 5% xuống 31,14 USD/thùng trước đó trong cùng phiên. Giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn giảm 2% xuống 34,03 USD/thùng, sau khi có lúc tụt xuống 33,63 USD/thùng.
Viện Xăng dầu Mỹ (API) vừa công bố số liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng 8,7 triệu thùng dầu trong tuần kết thúc vào ngày 22/5, trái ngược mức dự báo giảm 1,9 triệu thùng dầu của giới phân tích.
Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, cho biết số liệu của API hoàn toàn nằm ngoài dự đoán và điều này đồng nghĩa với việc số liệu về dự trữ dầu thô của Mỹ do Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) sắp công bố sẽ được theo dõi chặt chẽ.
Stephen Innes, nhà chiến lược trưởng phụ trách các thị trường toàn cầu tại AxiCorp, cho rằng với thị trường dầu mỏ được cho là sẽ tái cân bằng với tốc độ nhanh hơn dự kiến, các nhà đầu tư sẽ dõi theo sát sao kết quả cuộc họp sắp tới giữa các nhà sản xuất trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Giá dầu châu Á chiều 15/5 vẫn áp sát mức cao nhất trong hơn 1 tháng
Vào lúc 14 giờ 07 phút ngày 15/5 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent tại thị trường châu Á tăng 1,21 USD (3,9%) lên 32,34 USD/thùng, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 14/4 (32,44 USD/thùng).
Một nhà máy lọc dầu tại Ulsan, cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 414km về phía Đông Nam, ngày 23/4/2020. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Giá dầu tại thị trường châu Á trong phiên chiều 15/5 đã tăng hơn 3% lên mức cao nhất trong hơn 1 tháng trong bối cảnh những dấu hiệu cho thấy nhu cầu dầu thô thế giới tăng.
Giá dầu Brent đã tăng gần 7% trong phiên trước (14/5) và hiện đang đứng trước mức tăng 3% trong cả tuần này, sau hai tuần tăng liên tiếp.
Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 92 xu Mỹ (3,3%) lên 28,48 USD/thùng sau khi tăng lên mức 28,54 USD/thùng trong cùng phiên này, mức cao nhất kể từ đầu tháng 4/2020.
Giá dầu WTI đã tăng 9% trong phiên giao dịch 14/5 và đang hướng tới tuần tăng thứ 3 liên tiếp với mức tăng khoảng 15%.
Với thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC , có hiệu lực từ đầu tháng 5/2020, nhu cầu dầu thế giới đã có sự cải thiện.
Số liệu công bố ngày 15/5 cho thấy tiêu thụ dầu thô hàng ngày của Trung Quốc đã phục hồi trong tháng 4/2020 khi các nhà máy lọc dầu ở nước này tăng cường hoạt động sản xuất.
Tập đoàn ngân hàng-tài chính Barclays (Vương quốc Anh) đã nâng dự báo giá dầu Brent và WTI thêm 5-6 USD/thùng trong năm 2020 và thêm 16 USD/thùng trong năm 2021. Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán lượng dầu thô dự trữ toàn cầu sẽ giảm khoảng 5,5 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm 2020.
Về phần mình, nhà phân tích thị trường cao cấp Edward Moya của OANDA cho rằng giá dầu WTI sẽ chật vật để phá ngưỡng 30 USD/thùng cho đến khi triển vọng kinh tế của Mỹ được cải thiện và một số rủi ro suy giảm "hạ nhiệt"./.
Giá dầu đã nới rộng đà giảm trên thị trường châu Á trong phiên 7/5 Triển vọng của ngành dầu mỏ vẫn ảm đạm, bất chấp số liệu cho thấy Trung Quốc nhập khẩu nhiều dầu hơn trong tháng Tư vừa qua. Một nhà máy lọc dầu tại Ulsan, cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 414km về phía Đông Nam, ngày 23/4 vừa qua. (Ảnh: Yonhap/TTXVN) Giá dầu đã nới rộng đà giảm trên thị trường châu...