Giá dầu châu Á đi lên nhờ thoả thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+
Trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,6% lên 23,13 USD/thùng, sau khi chạm mức 24,74 USD/thùng trước đó trong cùng phiên.
Giá dầu thế giới đi lên. (Nguồn: politico)
Trong phiên giao dịch 13/4, giá dầu châu Á đi lên sau khi các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), trong đó có Nga, còn gọi là OPEC , đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm vực dậy giá dầu.
Tuy nhiên, đà tăng của giá “vàng đen” đã bị hạn chế giữ lúc có những lo ngại rằng thoả thuận này chưa đủ để ngăn chặn tình trạng dư cung khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ảnh hưởng đến nhu cầu.
Trên sàn giao dịch điện tử Singapore, lúc 14 giờ 09 phút (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,6% lên 23,13 USD/thùng, sau khi chạm mức 24,74 USD/thùng trước đó trong cùng phiên.
Còn giá dầu Brent Biển Bắc tăng 0,5% lên 31,64 USD/thùng, sau khi mở phiên tăng lên 33,99 USD/thùng.
Giá dầu đã giảm hơn 50% kể từ mức đỉnh ghi nhận được hồi tháng 1/2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế thế giới đình trệ và tác động đến nhu cầu nhiên liệu.
Video đang HOT
Sự bật tăng của giá dầu diễn ra sau khi OPEC nhất trí cắt giảm sản lượng khoảng 9,7 triệu thùng/ngày trong hai tháng 5-6/2020, sau bốn ngày đàm phán căng thẳng. Con số này tương đương 10% nguồn cung dầu toàn cầu.
Lãnh đạo các nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Quốc Vương Saudi Arabia Salman đều ủng hộ thỏa thuận cắt giảm sản lượng nói trên.
Về phần mình, Tổng thống Trump đã hoan nghênh thoả thuận này, nói rằng nhiều việc làm trong ngành năng lượng Mỹ sẽ được “cứu.”
Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia cho hay Saudi Arabia, Kuwait và UAE tình nguyện cắt giảm sản lượng nhiều hơn so với mức cam kết, qua đó có thể giúp nguồn cung của OPEC giảm khoảng 12,5 triệu thùng/ngày so với mức hiện nay.
Tuy nhiên, giới phân tích bày tỏ sự hoài nghi về mức độ tuân thủ cam kết của các nhà sản xuất. Hơn nữa, lo ngại về nhu cầu đang làm hạn chế đà tăng của giá dầu. Tiêu thụ nhiên liệu trên thế giới đã giảm gần 30% do ảnh hưởng của dịch COVID-19./.
Minh Hằng
Giá dầu châu Á tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
Vào lúc 7 giờ 58 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn tăng 1,23 USD (3,9%) lên 32,71 USD/thùng sau khi mở phiên tăng lên mức cao 33,99 USD/thùng.
Đổ xăng cho phương tiện tại một trạm xăng. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Giá dầu châu Á tăng hơn 1 USD/thùng trong phiên giao dịch 13/4 sau khi các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt cuối cùng cũng đã nhất trí về một thỏa thuận cắt giảm sản lượng quy mô lớn chưa từng có.
Tuy nhiên, đà tăng của giá "vàng đen" trong phiên này bị giới hạn bởi nỗi lo thị trường dư cung khi nhu cầu đối dầu mỏ giảm do dịch COVID-19.
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 1,39 USD/thùng (6,1%) lên 24,15 USD/thùng sau khi tăng đạt mức cao 24,74 USD/thùng.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Nga và các quốc gia sản xuất dầu mỏ khác ngày 12/4 nhất trí cắt giảm sản lượng ở mức cao kỷ lục, tương đương khoảng 10% nguồn cung toàn cầu.
Động thái này được đưa ra nhằm bình ổn giá "vàng đen" trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan rộng trên thế giới.
Cụ thể, OPEC cùng các nước đối tác, còn được gọi là OPEC nhất trí cắt giảm 9,7 triệu thùng dầu/ngày trong thời gian hai tháng từ tháng 5-6/2020.
Kết quả này đạt được sau 4 ngày đàm phán căng thẳng, trong đó có cuộc dàn xếp với Mexico.
Theo một số nguồn tin từ OPEC, thỏa thuận trên đã được nhất trí trong cuộc họp trực tuyến diễn ra cùng ngày và thỏa thuận này đã được xác nhận trong tuyên bố do Bộ Năng lượng Kazakhstan đưa ra.
Đây được coi là đợt cắt giảm sản lượng lớn nhất từ trước đến nay và các nước OPEC cũng sẽ tiếp tục từng bước cắt giảm sản lượng trong vòng hai năm, cho đến tháng 4/2022.
Ngoài ra, OPEC còn bày tỏ mong muốn các nhà sản xuất ngoài nhóm như Mỹ, Canada, Brazil và Na Uy cắt giảm sản lượng thêm 5%, tương đương 5 triệu thùng/ngày.
Nhận định về thỏa thuận nói trên, Phó Chủ tịch IHS Markit Daniel Yergin cho biết việc đạt được thỏa thuận cho phép ngành dầu mỏ toàn cầu và các nền kinh tế cũng như các ngành công nghiệp phụ thuộc vào ngành này tránh được một cuộc khủng hoảng rất sâu.
Các nhà lãnh đạo của ba nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới gồm Nga, Mỹ và Saudi Arabia đều ủng hộ thỏa thuận này, theo nguồn tin từ Điện Kremlin./.
K.Dung
Lo ngại tình trạng cung vượt cầu, giá dầu châu Á giảm mạnh phiên 1/4 Dự trữ dầu thô lớn hơn dự kiến của Mỹ và sự chia rẽ ngày càng sâu sắc trong nội bộ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) càng làm gia tăng lo ngại của thị trường về tình trạng cung vượt cầu. Một cơ sở lọc dầu của Aramco ở Saudi Arabia. (Ảnh: AFP/TTXVN) Giá dầu tiếp tục đi xuống...