Giá cà phê hôm nay 23/12, Lấy lại đà tăng, Brazil bán mạnh, cà phê trong nước vào thế bất lợi
Các biện pháp phong tỏa chống dịch Covid-19 khiến hoạt động sản xuất toàn cầu bị đình trệ. Sự mất cân đối cung – cầu khiến giá tăng và đẩy lạm phát lên cao, tạo bức tranh không mấy sáng sủa cho nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nước thu nhập thấp.
Giá cà phê trong nước tăng 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (22/12). (Nguồn: Dailycoffeenews)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 23/12
Giá cà phê trên cả hai sàn London và New York lấy lại đà tăng, trong đó, nhu cầu hàng giao ngay vẫn còn căng thẳng, góp phần duy trì cấu trúc giá nghịch đảo trên cả hai thị trường kỳ hạn. Những lo ngại về biến thể Omicron ngày càng tăng, cho dù được đánh giá ít có khả năng gây ra bệnh nặng cho những người được tiêm mũi 3, nhưng có thể làm cho sự phát triển kinh tế thế giới còn phải chật vật nhiều hơn nữa, trong khi mùa Giáng Sinh và Tết Năm Mới 2022 đã cận kề.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/12, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng 17 USD (0,7%), giao dịch tại 2.440 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 19 USD (0,82%), giao dịch tại 2.336 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng trung bình .
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York tiếp tục phiên tăng từ hôm qua. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 4,35 Cent (1,91%), giao dịch tại 232,6 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng tăng 4,25 Cent (1,86%), giao dịch tại 232,45 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng tốt.
Video đang HOT
Thông tin thị trường cà phê
Theo Tổ chức cà phê Thế giới (ICO), tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 10 đạt 9,7 triệu bao, giảm 4,4% so với 10,1 triệu bao của cùng kỳ năm 2020. Trong đó xuất khẩu cà phê arabica giảm 8,8%, xuống còn 6,2 triệu baom, nhưng bù lại xuất khẩu cà phê robusta tăng 4,4%, lên 3,51 triệu bao.
Mức giảm mạnh nhất được ghi nhận đối với cà phê arabica Brazil, giảm từ 4,1 triệu bao của tháng 10/2020 xuống chỉ còn 3,6 triệu bao trong tháng 10. Tiếp theo là cà phê arabica Colombia, giảm 11,3% xuống còn 1,1 triệu bao.
Trước áp lực bán mạnh từ Brazil, nhất là robusta do giá phái sinh tăng, nhà vườn và giới xuất khẩu cà phê Việt Nam khó lường định giá trong nước theo diễn biến tăng của sàn thương phẩm.
Khi sàn London tăng 40 USD/tấn thì chưa chắc giá nguyên liệu trong nước được cộng thêm. Nhưng khi gặp giá đóng cửa ngày hôm trước giảm, giao dịch hàng thực sáng hôm sau tại thị trường nội địa có thể giảm gấp đôi với nhiều lý do được đưa ra như: cước tàu biển cao và thuê tàu khó, bán không mấy người mua, hàng chất trong kho nhà xuất khẩu không bán kịp…
Cần nhìn thấy trước rằng, một lúc nào đó như vào những ngày cuối năm 2021 và trước Tết nguyên đán, áp lực bán mạnh từ Việt Nam sẽ gây áp lực lên giá trong nước chứ không nhất thiết phải nhìn vào giá các sàn phái sinh. Không thể so sánh với giá tại Brazil vì hàng robusta vụ 2021 họ đã bán gần hết (82%). Dẫu Brazil có giữ lại gần 4 triệu bao robusta để tiêu thụ nội địa do một lý do nào đó giá phái sinh giảm, thì lượng 30 triệu bao niên vụ mới từ Việt Nam sẽ áp đảo giá theo chiều bất lợi.
Giá cà phê hôm nay 22/11, Màu xanh trở lại, cà phê robusta nhiều cửa tăng giá
Biến thể Omicron đang lây lan quá nhanh và hậu quả của nó với nền kinh tế thế giới đang là một ẩn số.
Thêm những yếu tố bất lợi, nhưng cũng có những lý do khác khiến giá cà phê bật xanh trở lại sau nhiều phiên giảm.
