Giá cước Internet Việt Nam đang ở đâu so với các nước?
Báo cáo của Picodi chia sẻ vào tháng 12/2019 cho thấy, so với các nước ở Châu Á, giá cước trung bình trên 1 Mb/s của Việt Nam tương đương với Ấn Độ, cao hơn Trung Quốc và thấp hơn một số nước như Philippines, Indonesia, Thái Lan…
Cụ thể, theo Picodi, 20 năm trước đây, chỉ có 4,1% dân số thế giới có quyền truy cập Internet. Năm 2019, có hơn 4,5 tỷ người dùng Internet hoạt động, chiếm 58,8% số người trên Trái đất.
Để so sánh giá cước Internet các nước trên thế giới, Picodi.com đã xem xét giá của 233 nhà cung cấp Internet lớn nhất tại 62 quốc gia, trong đó Việt Nam bao gồm 3 nhà mạng lớn nhất (FPT, Viettel và VNPT).
Tuy nhiên, Picodi cũng lưu ý bảng so sánh giá cước này chỉ bao gồm gói cước cơ bản, không bao gồm các gói cước kèm truyền hình cáp hoặc điện thoại và đơn vị là USD.
Báo cáo của Picodi cho rằng, thống kê của Speedtest.net, tốc độ trung bình toàn cầu của băng thông rộng- broadband internet lên tới 70 Mb/s (tháng 12 năm 2019). Mặt khác, 100 Mbps là tốc độ được cung cấp thường xuyên nhất ở hầu hết các quốc gia – 55 quốc gia trên 62. Ngày nay, tốc độ như vậy cho phép duyệt web mượt mà trên nhiều thiết bị cùng lúc và xem các dịch vụ phát trực tuyến ở độ phân giải 4K cao nhất (UHD).
Nhưng ở một số quốc gia như Ba Lan, Romania, Pháp hoặc Singapore, các nhà cung cấp Internet lớn không cung cấp những gói mạng có tốc độ thấp. Ở Ba Lan và Romania, gói thấp nhất hiện có là 150 Mb/s, ở Pháp – 200 Mb/s và ở Singapore – 500 Mb/s. Mặt khác, tại các quốc gia như Tajikistan, Turkmenistan hay Việt Nam, tốc độ 100 Mb/s vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.
Video đang HOT
Trong số các quốc gia được khảo sát, mức giá lớn nhất cho Internet 100 Mb/s đã được ghi nhận ở Nam Phi với 87 USD/tháng. Những người sống ở các quốc gia phía Bắc như Iceland hoặc NaUy sẽ phải chi trả khoảng 69 USD/tháng. Tốc độ 100 Mbps có giá rẻ nhất là ở các nước Đông Âu như Moldova (10 USD/tháng), Nga (8 USD/tháng) và Ukraine (6 USD/tháng).
Bên cạnh đó, báo cáo của Picodi đã chia sẻ một góc nhìn khác: Với 20 USD (gần 464.000 đồng mỗi tháng), người dùng mỗi quốc gia được sử dụng gói cước Internet như thế nào. Từ đó, báo cáo của Picodi khẳng định, trong số 62 quốc gia có trong báo cáo thì 25 nước không thể xếp hạng. Úc, Brazil, Đức, Thụy Sĩ, Chile, Ý, Bồ Đào Nha, Hoa Kỳ và RSA – tại các quốc gia này, Internet cáp quang không giới hạn cho cư dân từ các nhà cung cấp lớn có chi phí hơn 20 USD mỗi tháng.
Ngoài ra, cũng theo Picodi, tốc độ Internet cao nhất là 1 Gb/s có thể được tìm thấy ở Romania, Moldova, Ấn Độ, Hungary, Latvia và Ukraine với mức giá dưới 20 USD/tháng. Số tiền như vậy đủ để chi trả cho một gói cước Internet siêu nhanh như ở Nga (890 Mb/s), Trung Quốc và Litva (600 Mb/s ở cả hai quốc gia).
