Giá cà phê khó khởi sắc do nguồn cung dồi dào
Sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2018 tăng về lượng nhưng giảm về giá đã tạo nên một gam màu trầm cho bức tranh ngành cà phê.
Cà phê là một trong những thế mạnh của xuất khẩu nông sản Việt Nam, tuy nhiên, những diễn biến về thị trường cũng như giá cà phê trong năm 2018 cho thấy, ngành cà phê đang bộc lộ những tín hiệu không vui. Đáng chú ý, giá cà phê đã giảm khá sâu trong thời gian qua khiến cho đời sống của bà con nông dân vùng cà phê khó khăn.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2018, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,882 triệu tấn, trị giá 3,544 tỷ USD, tăng 20,1% về lượng và tăng 1,2% về trị giá so với năm 2017. Tuy nhiên, tính chung trong cả năm 2018, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam chỉ đạt mức 1.883 USD/tấn, giảm 15,7% so với năm 2017.
Mặc dù xuất khẩu cà phê năm 2018 vẫn tăng về sản lượng, song thực chất, câu chuyện về giá cà phê năm qua vẫn là một câu chuyện buồn. Xét trong tháng 11/2018, thị trường cà phê trong nước biến động giảm theo xu hướng thị trường thế giới. So với tháng trước đó, cà phê vối nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm 700 – 900 đồng/kg, xuống còn 34.600 – 35.200 đồng/kg.
Giá cà phê giảm thấp khiến nhiều người trồng cà phê không có lãi.
Bà con nông dân vùng trồng cà phê cho biết, giá bán 1 kg cà phê đã có lúc giảm tới mức 30.000 – 32.000 đồng/kg, trong khi đó, chi phí sản xuất 1 kg cà phê đã là 35.000 đồng/kg, giá bán cà phê như vậy khiến người trồng cà phê lỗ nặng.
Không hài lòng với thực trạng giá cà phê năm 2018, ông Phan Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam (Vifoca) cho biết, đợt khủng hoảng giá cà phê trong năm 2018 đã gây thiệt hại cho toàn ngành cà phê khoảng 2.500 – 3.000 tỷ đồng. Theo ông Thắng, giá cà phê thu mua trong nước giảm sâu là do bị ảnh hưởng lớn từ giá cà phê thế giới liên tục “lao dốc”.
Cụ thể, theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2017 – 2018 ước đạt 164,81 triệu bao tăng 5,7% so với niên vụ 2016 – 2017. Trong khi đó, tiêu thụ cà phê chỉ ở 162,23 triệu bao, tăng 1,8%. Toàn niên vụ 2017 – 2018, thế giới dư thừa 2,58 triệu bao cà phê đã gây áp lực lên giá cà phê. Đỉnh điểm là đầu tháng 9/2018, giá cà phê chạm đáy 12 năm xuống còn 98,65 cent/pound.
Video đang HOT
Ảnh Minh họa . Nguổn : internet
Chưa có triển vọng tăng giá
Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhân lớn thứ 2 thế giới, sau Brazil và đây cũng là một trong những ngành hàng mang lại giá trị cao nhất cho nông sản (kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản), tuy nhiên, những diễn biến về giá bán nói trên đang dự báo những khó khăn không nhỏ cho ngành cà phê trong năm 2019 này.
Nhận định về bức tranh ngành cà phê trong năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giá cà phê thời gian tới khó có thể khởi sắc do sản lượng vụ cà phê mới của Brazil quá dồi dào, ngoài việc đáp ứng được nhu cầu trong nước, Brazil còn dự định sẽ xuất khẩu một sản lượng khá lớn, do đó giá cà phê sẽ không có chiều hướng tăng.
Chính bởi vậy, để tránh những tác động từ giá cà phê thế giới, giảm thiểu rủi ro cho ngành cà phê thời gian tới, giới chuyên gia khuyến cáo, mấu chốt vẫn là cần đẩy mạnh hơn nữa khâu chế biến cà phê, xuất khẩu cà phê rang xay thay vì chủ yếu xuất khẩu cà phê thô như hiện tại.
