Gia Cát Lượng, Lưu Bị đẩy Trương Phi đến chỗ chết?
Trương Phi bị tướng lĩnh dưới quyền ám sát vì bất mãn, nhưng một số học giả Trung Quốc cho rằng, Gia Cát Lượng và Lưu Bị có liên quan đến sự việc này.
Trương Phi là một danh tướng dũng mãnh nhưng suy nghĩ đơn giản.
Trương Phi bị ám sát bởi tính cách bạo ngược khiến binh sĩ của ông bất mãn, nhưng thực tế, đằng sau sự bạo ngược của vị tướng này là một âm mưu được sắp đặt nhiều năm.
Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung được đa số các học giả ngày nay nhận định là chỉ có “bảy phần thực, ba phần hư”.
Theo China News, nhà nghiên cứu Trung Quốc Uông Hoành Hoa đưa ra luận điểm cho rằng, tác giả La Quán Trung đã hư cấu hóa nhân vật Quan Vũ và Trương Phi, nhằm che đậy sự thực, phù hợp với hình ảnh Lưu Bị được khắc họa xuyên suốt trong tiểu thuyết.
Vụ ám sát Trương Phi ngoài nguyên nhân chủ quan do bản thân Phi bạo ngược thì Lưu Bị và Gia Cát Lượng đã âm thầm chuẩn bị cho cái chết của Trương Phi từ nhiều năm trước, ông Uông nói.
Trương Phi và Quan Vũ đều là những người anh em “vào sinh ra tử” cùng Lưu Bị trong những ngày tháng chống Tào khó khăn. Nhưng khi nhà Thục Hán thành lập, Lưu Bị được cho là đã âm mưu loại bỏ hai vị tướng này để đảm bảo Lưu Thiện thuận lợi khi đăng cơ, bảo toàn sự lãnh đạo của nhà Lưu ở nước Thục.
Nếu như Lưu Bị, Gia Cát Lượng dám để Quan Vũ chết tức tưởi, liệu Trương Phi có thoát được số mệnh?, ông Uông đặt câu hỏi. Là một học giả độc lập, ông Uông cảm thấy mình có trách nhiệm tìm kiếm sự thật.
Lưu Bị muốn độc chiếm quyền lực
Điển tích “kết nghĩa đào viên” trong Tam quốc diễn nghĩa.
Sau khi cục diện Tam quốc định hình, mâu thuẫn về tư tưởng giữa Lưu Bị và Quan Vũ ngày càng sâu sắc. Lưu Bị chỉ muốn làm hoàng đế nhà Thục Hán trong khi Quan Vũ chủ trương khôi phục triều đình Đông Hán.
Nội bộ lục đục khiến cho nhà Thục Hán đánh mất đi lợi thế về con người, trước khi đại chiến Xích Bích nổ ra.
Đối với Lưu Bị, Trương Phi không có lập trường quan điểm rõ ràng. Ông không có xuất thân bần hàn, cha mất sớm như Lưu Bị, cũng không có tư tưởng diệt những kẻ bạo chúa như Quan Vũ. Trương Phi gia nhập quân đội hoàn toàn chỉ vì nhiệt huyết, cho rằng phận đại trượng phu nên góp công giúp đất nước.
Không có động cơ rõ ràng nên Trương Phi trung thành với tất cả các thành viên trong Hán tộc, bao gồm cả Lưu Bị. Khi Bị từ chối xưng Hán Trung Vương, Trương Phi cũng khuyên: “Những kẻ khác họ đều mong được xưng đế, huống gì đại ca là chính tông của Hán Triều. Đừng nói làm Hán Trung Vương, tại sao không thể xưng Hoàng đế?”
Học giả Uông Hoành Hoa nhận định, con người Trương Phi quá đơn giản, luôn trung thành với Lưu Bị. Phi cũng lầm tưởng rằng đại ca sẽ mãi mãi giữ trọn lời thề nhân nghĩa, coi ông là huynh đệ.
Mô hình anh em kết nghĩa, cùng nhau vào sinh ra tử như La Quán Trung khắc họa chỉ phù hợp với thời điểm đồng tâm hiệp lực đánh thiên hạ. Nhưng không còn phù hợp khi Lưu Bị xưng đế, thành lập nhà Thục Hán.
Ông Uông phân tích, ba huynh đệ Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi đã dày công cùng nhau xây dựng nhà Thục Hán thì hậu duệ lẽ ra phải cùng được hưởng quyền kế vị. Nhưng sau này, Quan Hưng và Trương Bào lại quay sang đấu đá nhau.
Quan Vũ và Trương Phi là những huynh đệ đi theo Lưu Bị gây dựng sự nghiệp ngay từ những ngày đầu tiên.