Giá cà phê trong nước giảm 400 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 21/12. (Nguồn: Favpng)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 22/12
Giá cà phê trên cả hai sàn phái sinh đã tăng trở lại vào nửa sau phiên giao dịch khi xuất hiện một số thông tin tích cực về nguồn cung và nhu cầu. Trước đó, giá cà phê arabica tiếp tục phiên giảm kéo dài hiếm thấy từ nhiều phiên trước, khi thị trường có thêm những yếu tố cơ bản bất lợi. Nổi bật là thông tin về cuộc khảo sát và báo cáo điều chỉnh sản lượng tăng vừa được Conab - Brazil công bố và đồng Real suy yếu theo các tiền tệ mới nổi, khiến người Brazil mạnh tay bán hàng giao sau do năm tới dự báo sẽ là vụ "được mùa".
Cùng thời điểm, giá robusta khi đó cũng giảm nhưng có lợi thế hơn arabica do nhu cầu của loại cà phê này sẽ gia tăng khi ngày càng nhiều thị trường tái lập các biện pháp giãn cách xã hội vì dịch bệnh lây lan nhanh do biến chủng Omicron. Nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan tại nhà được dự báo cũng tăng theo.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/12, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm 17 USD (0,7%), giao dịch tại 2.422 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 25 USD (1,07%), giao dịch tại 2.308 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh vào kỳ hạn giao tháng 3/2022 .
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục giảm. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm mạnh 10,65 Cent (4,54%), giao dịch tại 224,1 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng giảm 10,75 Cent (4,58%), giao dịch tại 224,1 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Ngay trong đầu tuần, giá cà phê thế giới tiếp tục chịu áp lực từ sự hoành hành của biến chủng mới Omicron. Nhiều quốc gia đã có lệnh đóng cửa, hạn chế du lịch, hạn chế tụ họp, không cho hàng ăn - khu vui chơi mua sắm hoạt động... Ngoài ra, đợt thanh lý trên cả 2 sàn do khối lượng dư mua từ tuần trước đã tạm thời ổn định trở lại.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) tiếp tục nâng ước tính về tiêu thụ cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 lên 167,7 triệu bao, tăng so với mức 164,5 triệu bao của niên vụ 2019-2020. Chênh lệch giữa sản xuất và tiêu dùng trong niên vụ 2020-2021 rút xuống còn gần 2 triệu bao.
Tuy nhiên, sự lạc quan về triển vọng tiêu thụ với việc nới lỏng hơn nữa các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19 đang bị thay thế bởi lo ngại về sự xuất hiện của biến thể mới Omicron, đặc biệt là ở châu Âu. Áo và Slovakia gần đây đã thông báo tái áp dụng biện pháp phong tỏa ít nhất là đến giữa tháng 12, mặc dù các hạn chế đang tiếp tục được nới lỏng ở một số nơi như New Zealand.
Trong báo cáo mới nhất về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021 xuống còn 5,9% so với mức 6% đưa ra hồi tháng 7 và giữ nguyên dự báo cho năm 2022 là 4,9%.
Sau cơn bão Rai không gây ảnh hưởng lớn đến vụ thu hoạch cà phê Tây Nguyên làm giảm mối lo về nguồn cung. Tuy nhiên, Việt Nam chưa thể đưa cà phê vụ mới sớm ra thị trường như đã dự kiến, vì thiếu hụt lực lượng nhân công tăng cường thu hái và do cơn bão số 9 vừa kết thúc, trong khi dự báo áp thấp nhiệt đới sẽ gây mưa trên diện rộng vào cuối tuần này sẽ góp phần làm thu hoạch vụ mùa trì trệ hơn nữa
Giá cà phê hôm nay 21/12, Giảm sâu, robusta tiếp tục khan hàng, thị trường phụ thuộc diễn biến Covid-19 Trong báo cáo tháng 11, ICO tiếp tục giữ nguyên ước tính về sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 ở mức 169,6 triệu bao (loại 60kg/bao), tăng 0,4% so với 169 triệu bao của niên vụ trước. Trong đó, ước tính sản lượng arabica tăng 2,3%, lên 99,27 triệu bao, trong khi robusta giảm 2,2%, xuống còn 70,38 triệu...