Phó Chủ tịch Vifoca – ông Phan Xuân Thắng cho rằng, trong niên vụ 2018-2019, sản lượng cà phê sẽ giảm khoảng 20%, xuống còn 1,2 triệu tấn.Cà phê xuất khẩu sẽ tiếp tục gặp khó khăn do giá cà phê thế giới vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc.
Trong khi cà phê chế biến sâu thời gian qua vẫn là sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có thể tăng từ 70 – 100 triệu đồng/tấn so với giá bán cà phê nhân, chỉ có giá từ 32-36 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, hiện cà phê chế biến sâu ở nước ta mới chiếm khoảng 10% tổng sản lượng cà phê nhân trong cả nước.
Chính vì thế theo ông Thắng, một trong những việc các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần phải chú trọng trong năm 2019, đó là đẩy mạnh dựng xây thương hiệu một cách hiệu quả cho cà phê Việt Nam. Bởi thời gian qua, câu chuyện nông sản Việt bị doanh nghiệp ngoại lấy mất thương hiệu đã là những bài học đắng nên doanh nghiệp không thể chủ quan với yếu tố này.
Bên cạnh đó, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, định hướng đến năm 2020, Việt Nam sẽ có từ 25% sản lượng cà phê nhân trở lên được chế biến thành các sản phẩm cà phê rang xay và hòa tan. Đây là một tín hiệu tốt để nâng giá trị cho cà phê xuất khẩu, tăng giá thành cà phê trong nước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người trồng cà phê.
Theo vov.vn
Năm buồn với xuất khẩu cà phê, thiệt hại 3.000 tỷ đồng vì mất giá
Suốt cả năm nay, dù gia tăng về lượng, song giá xuất khẩu (XK) cà phê liên tục ghi nhận theo chiều hướng đi xuống. Dự báo, bước sang năm 2019, ngành cà phê Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phải nếm những "vị đắng" khi sản lượng sụt giảm và giá cả khó nhích lên.
Lượng tăng, giá giảm
Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTTN: XK cà phê 11 tháng năm 2018 ước đạt 1,73 triệu tấn và 3,3 tỷ USD, tăng 23,4% về khối lượng nhưng chỉ tăng 3,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Đáng chú ý, giá cà phê XK bình quân 10 tháng năm 2018 chỉ đạt 1.894 USD/tấn, giảm mạnh 16,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Dự báo, trong niên vụ 2018-2019, sản lượng cá phê sẽ giảm khoảng 20%. Ảnh: N.Thanh
Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 12,5% và 9,5%. Tại thị trường nội địa, trong tháng 11, thị trường cà phê trong nước biến động giảm theo xu hướng thị trường thế giới. So với tháng trước đó, cà phê vối nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm 700-900 đồng/kg xuống còn 34.600 - 35.200 đồng/kg.
Xung quanh câu chuyện sản xuất, XK cà phê năm nay, ông Phan Xuân Thắng-Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA) cho hay: Đợt khủng hoảng giá cà phê trong năm vừa qua đã gây thiệt hại cho ngành khoảng 2.500 - 3.000 tỷ đồng. Chi phí sản xuất cho một kg cà phê là 35.000 đồng, trong khi đó, giá bán có lúc giảm tới dưới mức 32.000 đồng/kg. Điều này khiến người dân phải chịu thua lỗ.
Nhìn toàn cảnh "bức tranh" sản xuất, XK cà phê năm nay dễ thấy, giá cà phê giảm sâu chủ yếu là bởi chịu ảnh hưởng từ đà lao dốc giá cà phê thế giới.