Video đang HOT
Điều này cho thấy thế hệ sau không đi theo sự sắp đặt của mối quan hệ huynh đệ từ đời trước, mà dựa vào sức mạnh để giải quyết. Lưu Bị là anh cả, là người bị đe dọa lợi ích trực tiếp vì con trai Lưu Thiện không có năng lực cạnh tranh.
Chưa bàn đến chuyện xưng đế Trung Nguyên, phải chia sẻ ngôi vị lãnh đạo nước Thục với hai họ Quan, Trương là điều mà Lưu Bị không mong muốn, học giải Uông Hoành Hoa nhận định.
Lưu Bị trong vai trò là huynh trưởng, đồng thời cũng là người có lợi ích bị đe dọa trực tiếp, đương nhiên sẽ không để mô hình chính trị “lý tưởng” đó uy hiếp quyền kế vị và thống trị của Lưu Thiện, phá hủy huyết thống “Hoàng gia chính tông” của ông.
Chưa cần nói tới việc đăng cơ làm Hoàng đế Trung Nguyên, cho dù chỉ dừng ở ngôi Hán Trung Vương hay Hoàng đế Tây Thục, khả năng Lưu Bị chia sẻ thiên hạ với 2 họ Quan, Trương cũng không thể xảy ra, nhất là khi Lưu Thiện hoàn toàn không có năng lực cạnh tranh.
Giống như tổ tiên là Hán Cao Tổ Lưu Bang, Lưu Bị cũng muốn “tận diệt” những mối đe dọa lợi ích đối với bản thân, rồi mới tính chuyện thống nhất Trung Hoa.
Học giả Uông Hoành Hóa nhận định, Lưu Bị là cao thủ trong việc dùng người. Ban đầu, Lưu Bị mượn tay Quan Vũ, Trương Phi để trở thành hoàng đế Thục hán. Đến khi đại công sắp thành, Bị lại muốn mượn tay người khác để loại trừ hậu hoạ.
Người được Lưu Bị tin tưởng, lựa chọn cho công việc này không ai khác chính là Gia Cát Lượng.
Cái chết được báo trước
Không phụ sự kỳ vọng của Lưu Bị. Với sở trường của mình, Khổng Minh đã khuếch đại khiếm khuyết trong tính cách của Quan Vũ và Trương Phi bằng những lời nói “mật ngọt”. Đến khi mù quáng về chiến thắng, cả hai bước vào con đường diệt vong từ lúc nào mà không hay.
Trương Phi nghiện rượu để rồi mất phương hướng đều nằm trong tính toán của Lưu Bị và Gia Cát Lượng?
Khổng Minh ra lệnh cho Trương Phi lĩnh quân mai phục, diễn màn “tiếng thét trên cầu Trường Bản đẩy lui trăm vạn Tào binh”, chính là giúp Trương Phi khoe được cái “dũng mãnh” của mình.
Trương Phi sau đó nhận được 3 xe rượu ngon của Gia Cát Lượng gửi tặng mà không biết rằng đây là cái bẫy Khổng Minh sắp đặt sẵn.
Suốt 3 năm sau cái chết của Quan Vũ, Lưu Bị không hề nhắc đến chuyện báo thù, khiến Trương Phi “mất phương hướng”. Từ một vị tướng dũng mãnh, Trương Phi dần trở thành người nghiện rượu, tiêu tan ý chí.
Đến một ngày, Lưu Bị đột nhiên hạ chỉ phát binh phạt Ngô, đồng nghĩa với việc cấm rượu. Trương Phi vốn là người không ưa áp đặt cứng rắn, lệnh cấm của Lưu Bị chỉ khiến Phi càng ham rượu, để lộ ra bản tính bạo ngược, khiến các binh sĩ dưới quyền bất bình.
Năm 221, khi đang chuẩn bị chinh phạt Đông Ngô, Trương Phi bị hai tuỳ tướng Trương Đạt và Phạm Cương sát hại. Hai người này sau đó trốn sang Đông Ngô.
Tam Quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung kể rằng, việc Trương phi ép buộc hai tướng gấp rút may đủ áo giáp trắng để tang Quan Vũ trong thời gian ngắn và đánh đập họ tàn tệ là nguyên khiến cho Trương Đạt và Phạm Cương hành động.
Theo các học giả Trung Quốc, cảnh Trương Phi bị tướng lĩnh dưới quyền ám sát khi đang ngủ chỉ là bước cuối cùng trong vở kịch mà Lưu Bị và Gia Cát Lượng đã dựng sẵn. Vì suy nghĩ đơn giản, Trương Phi tự hại chết bản thân bằng chính khiếm khuyết của mình.
Lưu Bị khi biết tin người anh em thứ ba đã chết thì “òa khóc”, có lẽ vì quá vui mừng, ông Uông kết luận.
