Giá cà phê Robusta Đắk Lắk hôm nay: Tăng nhẹ trở lại, làm thế nào để bảo quản cà phê tốt nhất?
So với đầu tuần, giá cà phê Robusta tại Đắk Lắk giảm mất 700 đồng/kg. Tuy nhiên, so với phiên giao dịch cuối tuần trước, giá cà phê Robusta Đắk Lắk tăng nhẹ trở lại.
Để cà phê sau thu hoạch đảm bảo chất lượng, nông dân cần làm những điều này.
Giá cà phê Robusta Đắk Lắk tăng nhẹ trở lại, nông dân “nhấp nhỏm”
So với đầu tuần trước, giá cà phê Robusta Đắk Lắk hôm nay “rớt” 700 đồng/kg. Nếu đầu tuần trước, mỗi ký cà phê Robusta tại Đắk Lắk được mua 41.500 đồng, thì hiện tại chỉ còn 40.800 đồng.
Biến động giá cà phê Robusta trong tuần trước tại Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên. Đồ họa: Duy Hậu.
Tuy nhiên, so với mức giá thấp nhất vào cuối tuần trước, giá cà phê Robusta tại Đắk Lắk đã “nhích” lên thêm 200 đồng/kg. Các tỉnh Tây Nguyên còn lại, giá cà phê Robusta cũng biến động tương tự.
Hiện, tại Lâm Đồng, cà phê Robusta được mua 40.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại là Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum đều được mua trung bình ở mức 40.700 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta tại Đắk Lắk liên tục biến động khiến nhiều nông dân “nhấp nhổm”. (Trong ảnh: Một nông dân tại xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa, Đắk Nông đang hái cà phê). Ảnh: Duy Hậu.
Theo quan sát của chúng tôi, việc giá cà phê “nhảy múa” trong liên tiếp 2 tuần qua khiến nhiều nông dân “nhấp nhỏm”. Một nông dân tại xã Quảng Phú, huyện Cư Mgar (Đắk Lắk) nói: “Ngân hàng bảo bán anh ạ. Tôi cũng muốn ráng chờ giá lên thêm rồi mới bán nhưng các món nợ tại ngân hàng cần phải trả lãi. Thế nên cà phê phơi khô tới đâu bán tới đó để trả”.
Ông Lê Quang Trung, xã Cư Suê, huyện Cư Mgar cũng tâm sự: “Tôi cứ nhấp nha nhấp nhổm. Khi cà phê tăng giá thì muốn để thêm vài ngày nữa. Nhưng hôm sau, giá cà phê rớt thì lại nghĩ hay thôi bán đi. Tâm lý người dân ai cũng muốn bán được giá tốt nhưng ngược lại khi thấy giá cà phê giảm xuống lại lo sợ sẽ giảm tiếp. Thế nên có người vội bán ngay lúc tăng, có người lại vội bán ngay lúc cà phê hạ giá”.
Video đang HOT
Theo ông Bé, để cà phê có chất lượng tốt nhất, giá bán cao hơn mức trung bình thì việc đầu tiên cần làm là phải đợi cà phê chín đều rồi mới thu hoạch. Ảnh: Duy Hậu.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Bé (xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, Đắk Nông) thì tỏ ra hết sức bình thản: “Thời điểm nhiều người bán cà phê nhất thì sẽ là lúc giá cà phê rớt. Gia đình tôi chưa cần tiền nên chưa cần bán vội. Kinh nghiệm của tôi là cố gắng chờ đến khi thị trường bắt đầu vơi cà phê bán ra thì lúc đó mình mới bán, giá sẽ cao hơn”.
Làm thế nào để bảo quản cà phê tốt nhất?
Cũng theo ông Bé, để cà phê bán ra có giá tốt nhất thì trước tiên cà phê phải đạt chất lượng tốt. Muốn vậy, việc đầu tiên là phải làm là thu hoạch cà phê lúc chín đều.
