Giá dầu Brent chạm mức ‘đáy’ kể từ tháng 11/2002
Giá dầu thô giảm mạnh trong phiên ngày 30/3 trên thị trường châu Á, trong đó dầu Brent chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11/2002 trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 xấu đi và cuộc chiến giá cả giữa Saudi Arabia và Nga chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Đổ xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 18/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào lúc 9 giờ 49 phút (theo giờ Việt Nam), giá dầu Brent Biển Bắc giảm 6,7% (1,68 USD) xuống 23,25 USD/thùng, sau khi có lúc giảm xuống mức 23,03 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2002.
Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 5,4%, (1,17 USD) xuống 20,34 USD/thùng. Loại dầu này đã có lúc rơi xuống mức 19,92 USD/thùng, gần mức “đáy” của 18 tháng ghi nhận được hồi đầu tháng này.
Thị trường dầu đã bị tác động bởi tình hình dịch COVID-19 khiến nhu cầu giảm sút và cuộc chiến giá cả giữa Saudi Arabia và Nga đang làm nguồn cung trên thị trường đầy lên.
Saudi Arabia ngày 27/3 cho biết sẽ không đàm phán với Nga để cân bằng thị trường dầu mỏ bất chấp sức ép ngày càng tăng từ Washington nhằm ngăn chặn giá lao dốc trong dịch COVID-19. Một quan chức cấp cao của Nga trước đó nói rằng nhiều nước sản xuất dầu có thể hợp tác với Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga để hỗ trợ giá.
Video đang HOT
Do nhu cầu hiện được dự báo sẽ giảm 15 – 20 triệu thùng/ngày, giảm 20% so với năm 2019, các nhà phân tích cho hay việc các nước cắt giảm lượng lớn sản lượng sẽ là cần thiết, không chỉ riêng OPEC.
Minh Hằng
Giá dầu bật tăng mạnh nhờ các gói kích thích kinh tế
Giá dầu bước vào ngày tăng thứ hai liên tiếp sau khi Fed công bố một loạt các biện pháp mạnh mẽ nhằm hỗ trợ nước Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới trước ảnh hưởng của đại dịch trong khi các nhà đầu tư kỳ vọng về thỏa thuận hạn chế sản lượng giữa Ả Rập Xê Út và Mỹ.
Ảnh minh họa.
Thị trường dầu mỏ đang có những tín hiệu tích cực sau khi giá sụt giảm hơn 60% kể từ đầu năm do ảnh hưởng của Covid-19 đối với nhu cầu toàn cầu và cuộc chiến thị phần giữa Ả Rập Saudi và Nga trong việc cung cấp lượng dầu kỷ lục vào thị trường từ tháng 4 năm nay. Các nhà tinh chế của Úc là Viva Energy và Caltex Australia Ltd còn dự báo nhu cầu nhiên liệu máy bay sẽ giảm từ 80% đến 90% do việc di chuyển bằng đường hàng không bị đình trệ và có kế hoạch giảm bớt nhu cầu dầu thô.
Giá dầu đã tăng trong ngày thứ hai liên tiếp sau khi Cục Dự trữ Liên bang công bố một loạt các biện pháp mạnh mẽ nhằm hỗ trợ nước Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới trước ảnh hưởng của đại dịch trong khi các nhà đầu tư kỳ vọng về thỏa thuận hạn chế sản lượng giữa Ả Rập Xê Út và Mỹ.
Giá dầu West Texas Intermediate giao tháng 5 tăng 5,4% lên 24,62 USD/thùng trên Sàn giao dịch hàng hóa New York vào lúc 9h55 sáng nay 24/3 tại Singapore, sau khi tăng 4,2% vào hôm qua.
Giá dầu Brent giao tháng 5 tăng 4,5% lên 28,24 USD/thùng trên sàn giao dịch ICE Futures Europe sau khi đóng cửa tăng 0,2% vào hôm qua. Điểm chuẩn dầu thô toàn cầu được giao dịch ở mức cao hơn 3,60 USD cho WTI.