___________________
Đối đầu với Gia Cát Lượng là một quân sư đa mưu, túc trí phe Tào Ngụy. Bài viết xuất bản sáng sớm ngày 27.12 sẽ làm rõ về đối thủ lớn nhất trong cuộc đời Gia Cát Lượng.
Theo Danviet
Sự thật về quan hệ "cá nước" giữa Lưu Bị, Gia Cát Lượng
Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa khắc họa mối quan hệ khăng khít giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng, như "cá với nước" nhưng các nhà sử học đã chỉ ra những dấu hiệu trái ngược.
Phác họa Lưu Bị và Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng (181-234) là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc. Ông là người hình thành nên thế chân vạc giữa nhà Thục Hán, Đông Ngô và Tào Ngụy trong suốt 60 năm. Ông cũng là nhân vật rất quan trọng trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Loạt bài này sẽ đi sâu lý giải những bí ẩn trong cuộc đời nhà quân sự tài ba Trung Quốc, trong đó có nhiều chi tiết không được đề cập trong tiểu thuyết.
Khi nhắc đến mối quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng, dân gian vẫn thường lưu truyền câu chuyện Lưu Bị ba lần đến lều tranh tìm Gia Cát Lượng.
Theo nhiều tư liệu lịch sử ghi chép, hai người "nhất kiến như cố" (vừa gặp đã quen). Lưu Bị sau này còn nói: "Cô gia nay có Khổng Minh, giống như cá gặp nước vậy". Chính điều này làm hậu thế về sau cho rằng quan hệ quân thần giữa hai người là vô cùng khăng khít.
Tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa cũng có viết, Lưu Bị vô cùng tín nhiệm Gia Cát Lượng, chuyện quân chính đại sự nào cũng tìm Lượng để lên kế hoạch, thậm chí Lượng nói gì, Lưu Bị cũng nghe theo. Nhưng mối quan hệ giữa hai người có thực sự khăng khít, như "cá với nước"?
Không hoàn toàn được Lưu Bị trọng dụng
Các nhà sử học Trung Quốc thời xưa và nay đã đặt ra nhiều câu hỏi về vấn đề này. Nhờ các tài liệu lịch sử mà các nhà sử học đã có thể chứng minh, quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng không hề thân thiết như "Tam Quốc Diễn Nghĩa" khắc họa.
Thứ nhất, Gia Cát Lượng không phải người được Lưu Bị ưu ái nhất ở nước Thục Hán. Sau chiến thắng lịch sử trong trận Xích Bích nhờ công lớn của Gia Cát Lượng, Lưu Bị mở chiến dịch giành Tây Xuyên.
Lưu Bị, Gia Cát Lượng và các vị tướng dưới quyền.
Gia Cát Lượng được giao trấn giữ Kinh Châu còn Lưu Bị vẫn tin tưởng dùng Bàng Thống và Pháp Chính để đánh Tây Xuyên. Mãi về sau, Lưu Bị mới điều Gia Cát Lượng đến mặt trận này.
Thứ hai, trong chiến dịch tiến đánh Hán Trung, Pháp Chính vẫn là trợ thủ chính của Lưu Bị. Gia Cát Lượng chỉ đóng vai trò ở phía sau, làm công tác hậu cần mà không được tham mưu. Vị trí của Gia Cát Lượng xếp sau Pháp Chính ngay cả khi Lưu Bị đã nắm trong tay Hán Trung.
Thứ ba, Lưu Bị hết mực tin tưởng Quan Vũ, giao cho vị tướng này trấn thủ Kinh Châu. Nhưng kết cục lại trở nên bi thảm, Kinh Châu thất thủ. Nếu như Lưu Bị điều Quan Vũ đến Tứ Xuyên, Gia Cát Lượng và Triệu Vân ở lại Kinh Châu thì lịch sử có thể đã thay đổi.
Thứ tư, Sau khi để mất Kinh Châu, Lưu Bị quyết đánh Đông Ngô trong khi Gia Cát Lượng không được tham gia. Lưu Bị cũng không quan tâm đến lời can ngăn của Lượng. Chỉ đến khi quân Thục bị lửa thiêu rụi trong thảm bại, Gia Cát Lượng mới thở dài và nói: "Nếu có Pháp Chính ở đây tất khuyên được Chủ không tiến quân sang phía đông".
Câu nói này khẳng định, Gia Cát Lượng không phải số một trong mắt Lưu Bị mà là Pháp Chính.
Quan điểm trái ngược
Gia Cát lượng không được Lưu Bị trọng dụng như trong Tam Quốc diễn nghĩa?
Vì sao lại xảy ra những mâu thuẫn như vậy. Một số học giả Trung Quốc đưa ra hai lý do giải thích vấn đề này.
Thứ nhất, Lưu Bị và Gia Cát Lượng có tư duy chiến lược khác biệt. Theo "Long Trung đối sách", Gia Cát Lượng cho rằng cách duy nhất để Lưu Bị củng cố quyền lực chỉ có thể là chiếm Kinh Châu và Ích Châu.