Khi hái xong, ông Bé luôn bảo quản cà phê ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh xa những nơi để hóa chất như phân bón, thuốc trừ sâu… “Sau khi thu hoạch, nếu thời tiết tốt, có nắng thì tôi đem phơi và chế biến ngay. Trường hợp trời mưa dài ngày thì tôi phải mang đi sấy để cà phê không bị giảm chất lượng”- ông Bé nói.
Sau khi hái cà phê về, nông dân nên đem phơi (sấy) ngay để đảm bảo chất lượng cà phê nhân. (Trong ảnh: Một nông dân tại Cư Mgar, Đắk Lắk đang phơi cà phê).
Ông Bé cũng chia sẻ, để đảm bảo chất lượng cà phê khi phơi (sấy), ông làm đúng theo kỹ thuật hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp. “Cà phê trải ra không nên để dày quá, chừng 5cm là phù hợp. Mỗi ngày, tôi đều đảo từ 4-5 lần cho tất cả hạt cà phê khô đều như nhau. Trường hợp trời mưa, cà phê cần phải sấy thì không nên để nhiệt độ lò sấy quá nóng, tốt nhất là dưới 60 0C”- ông Bé nói.
Về việc bảo quản cà phê, ông Bé cho biết, cà phê sau khi phơi khô, sơ chế sạch sẽ thì đưa vào nơi thoáng, sạch để cất. Kho bảo quản cà phê cần phải được xử lý mối mọt, côn trùng trước khi đưa cà phê vào.
Cà phê để trong kho tuyệt đối không được để sát mặt đất và cũng nên để cách tường ra, làm sao phải đảm bảo khô thoáng.
“Cà phê nhân hay cà phê chưa xay vỏ đều nên để nơi thoáng, sạch. Muốn giữ được càng lâu thì nhà kho tuyệt đối không được để ẩm mốc và có mối mọt”- ông Bé nói.
Theo một cán bộ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, nếu trong điều kiện thời tiết bất lợi (mưa nhiều) mà nông dân không có điều kiện sấy thì có thể xử lý bằng cách ủ với nấm men và enzyme Rohapect.
Theo đó, cà phê sau khi thu về, nông dân xử lý hết tạp chất rồ đổ ra nền xi măng khô sạch. Tùy theo khối lượng cà phê, nông dân thêm chế phẩm nấm men (trung bình 1kg/1 tấn cà phê) và enzyme Rohapect (1 lít/tấn cà phê) phù hợp để ủ.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay giảm 300 đồng/kg, 7 lưu ý khi trồng xen canh trong vườn cà phê
So với đầu tuần, giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay, 31/12/2021 giảm 100 đồng/kg. Các tỉnh Tây Nguyên khác, trong ngày, giá cà phê cũng giảm 300 đồng/kg.
Khi trồng xen canh các loại cây trồng khác trong vườn cà phê, nông dân cần lưu ý 7 điều dưới đây.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk liên tiếp biến động
Sau 2 phiên liên tiếp tăng nhẹ 100 đồng/kg, giá cà phê nhân Đắk Lắk bất ngờ giảm 300 đồng/kg. Sau đó, giá cà phê lại đảo chiều tăng 200 đồng/kg hôm 30/12. Tuy nhiên hôm nay, 31/12/2021 giá cà phê lại tiếp tục giảm xuống 300 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại các tỉnh Tây Nguyên. Đồ họa: Duy Hậu.
Như vậy so với đầu tuần giá cà phê tại nhân Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg. Hiện cà phê nhân Đắk Lắk được mua với giá 41.500 đồng/kg.
Tại các tỉnh Tây Nguyên còn lại, giá cà phê cũng biến động tương tự. Giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông được mua 41.400 đồng/kg, tương đương với giá ở tỉnh Gia Lai. Đây cũng là mức giá cà phê được thu mua tại tỉnh Kon Tum.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm bất ngờ giảm 300 đồng/kg. Ảnh: Duy Hậu.