Theo dữ liệu của Picodi.com, ở nhiều quốc gia, Internet 1 Gb/s là một thứ xa xỉ với chi phí rất cao. Tại 24 trong số 44 quốc gia nơi các nhà cung cấp cung cấp tốc độ như vậy, cước phí hàng tháng vượt quá 50 USD. Internet siêu nhanh có cước phí đắt nhất ở Áo và Úc, với giá lần lượt là 220 USD và 231 USD. Mặt khác, Internet 1 Gb/s rẻ nhất có sẵn ở Romania, chỉ với 9 USD mỗi tháng. Hiện tại Việt Nam chỉ có gói cước Internet với tốc độ cao nhất là 70 Mbps.
Nghiên cứu này của Picodi bao gồm 62 quốc gia, bao gồm các nước nhóm G20, các quốc gia nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha lớn nhất, cũng như các quốc gia Liên Xô cũ.
Báo cáo đã xem xét các nhà cung cấp Internet lớn cung cấp Internet cáp quang dân dụng không giới hạn hoặc công nghệ tiên tiến nhất hiện có trong mỗi quốc gia và loại trừ giá áp dụng sau khi kết thúc tỷ lệ khuyến mại trong thời gian giới hạn. Toàn bộ danh sách các quốc gia và nhà cung cấp có sẵn ở đây.
Để chuyển đổi tiền tệ, Picodi đã sử dụng tỷ giá hối đoái trung bình cho tháng 10 và tháng 11 năm 2019.
Theo ITC News
Tìm được chiếc xe bị ăn cắp nhờ iPhone
Một người phụ nữ ở bang Iowa, Mỹ gần đây đã may mắn tìm lại được chiếc xe nhờ vào Find My - tính năng giúp tìm iPhone, iPad, MacBook khi bị thất lạc.
BGR đưa tin, Victoria O'Connor ở bang Iowa, Mỹ gần đây đã may mắn tìm lại được chiếc xe bị đánh cắp nhờ vào Find My - tính năng giúp tìm iPhone, iPad, MacBook khi bị thất lạc.
O'Conner đã để quên chiếc iPhone trên xe hơi cá nhân khi đang mua đồ tại một cửa hàng tiện lợi địa phương. Vì mải tập trung vào việc mua sắm mà cô còn quên rút cả chiếc chìa khóa trên xe. Không khó hiểu khi sau đó, chiếc xe cùng với iPhone và tư trang cá nhân của O'Conner đã hoàn toàn biến mất.
Find My - tính năng giúp tìm iPhone, iPad, MacBook khi bị thất lạc. có thể hoạt động mà không cần tới Internet.
Mọi chuyện càng tồi tệ hơn vì mới chỉ cách đây khoảng 3 tháng, căn hộ của O'Conner đã hoàn toàn bị thiêu rụi. Vụ việc đã khiến O'Conner bất đắc dĩ phải sinh hoạt và ăn ngủ trên chiếc xe của mình trong vài tuần gần đây.
May mắn thay, nhờ vào tính năng tìm kiếm vị trí của chiếc iPhone vẫn đang bật, chính quyền địa phương đã tìm được chiếc xe của O'Conner tại một khu chung cư. Tuy nhiên, cô vẫn chưa lấy lại được iPhone, ví và các vật dụng tư trang khác.
Theo phía cảnh sát, những vật dụng bị đánh cắp nhiều khả năng đang được bọn trộm cất giữ đâu đó ngay tại khu chung cư. "Bọn trộm sẽ không dừng lại. Tốt nhất hãy tắt máy và rút chìa khóa khi rời khỏi xe và tự bảo quản những đồ đạc có giá trị", một vị sỹ quan nói.
"Mặc dù vẫn còn nhiều đồ đạc đang bị thất lạc nhưng tôi mừng vì đã tìm thấy chiếc xe", O'Connor lạc quan cho biết.
Theo Zing
Cisco công bố chiến lược "Internet vì Tương lai" và kiến trúc silicon mới Chiến lược của Cisco được kỳ vọng đem đến các công nghệ nhằm tạo đường hướng cho giới lập trình toàn sáng tạo ra các ứng dụng và dịch vụ mà họ chỉ mới đang bắt đầu mơ tới. Kiến tạo cơ sở cho mạng "Internet vì Tương lai" Trong thập kỷ tới, các trải nghiệm kỹ thuật số sẽ tạo nên các...