Giá cổ phiếu xuống đáy, vợ sếp VPBank tranh thủ tăng sở hữu tại ngân hàng
Trong bối cảnh giá cổ phiếu giảm sâu, bà Hoàng Anh Minh – vợ ông Ngô Chí Dũng – Chủ tịch VPBank đã mua vào hơn 7 triệu cổ phiếu, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu tại VPBank lên 4,9415% vốn điều lệ ngân hàng.
Thị trường chứng khoán hết “ nóng”, cổ phiếu VPBank đang về mức thấp nhất năm
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – mã chứng khoán VPB) vừa thông báo kết quả giao dịch cổ phiếu của người có liên quan của người nội bộ.
Theo đó, bà Hoàng Anh Minh, vợ ông Ngô Chí Dũng – Chủ tịch HĐQT VPBank vừa mua thành công hơn 7 triệu cổ phiếu VPB. Giao dịch được thực hiện từ ngày 2/10-24/10, phương thức giao dịch khớp lệnh trên sàn.
Với giao dịch này, bà Hoàng Anh Minh đã nâng sở hữu tại VPBank lên hơn 125 triệu cổ phiếu VPB, chiếm tỷ lệ 4,9415% vốn điều lệ ngân hàng.
Video đang HOT
Tại VPBank, Chủ tịch HĐQT ngân hàng này cũng đang nắm giữ gần 113,7 triệu cổ phiếu VPB, chiếm 4,4937% vốn điều lệ VPBank.
Như vậy, tổng sở hữu của vợ chồng Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng tại VPBank hiện đạt 238,7 triệu cổ phiếu, tương ứng khoảng 9,4% vốn điều lệ ngân hàng.
Đóng cửa phiên giao dịch 30/10, giá cổ phiếu VPB tiếp tục giảm thêm 0,25% về mức 20.350 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên giảm giá thứ 7 liên tục của mã này. So với 1 tháng trước, giá cổ phiếu VPB đã sụt giảm tới 24% và đang là mức giá thấp nhất trong thời gian 1 năm qua. Hồi tháng 4/2018, giá VPB từng tiệm cận mức giá 43.000 đồng/cổ phiếu.
Mới đây, VPBank công bố báo cáo tài chính quý III/2018, báo lãi trước thuế hợp nhất 1.749,5 tỷ đồng trong quý III, giảm 26% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của VPBank vẫn đạt 6.125 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ.
Tăng trưởng tín dụng so với đầu năm tăng 9,5% với dư nợ cho vay đạt trên 200.075 tỷ đồng, trong khi huy động tiền gửi tăng mạnh 17% đạt 156.442 tỷ đồng, nợ xấu ở mức 4,7% tổng dư nợ.
Theo Dân trí
VPBank "khóa" tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức hơn 22%
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (mã VPB) vừa công bố thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc cố định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngân hàng này.
Diễn biến giảm giá cổ phiếu VPB không nằm ngoài xu hướng giảm chung của thị trường thời gian qua.
Căn cứ đề nghị của VPBank tại công văn số 183 ngày 1/10/2018 về việc điều chỉnh giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngân hàng, UBCK cho biết việc VPBank cố định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở mức 22,532% vốn điều lệ để thực hiện chủ trương phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư trong và ngoài nước là phù hợp với các quy định hiện hành.
UBCK nêu, VPBank cần phối hợp với Trung tâm Lưu ký để chốt tỷ lệ sở hữu nước ngoài, đồng thời thực hiện công bố thông tin về sở hữu khối ngoại theo quy định.
Sau khi hoàn tất việc phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư trong và ngoài nước theo phương án đã được ĐHĐCĐ thường niên VPBank thông qua tại Nghị quyết số 01 ngày 19/3/2018, ngân hàng phối hợp với Trung tâm Lưu ký mở lại tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa theo quy định.
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 3, VPBank thông qua việc huy động thêm vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ với tỷ lệ tối đa 15% tổng số lượng cổ phần phổ thông tại thời điểm thực hiện phát hành. Nếu thành công, vốn điều lệ của nhà băng này năm 2018 sẽ tăng khoảng 12.000 tỷ đồng, lên gần 27.800 tỷ đồng tương đương tăng 77% so với cuối năm 2017.
Về mức giá chào bán, lãnh đạo VPBank không đưa ra con số cụ thể nhưng kỳ vọng sẽ cao hơn nhiều so với thị giá lúc đó của VPBank là 63.000 đồng/cổ phiếu.
Năm 2018, ngân hàng này đặt mục tiêu kinh doanh tham vọng với kế hoạch lợi nhuận đạt 10.800 tỷ đồng, tăng trưởng 34% so với 2017. Tổng tài sản năm 2018 dự kiến cũng tăng hơn 29% lên 359.477 tỷ đồng.
Chốt phiên hôm nay 17/10, giá cổ phiếu VPB chốt mức 24.000 đồng/cổ phiếu, tức đã điều chỉnh giảm gần 62% so với vùng giá hồi đại hội.
HUYỀN TRÂM
Theo bizlive.vn
Đánh thức nguồn lực trong dân Làm thế nào để người dân yên tâm và mặn mà đưa phần tích lũy và tiết kiệm của gia đình mình vào các kênh như bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu, ngân hàng..., thay vì chuyển vốn vào các công ty ẩn chứa đầy rủi ro? Nhiều câu chuyện về các vụ vỡ nợ tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng...