Giá dầu châu Á chiều 30/5 chạm mức cao nhất hai tháng
Giá dầu châu Á tăng trong phiên giao dịch chiều 30/5 khi chạm ngưỡng cao nhất trong hơn hai tháng qua, giữa bối cảnh giới đầu tư đáng đợi chờ xem liệu Liên minh châu Âu (EU) có đạt được một thỏa thuận về việc cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga.
Một trạm xăng ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào lúc 13 giờ 59 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent giao tháng Bảy tăng 47 xu Mỹ (0,4%) lên 119,90 USD/thùng sau khi chạm mức cao nhất hai tháng là 120,50 USD/thùng vào đầu phiên giao dịch. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 72 xu Mỹ (0,6%) lên 115,79 USD/thùng, qua đó tiếp nối đà tăng mạnh trong tuần qua.
EU sẽ nhóm họp hai ngày 30-31/5 để thảo luận về gói trừng phạt tiếp theo đối với Nga vì cuộc khủng hoảng Ukraine. Bất kỳ lệnh cấm nào nữa đối với dầu mỏ của Nga sẽ thắt chặt thị trường dầu thô vốn đã căng thẳng về nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay tăng mạnh khi nhu cầu đi du lịch Hè tăng mạnh ở Mỹ và châu Âu.
Khẳng định sự thắt chặt của thị trường, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác bao gồm Nga, còn được gọi OPEC , sẽ từ chối lời kêu gọi của phương Tây nhằm tăng tốc bổ sung sản lượng dầu trong cuộc họp vào ngày 2/6. Họ sẽ bám sát kế hoạch tăng 432.000 thùng dầu mỗi ngày vào tháng Bảy, các nguồn tin cho biết.
Video đang HOT
Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi sự giảm giá của đồng USD khi các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về việc Mỹ tăng mạnh lãi suất và những lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu giảm dần. Đồng USD yếu khiến dầu trở nên ít đắt hơn đối với các nhà nhập khẩu nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Giá dầu lắng xuống khi rủi ro nguồn cung vượt quá lo lắng về kinh tế
Giá dầu ổn định cao hơn một chút vào hôm 20/5 do lệnh cấm của Liên minh châu Âu đối với dầu của Nga và việc nới lỏng hạn chế do COVID-19 ở Trung Quốc đã làm giảm lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu.
Ảnh minh họa.
Giá dầu Brent giao tháng 7 tăng 51 cent, tương đương 0,5% lên 112,55 USD/thùng. Giá dầu WTI của Hoa Kỳ giao tháng 6 tăng 1,02 USD, tương đương 0,9%, lên mức 113,23 USD/thùng vào ngày cuối cùng của tháng đầu tiên.
WTI đã ghi nhận tuần tăng thứ tư liên tiếp, lần gần đây nhất là vào giữa tháng Hai. Dầu Brent đã tăng khoảng 1% trong tuần này sau khi giảm khoảng 1% vào tuần trước.
Hợp đồng WTI được giao dịch tích cực hơn cho tháng 7 đã tăng khoảng 0,4% lên 110,28 USD/thùng.
Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA cho biết: "Rủi ro vẫn nghiêng theo chiều ngược lại... do Trung Quốc mở cửa trở lại và tiếp tục nỗ lực hướng tới lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga bởi EU".
Tại Trung Quốc, Thượng Hải không có bất kỳ dấu hiệu thay đổi nào đối với kế hoạch kết thúc đợt phong tỏa kéo dài trên toàn thành phố vào ngày 1/6, mặc dù thành phố đã công bố các trường hợp COVID-19 mới đầu tiên bên ngoài các khu vực cách ly trong năm ngày.
Thị trường năng lượng hy vọng việc dỡ bỏ một số hạn chế coronavirus ở Thượng Hải sẽ thúc đẩy nhu cầu năng lượng. Vì Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.
EU đang hy vọng đạt được một thỏa thuận về đề xuất cấm nhập khẩu dầu thô của Nga, bao gồm cả việc gia công cho các quốc gia thành viên phụ thuộc nhiều nhất vào dầu của Nga, chẳng hạn như Hungary.
Chiều 5/4, giá dầu châu Á đi lên Trong phiên giao dịch chiều 5/4, giá dầu tại thị trường châu Á đi lên, khi Mỹ và châu Âu lên kế hoạch cho các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, làm dấy lên lo ngại về sự thắt chặt nguồn cung toàn cầu. Một trạm xăng ở Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Vào lúc 15 giờ 1 phút...