Riêng Lâm Đồng, cà phê vẫn được mua với giá thấp nhất. Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.800 đồng/kg. Mức giá cà phê trung bình trên toàn tỉnh Lâm Đồng là 40.700 đồng.
Thông tin từ cơ quan chuyên môn, giá cà phê thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong vòng nhiều năm qua. Trong niên vụ này, giá cà phê tại Tây Nguyên có thời điểm lên mức cao nhất là 43.000 đồng/kg.
Sử dụng đất trồng cà phê thế nào cho hiệu quả?
Trong bối cảnh diện tích đất phục vụ mở rộng sản xuất nông nghiệp ngày càng khan hiếm, cùng với sự khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, làm thế nào để có thể tăng thêm thu nhập trên diện tích cà phê có sẵn là một câu hỏi lớn đặt ra cho nhiều nông dân.
Một vườn cà phê trồng xen mang lại hiệu quả kinh tế cao tại xã Ea Tân, huyện Krông Năng (Đắk Lắk). Ảnh: Duy Hậu.
Tiến sĩ Phạm Công Trí, một người có thâm niên nghiên cứu về cà phê chia sẻ với PV Báo Dân Việt. Theo tiến sĩ Trí, trồng xen trong vườn cà phê đang là hướng đi bền vững nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, tối ưu chi phí sản xuất, ổn định năng suất chất lượng cà phê và tăng lợi nhuận.
Tiến sĩ Trí cho biết, để việc canh tác cà phê đạt hiệu quả, trước tiên nông dân cần chọn giống phù hợp, canh tác đúng kỹ thuật, thực hành sản xuất tốt, quản lý sâu bệnh và dịch hại, sử dụng nước tưới tiết kiệm...
Tiếp đến, để tăng thêm thu nhập trên vườn cà phê thì giải pháp là trồng xen các loại cây phù hợp như cây ăn quả, trụ tiêu sống... Việc đa dạng hóa cây trồng sẽ giúp nông dân có nguồn thu ở nhiều thời điểm, ổn định cuộc sống.
Cũng theo tiến sĩ Trí, theo Trung tâm nghiên cứu Nông lâm Quốc tế ICRAF (1997) "Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý tài nguyên tự nhiên năng động, lấy yếu tố sinh thái làm chính, qua đó các loài cây được phối hợp trồng trên nông trại và vào hệ sinh thái nông nghiệp, để sản xuất bền vững và đa dạng, làm gia tăng các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho người canh tác ở các mức độ, quy mô khác nhau".
Tiến sĩ Trí cho biết thêm, phương thức nông lâm kết hợp tạo ra sản phẩm đa dạng và có sự tương hỗ sinh học và sinh thái sẽ tạo nên tính bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội so với các hệ thống đơn canh. Nhờ đa dạng về sản phẩm sẽ hạn chế rủi ro về thu nhập (mất mùa, giá cả biến động,...).
"Để tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thêm nguồn thu nhập, thích ứng tốt với giá cà phê hạ thấp, nhiều nông dân Tây Nguyên đang trồng xen cây ăn quả có giá trị cao (bơ, sầu riêng,...), cây công nghiệp (hồ tiêu,...) vào vườn cà phê. Kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy những mô hình này đem lại lợi nhuận cao hơn từ 30-40% so với cà phê trồng thuần"- tiến sĩ Trí nói.
Tái canh cây cà phê theo hướng sản xuất hữu cơ Tỉnh Quảng Trị đang tập trung hỗ trợ người dân tái canh cây cà phê chè catimor theo hướng sản xuất hữu cơ, nhằm nâng cao giá trị và tăng thu nhập. Thu hoạch cà phê ở Hướng Hóa: Ảnh: baoquangtri.vn Cà phê là một trong sáu cây trồng chủ lực được tỉnh Quảng Trị ưu tiên tập trung đầu tư phát triển...