Giả danh cán bộ cảnh sát giao thông “phạt nguội” để lừa đảo
Xuất hiện tình trạng lợi dụng công tác xử lý hành chính vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ qua hình ảnh (phạt nguội) của lực lượng cảnh sát giao thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản…
Đó là thông tin vừa được Công an tỉnh Vĩnh Phúc đưa ra khi xuất hiện thủ đoạn lừa đảo xảy ra ở địa phương này.
Theo đó, thủ đoạn của đối tượng giả danh là cán bộ của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an gọi điện thoại (hoặc sử dụng robocall – hệ thống gọi tự động) thông báo cho bị hại đã bị xử lý hành chính vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ qua hình ảnh; yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân và làm theo các bước hướng dẫn nộp phạt nhằm thực hiện hành vi lừa đảo.
Đối tượng đề nghị người nghe cung cấp số biên bản, nếu chưa nhận được biên bản thì cung cấp tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, căn cước công dân, số hộ chiếu, số tài khoản ngân hàng… để Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh), hoặc Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cung cấp số biên bản, hành vi vi phạm, hình thức xử lý, số tiền bị xử phạt.
Video đang HOT
Camera ghi hình phục vụ việc “xử phạt nguội” (Ảnh minh họa: VOV).
“Sau đó, chúng sẽ yêu cầu người nghe chuyển tiền vào tài khoản định sẵn hoặc cung cấp mã OTP để chuyển tiền vào tài khoản của chúng với vỏ bọc xác minh, điều tra, xử lý. Đồng thời yêu cầu bị hại giữ bí mật với gia đình, kể cả nhân viên ngân hàng về mục đích chuyển tiền nhằm chiếm đoạt tài sản”- Công an tỉnh Vĩnh Phúc thông tin.
Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi giả danh cán bộ cảnh sát giao thông thực hiện hành vi lừa đảo trên địa bàn, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị người dân nêu cao tinh thần cảnh giác; tuyệt đối không truy cập các trang tin không chính thống, không làm theo yêu cầu từ số điện thoại lạ, kể cả cá nhân tự nhận là đại diện của cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án…
Khi gặp tình huống trên người dân cần bình tĩnh, tỉnh táo không làm theo các yêu cầu của đối tượng, đặc biệt không tải các phần mềm do đối tượng yêu cầu, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu, mã OTP, tài khoản ngân hàng…
Trường hợp phát hiện các đối tượng nghi vấn lừa đảo với thủ đoạn tương tự thì thông báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hướng dẫn, giải quyết.
Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, để tra cứu phương tiện vi phạm hành chính qua hình ảnh (phạt nguội) trên toàn quốc lực lượng cảnh sát giao thông đã đưa công khai nội dung về biển số, thời gian, địa điểm vi phạm của phương tiện trên Cổng thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và mạng thông tin của Cục Đăng kiểm Việt Nam, người dân có thể truy cập vào trang web http://csgt.vn để tra cứu.
Giả cán bộ Cục cảnh sát giao thông báo phạt nguội để chiếm đoạt tài sản
Với thủ đoạn giả danh cán bộ Cục cảnh sát giao thông, kẻ xấu gọi điện thoại cho nạn nhân, thông báo bị phạt nguội. Nhiều nạn nhân trên địa bàn Thanh Hóa đã bị lừa số tiền lên đến hàng chục triệu đồng.
Ngày 2/6, Công an tỉnh Thanh Hóa phát thông tin cảnh báo tình trạng kẻ xấu giả danh cán bộ Cục cảnh sát giao thông (CSGT) chiếm đoạt tiền của người dân.
Theo đó, từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 3 người bị các đối tượng giả danh cán bộ Cục CSGT lừa đảo.
Cụ thể, chị L.T.T. (ở huyện Thường Xuân) bị các đối tượng chiếm đoạt 16 triệu đồng sau khi giả danh cán bộ Cục CSGT khu vực miền Trung tại Đà Nẵng, yêu cầu đóng tiền nộp phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Tương tự, anh N.V.A. (ở huyện Hoằng Hóa) đang làm việc tại Bắc Ninh cũng bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hơn 40 triệu đồng.
Riêng trường hợp anh L.S.H. (ở phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa) sau khi bị các đối tượng yêu cầu chuyển khoản, anh H. đã nghi ngờ và báo ngay cho cơ quan chức năng.
Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, thủ đoạn của các đối tượng là giả danh cán bộ của Cục CSGT, Bộ Công an (hoặc sử dụng robocall - hệ thống gọi tự động) gọi điện thoại đến và thông báo cho các bị hại đã bị "phạt nguội".
Sau đó, đối tượng yêu cầu bị hại cung cấp số biên bản, nếu chưa nhận được biên bản thì cung cấp tên, tuổi, địa chỉ, số CMND, CCCD, số hộ chiếu, số tài khoản ngân hàng... để Phòng CSGT (hoặc Cục CSGT) cung cấp cho số biên bản, hành vi vi phạm, hình thức xử lý, số tiền xử phạt.
Cuối cùng, đối tượng sẽ yêu cầu người nghe điện thoại chuyển tiền vào tài khoản định sẵn hoặc cung cấp mã OTP để chuyển tiền vào tài khoản của chúng với vỏ bọc xác minh, điều tra, xử lý "phạt nguội". Đồng thời, yêu cầu bị hại giữ bí mật với gia đình, kể cả nhân viên ngân hàng về mục đích chuyển tiền để chiếm đoạt.
Các vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Gần 5 nghìn trường hợp xe quá khổ, quá tải bị xử lý trong tháng 6 Cục Cảnh sát giao thông cho biết, trong tháng 6 lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc xử lý gần 5.000 trường hợp chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện trên đường bộ. Trong tháng 6, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã lập biên bản xử lý gần 5.000 trường hợp...