Kinh Châu khi đó do Lưu Biểu trấn giữ. Lưu Biểu đã già lại không có người kế nghiệp tài giỏi. Kinh Châu sẽ giúp đường vào nước Thục sẽ rộng mở, đồng thời Hán Thủy và Miên Thủy ở hai bên sẽ bảo vệ vùng đất quan trọng này.
Trong khi đó, Lưu Chương là người chiếm giữ Ích Châu. Người này cũng không phải bậc gian hùng tới mức không thể đánh bại. Ích Châu chính là đất khởi nghiệp của Bái Công Lưu Bang, vốn cực kỳ hiểm trở và sản vật phong phú.
Gia Cát Lượng toan tính, sau khi chiếm Kinh Châu và Ích Châu, Lưu Bị chỉ còn việc ổn định nhà Thục, xây dựng quân đội. Phía Bắc Lưu Bị địch Tào Tháo, đông hòa Tôn Quyền, chờ thời cơ thiên hạ có biến để tiêu diệt cả hai đối thủ chính, thống nhất Trung Quốc.
Sự thật mối quan hệ "cá nước" giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng.
Nhưng Lưu Bị lại là người cơ hội, chỉ muốn thành công ngay lập tức mà thiếu đi tầm nhìn chiến lược. Lưu Bị chỉ muốn chiếm cứ một phương, làm vương ở nước Thục nên không coi trọng ý tưởng liên kết với Đông Ngô mà Gia Cát Lượng đề xuất.
Lưu Bị cũng không hoàn toàn tin tưởng Gia Cát Lượng. Anh trai Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn giữ trọng trách lớn ở nước Đông Ngô, từng là sứ thần nước Ngô sang Kinh Châu thương lượng.
Đối mặt với mối quan hệ phức tạp ấy, Lưu Bị khó có thể xóa bỏ được mối nghi ngờ cá nhân với Gia Cát Lượng.
Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, Vương Phu Chi (1619-1692), đã có những phân tích sâu sắc về mối quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng trong cuốn "Độc thông niên luận".
Gia Cát Lượng muốn giữ Hán diệt Tào. Nếu không liên kết với Đông Ngô thì Thục Hán không thể có thời gian Bắc phạt. Còn ý đồ của Lưu bị ngay từ ngày đầu gặp Gia Cát Lượng đã không thay đổi.
Tượng Lưu Bị và Gia Cát Lượng được tạc đứng cạnh nhau, dưới khắc bốn chữ: "Quân thần cá nước".
Lưu Bị muốn tự tực tự cường, thành lập vương quốc nên đã cùng liên kết với Quan Vũ. Vì vậy, Lưu Bị không tin Gia Cát Lượng như Tôn Quyền ở Đông Ngô tin tưởng Gia Cát Cẩn. Lưu Bị không thể xua tan mối nghi ngờ trong quan hệ giữa Gia Cát Lượng và nhà Đông Ngô.
Về việc gửi con ở Bạch Đế Thành, Lưu Bị để Gia Cát Lượng nhận Lưu Thiện làm con nuôi có thể coi là chuyện cực chẳng đã.
Khi Lưu Bị sắp lâm chung, mâu thuẫn giữa Ích Châu và Kinh Châu đã trở nên vô cùng sâu sắc, Lưu Thiện lại không phải là mẫu quân vương kiệt xuất, không đủ khả năng xử lý tình huống phức tạp.
Pháp Chính và Bàng Thống đã qua đời, người duy nhất Lưu Bị có thể tin tưởng giao vận mệnh của nước Thục chỉ còn Gia Cát Lượng.
Có thể nói, mối quan hệ quân thần như "cá với nước" giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng mà "Tam Quốc diễn nghĩa" mô tả, có thể chỉ là cách để tác giả La Quán Trung lưu lại ấn tượng tốt đẹp về các vĩ nhân trong lòng hậu thế.
_________________
Trận Xích Bích được đánh giá là chiến dịch nổi tiếng nhất mà Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị chiến thắng, làm cơ sở lập nên nhà Thục Hán. Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa phác họa việc Gia Cát Lượng gọi "gió đông" thiêu cháy chiến thuyền Tào Ngụy. Bài viết xuất bản sáng sớm ngày 22.12 sẽ làm rõ vấn đề này.
Theo Danviet
Gia Cát Lượng "mượn đao" Đông Ngô diệt trừ Quan Vũ? Nguyên nhân thực sự khiến quan Quan Vũ, danh tướng thời Tam quốc, chết thảm được một số học giả Trung Quốc nhận định là bất đồng sâu sắc với lý tưởng của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng là cánh tay phải giúp Lưu Bị diệt trừ huynh đệ? Gia Cát Lượng (181-234) là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung...