Giá dầu châu Á giảm do lo ngại nhu cầu tiêu thụ thấp
Làn sóng COVID-19 thứ hai, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu phục hồi chậm và giá thấp, đặt ra câu hỏi về việc liệu thời điểm tăng sản lượng khai thác có sớm hay không.
Một cơ sở khai thác dầu tại Riyadh, Saudi Arabia. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong phiên giao dịch chiều 23/10, giá dầu châu Á ở mức gần 42 USD/thùng, song hướng tới tuần giảm đầu tiên trong ba tuần qua, giữa lúc số ca lây nhiễm COVID-19 tăng cao tại Mỹ và châu Âu, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong bối cảnh sản lượng dầu của Libya tăng.
Một số bang của Mỹ thông báo số ca lây nhiễm COVID-19 tăng cao kỷ lục, trong khi Pháp kéo dài lệnh giới nghiêm vốn tác động tới khoảng 2/3 dân số nước này giữa lúc làn sóng COVID-19 thứ hai đang lan rộng khắp châu Âu.
Vào lúc 15 giờ 10 phút ngày 23/10 (theo giờ Việt Nam), giá dầu Brent tăng 6 xu Mỹ (hay 0,1%) lên 42,52 USD/thùng sau khi tăng 1,7% trong phiên giao dịch trước đó.
Video đang HOT
Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 7 xu Mỹ (0,2%) xuống 40,57 USD/thùng. Cả dầu Brent và dầu WTI đều đang trên đà giảm trong tuần.
Chuyên gia Eugen Weinberg thuộc ngân hàng Commerzbank cho biết có rất ít yếu tố hỗ trợ cho nhu cầu trong khi số ca lây nhiễm COVID-19 mới tăng cao. Ngoài ra, ông cho biết thêm giá dầu còn chịu áp lực từ nguồn cung.
Sản lượng khai thác dầu mỏ của Libya, vốn gần như đình trệ kể từ tháng 1 do tình hình bất ổn, đã đạt 500.000 thùng/ngày và sẽ tăng thêm vào cuối tháng 10.
Dầu mỏ nhận được một số hỗ trợ từ các bình luận của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/10 rằng Moskva không bỏ các thỏa thuận gia hạn việc cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ của OPEC nếu điều kiện thị trường được đảm bảo.
OPEC , một nhóm gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh trong đó có Nga, sẽ tăng sản lượng khai thác thêm 2 triệu thùng dầu/ngày vào tháng 1/2021 như một phần trong kế hoạch tăng nguồn cung dần lên khi nhu cầu phục hồi.
Tuy nhiên, làn sóng COVID-19 thứ hai, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu phục hồi chậm và giá thấp, đặt ra câu hỏi về việc liệu thời điểm tăng sản lượng khai thác có sớm hay không.
OPEC đã thực hiện đợt cắt giảm nguồn cung kỷ lục từ tháng 5/2020, nhằm giúp tăng giá “vàng đen” từ mức thấp lịch sử. Dầu Brent đã phục hồi tăng từ mức thấp nhất 21 năm qua khi giao dịch ở mức 16 USD/thùng trong tháng Tư./.
Giá dầu châu Á giảm mạnh trong phiên chiều 17/9 do lo ngại nhu cầu yếu
Tại thị trường châu Á, giá dầu Brent giảm 67 xu Mỹ (tương đương 1,6%) xuống 41,55 USD/thùng trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 70 xu Mỹ (1,7%) xuống 39,46 USD/thùng.
Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Los Angeles, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong phiên giao dịch chiều 17/9, giá dầu châu Á giảm sau khi tăng mạnh hai phiên trước đó, giữa lúc các nhà đầu tư lo ngại nhu cầu nhiên liệu yếu lại xuất hiện và các nhà sản xuất dầu mỏ tại Vịnh Mexico chuẩn bị nối lại hoạt động khai thác sau cơn bão Sally.
Tại thị trường châu Á, giá dầu Brent giảm 67 xu Mỹ (tương đương 1,6%) xuống 41,55 USD/thùng vào lúc 13 giờ 28 phút ngày 17/9 (theo giờ Việt Nam). Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 70 xu Mỹ (1,7%) xuống 39,46 USD/thùng. Cả hai loại dầu này đều tăng hơn 4% trong phiên 16/9.
Chuyên gia thị trường dầu mỏ Vandana Hari thuộc Vanda Insights cho hay nhiều nhà đầu tư tiến hành bán chốt lời trong phiên sáng nay, bởi họ tin rằng giá dầu thô trên thị trường có xu hướng xuống thấp hơn nữa trong nửa cuối năm nay và đặc biệt họ không tiến hành mua vào để đẩy giá dầu tăng mạnh phiên trước đó.
Ngoài ra, giá dầu thô còn bị kéo xuống thấp hơn bởi dự trữ các sản phẩm chưng cất từ dầu mỏ của Mỹ, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi, tăng cao hơn dự kiến, điều làm dấy lên lo ngại về nhu cầu nhiên liệu của nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là nước tiêu thụ nhiên liệu hàng đầu.
Mới đây, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thông báo dự trữ sản phẩm chưng cất dầ u mỏ của Mỹ trong tuần qua tăng 3,5 triệu thùng, trong khi nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu giảm 27,3% so với cùng kỳ năm trước, xuống 2,81 triệu thùng/ngày.
Theo kế hoạch, Bộ trưởng Dầu mỏ các quốc gia thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu liên minh (còn gọi là OPEC ) sẽ có cuộc họp trực tuyến để thảo luận về nguồn cung dầu trong ngày 17/9. Giới phân tích dự đoán khó có khả năng các nước đưa ra đề xuất cắt giảm sản lượng dầu hơn nữa./.
Giá dầu châu Á giảm gần 1 USD mỗi thùng trong phiên 11/5 Nguy cơ làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai ở Trung Quốc và Hàn Quốc đã gây hoang mang cho các nhà đầu tư ngay cả khi nhiều nước bắt đầu dần nới lỏng các hạn chế. Một nhà máy lọc dầu tại Ulsan, cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 414km về phía Đông Nam, ngày 23/4/2020. (Ảnh: Yonhap/TTXVN) Giá dầu giảm...