Hợp đồng tương lai dầu thô của Mỹ tăng gần 3% vào hôm nay 24/3 sau khi Fed cam kết mua số lượng lớn trái phiếu kho bạc và chứng khoán được thế chấp không giới hạn và cũng thiết lập các chính sách hỗ trợ để đảm bảo dòng tín dụng cho các doanh nghiệp. Hành động của Fed được đưa ra khi gói giải cứu tài chính của chính phủ Mỹ vẫn bị đình trệ.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ - Dan Brouillette cho biết khả năng hình thành liên minh dầu Mỹ - Ả Rập là một ý tưởng đang được xem xét để ổn định giá cả. Bình luận của ông được đưa ra sau khi Ryan Sitton, một trong ba ủy viên tại Ủy ban Đường sắt Texas, nhận được lời mời tham dự cuộc họp tháng 6 của OPEC, mặc dù các đề xuất của ông về việc hạn chế sản lượng đã bị chỉ trích bởi một số nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ và các thành viên của ủy ban.
Trước đó, OPEC đã có cuộc đàm phán với cơ quan quản lí năng lượng bang Texas và các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ về việc phối hợp cắt giảm sản lượng dầu, một động thái chưa từng có của các nhà sản xuất lớn nhất thế giới để chống lại tác động lây lan của Covid-19 đối với nhu cầu nhiên liệu. Cuộc họp diễn ra khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump tìm kiếm nhiều con đường để ổn định thị trường dầu trong nước và là một phần trong những nỗ lực ngoại giao với các đối tác ở Ả Rập Xê Út, nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Dầu thô đã mất gần một nửa giá trị trong tháng 3 khi sự bùng phát của virus Covid-19 khiến các nền kinh tế rơi vào bế tắc và sự sụp đổ của liên minh OPEC đã khơi mào cho một cuộc chiến giá cả. IHS Markit ước tính rằng nhu cầu dầu toàn cầu trong quý hai sẽ giảm 14 triệu thùng mỗi ngày, trong khi Sanford C. Bernstein & Co. dự báo mức tiêu thụ có thể giảm tới 20% trong nửa này.
"Thông báo mới đây của Fed đã thúc đẩy các yếu tố lạc quan trên tất cả các thị trường, tuy nhiên, điều đó có thể chỉ kéo dài một vài ngày đối với dầu mỏ", Howie Lee, nhà kinh tế của Oversea - China Bank Corp tại Singapore cho biết, giá có thể sẽ vẫn ở mức thấp như hiện nay, ông nói.
Các nhà máy lọc dầu trên khắp nước Mỹ đang bị buộc phải đẩy mạnh hoạt động trở lại trong bối cảnh nhu cầu xăng dầu và giá cả giảm mạnh. Tại Chicago, giá nhiên liệu động cơ bán buôn giảm xuống chỉ còn 15 xu/gallon, rẻ hơn cả một nắm kẹo cao su. Trong khi đó, nhà sản xuất Nigeria đã đề nghị bán dầu thô vào tháng 4 với mức chiết khấu lớn bất thường, mặc dù các thương nhân cho biết chi phí khai thác dầu tại quốc gia Tây Phi này không hề rẻ.
Trong một dấu hiệu cho thấy một số nhà đầu tư có thể đang cố gắng bắt đáy cho sự sụp đổ giá. Các nhà đầu tư đã bơm một lượng tiền mặt kỷ lục vào quỹ giao dịch theo dõi giá dầu thô lớn nhất, thông qua việc bơm 765 triệu USD vào Quỹ dầu mỏ Hoa Kỳ vào tuần trước, dữ liệu do Bloomberg tổng hợp cho thấy, khi WTI lao dốc.
Thái Bích Phương
Giá dầu thế giới tăng đáng kể trong phiên 19/3 Giá dầu thế giới đã tăng đáng kể trong phiên giao dịch 19/3, giữa bối cảnh thị trường dầu mỏ toàn cầu nỗ lực lấy lại đà phục hồi sau khi sụt giảm mạnh thời gian qua do tác động tiêu cực của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Đổ xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Los Angeles, bang...