Cụ thể, theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO): Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2017 - 2018 ước đạt 164,81 triệu bao, tăng 5,7% so với niên vụ 2016 - 2017. Trong khi đó, tiêu thụ cà phê chỉ ở 162,23 triệu bao, tăng 1,8%. Toàn niên vụ, thế giới dư thừa 2,58 triệu bao, gây áp lực lên giá cà phê. Đỉnh điểm là đầu tháng 9, giá cà phê chạm đáy 12 năm xuống còn 98,65 cent/pound.
Sản lượng đi xuống, giá khó lên
Ông Thắng dự báo, trong niên vụ 2018-2019, sản lượng cá phê sẽ giảm khoảng 20%, xuống còn 1,2 triệu tấn.
Xung quanh vấn đề sản xuất, XK cà phê niên vụ tới, ông Lương Văn Tự - Chủ tịch VICOFA phân tích thêm có ba yếu tố chính tác động tới sản lượng. Đó là, niên vụ 2017 - 2018 ghi nhận sản lượng cao hơn vụ trước đó. Đối với sinh lý cây cà phê, năm ngoái được mùa năm nay sẽ mất mùa. Ngoài ra, thời gian qua, việc cà phê thua lỗ, người dân chuyển sang trồng các loại cây khác khiến diện tích cà phê giảm. Bên cạnh đó, năm nay mưa nhiều và mưa lớn kéo dài, nước đọng, nhiều vườn cà phê xảy ra tình trạng quả non rụng quá mức bình thường. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng cà phê niên vụ tới.
Nông dân trồng cà phê các tỉnh Tây Nguyên đang gặp nhiều khó khăn vì sản lượng và giá cà phê niên vụ này đều giảm mạnh so với niên vụ trước. Ảnh minh hoạ: I.T
Bộ NN&PTNT dự báo: Giá cà phê thời gian tới sẽ khó khởi sắc do sản lượng vụ cà phê mới năm nay của Brazil, sau khi đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước được cho là dư thừa khoảng 4 - 5 triệu bao XK.
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, ổn định của ngành cà phê, tránh phụ thuộc quá nhiều vào biến động giá cả từ thị trường thế giới, nhiều chuyên gia nêu quan điểm: Mấu chốt vẫn là cần đẩy mạnh hơn nữa khâu chế biến cà phê, XK cà phê rang xay thay vì chủ yếu XK cà phê thô như hiện tại. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả cho cà phê Việt Nam cũng là yếu tố không được lơ là.
Ông Đỗ Kim Lang - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phân tích rõ hơn: Việt Nam hiện chủ yếu sản xuất, XK cà phê nhân, không đem lại giá trị gia tăng cao. Thế giới biết Việt Nam XK cà phê, song thực tế không biết cà phê Việt Nam như thế nào. Một số nhãn hàng như Trung Nguyên, Nguyên Trang... đã tự đem cà phê XK tới các thị trường quốc tế, song hầu hết thị trường cũng không mang tầm cạnh tranh đẳng cấp toàn cầu, thậm chí cà phê Việt Nam còn chưa tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong bối cảnh hiện tại, Chính phủ cần quan tâm hơn đến đẩy mạnh XK hàng có thương hiệu, nâng giá trị gia tăng của sản phẩm XK cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thương hiệu cho ngành cà phê hay bất kỳ ngành nào khác là mục tiêu chủ yếu của Việt Nam trong XK nông sản.
Cục Xúc tiến thương mại đã và đang chủ trì xây dựng thương hiệu cho các ngành hàng, đặc biệt là ngành hàng thực phẩm. Trong đó, cà phê là ngành được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, việc này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương.
Theo Uyển Như (Báo Hải quan)
Xuất khẩu tiêu, cà phê chưa hết lo trong năm 2019 Năm 2018, xuất khẩu cà phê, tiêu chưa đạt được so với kỳ vọng khi giá cả và kim ngạch đều giảm so với năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng cung vượt quá cầu. Xuất khẩu cà phê: Chưa khởi sắc Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), xuất khẩu cà...