Giá Bitcoin có thể giảm mạnh như diễn biến năm 2018?
Nếu áp dụng những dữ liệu tương tự từ năm 2018, giá Bitcoin có nguy cơ giảm mạnh.
Theo phân tích từ Crypto Bullet, biểu đồ giá hiện tại của Bitcoin có nhiều điểm tương đồng với thời điểm cuối tháng 12/2018. Trong trường hợp biểu đồ tương tự năm 2018 lặp lại, khả năng BTC giảm xuống 25.000 USD sẽ xuất hiện trong năm nay.
Hiện tại, giá BTC đang có xu hướng tạo lại mô hình đỉnh đầu – hai vai (IH&S), một chỉ báo kỹ thuật cho thấy thị trường sắp có sự đảo chiều mạnh mẽ.
Trong năm 2018, Bitcoin đã hình thành 2 mức đỉnh lần lượt vào tháng 4 và tháng 5, với giá trị khi đó khoảng 10.000 USD. Tuy nhiên, đến tháng 7 cùng năm, BTC đã bất ngờ lao dốc xuống dưới 6.000 USD.
Biểu đồ giá Bitcoin giữa năm 2018 có nhiều điểm tương đồng với 4 tháng gần nhất.
Vào quãng thời gian từ tháng 10/2021-2/2022, Bitcoin cũng có dấu hiệu trải qua một quỹ đạo giá tương tự như giữa năm 2018. Cụ thể, biểu đồ tạo ra hai mức giá đỉnh liên tiếp trong năm ngoái, gần 65.000 USD vào tháng 4 và 69.000 USD vào tháng 11. Sau đó, giá đã điều chỉnh xuống dưới 33.000 USD vào đầu tháng 2/2022 và đang trong giai đoạn hình thành một biểu đồ IH&S khác.
Video đang HOT
Về cơ bản, IH&S là một chỉ báo cho thấy sự đảo chiều tăng giá, do đó BTC hiện được kỳ vọng cho một sự đột phá vượt trên 50.000 USD. Tương tự, nhà phân tích thị trường Lark Davis của Crypto Lark cũng thiết lập một chỉ báo Bitcoin dự đoán giá có thể vượt mốc 60.000 USD trở lại.
Tuy nhiên, Cointelegraph cho rằng việc kỳ vọng Bitcoin tăng giá lên trên 50.000 USD có thể là cái bẫy cho các nhà đầu tư. Trong trường hợp giá giảm xuống dưới đường đỏ, BTC có thể xuống mức 25.000 USD trong năm nay.
Các đường EMA cho thấy đáy của Bitcoin có thể xuống 25.000 USD trong năm nay.
Trung bình trượt số mũ (EMA hay Exponential Moving Average) là đường trung bình động hàm mũ để quan sát sự biến động giá dựa trên các dữ liệu gần nhất. Đường EMA có nhiều điểm khắc phục được hạn chế so với trung bình trượt giản đơn (SMA hay Simple Moving Average).
Trước khi giá có sự đảo chiều mạnh trong năm 2018, Bitcoin đã có sự bứt phá lên mốc 10.000 USD. Khi đó, giá của BTC đã nhanh chóng lấy đường trung bình động hàm mũ trong 50 tuần (EMA 50, sóng đỏ) làm ngưỡng hỗ trợ. Khi phân tích EMA 200 tuần (sóng xanh), giá vẫn tiếp tục giảm và chạm mốc 3.000 USD. Đây đồng thời cũng là đáy của Bitcoin vào tháng 12/2018.
Áp dụng cùng một chỉ báo cho biến động giá đang diễn ra, Bitcoin có thể kết thúc trên đường EMA 50 trong phạm vi 50.000 – 60.000 USD. Tuy nhiên, nó nhiều khả năng sẽ quay trở lại bên dưới sóng đỏ và kéo dài sự suy giảm đối với đường EMA 200, loanh quanh gần 25.000 USD.
Về mặt tích cực, Bitcoin đang chứng minh được nhiều yếu tố lạc quan hơn năm 2018. Giá của BTC đã tăng từ dưới 4.000 USD vào tháng 3/2020 lên đến 69.000 USD vào tháng 11/2021. Sự tăng trưởng đột phá này xuất hiện sau khi Bitcoin thu hút được nhiều công ty đầu tư hơn, cũng như nền kinh tế đang có mức lạm phát cao.
Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, tối ngày 17/2, giá Bitcoin đã đột ngột lao dốc xuống mức 42.000 USD và tiếp tục đà sụt giảm mạnh vào trong sáng nay. Hiện giá Bitcoin vẫn chỉ đang được giao dịch quanh mức dưới 41.000 USD và chưa xuất hiện yếu tố tích cực.
Độ khó khi đào Bitcoin đã tăng lên mức chưa từng có
Mặc cho thị trường chưa khởi sắc, tỷ lệ hàm băm đã chạm mốc 248,11 terahash mỗi giây. Ngày càng nhiều nhà đầu tư tích lũy thêm Bitcoin.
Tỷ lệ hàm băm (hashrate), chỉ số đại diện cho độ khó để khai thác Bitcoin (BTC) chạm mức 248,11 terahash mỗi giây (TH/s) vào cuối tuần qua, tăng đột biến 31% chỉ trong 1 ngày. Tính đến tối ngày 14/2, hàm băm đang dao động ở mức 209 TH/s, theo dữ liệu từ Blockchain.com.
Tỷ lệ hàm băm của BTC trong thời gian qua.
Chỉ số hashrate cao cho thấy các thợ đào Bitcoin vẫn đang hoạt động tích cực. Hàm băm thường đạt đỉnh khi thị trường sắp có sự tăng trưởng mạnh. Tháng 4/2021, hashrate chạm mốc 198,51 TH/s cùng với thời điểm BTC đạt đỉnh 63.000 USD. Sau đó, hàm băm tụt dốc do thị trường tiền số đảo chiều giảm mạnh. Tuy nhiên, hashrate đã tăng liên tục kể từ tháng 7/2021, đánh dấu thời điểm BTC bắt đầu hồi phục.
Bên cạnh tín hiệu tích cực từ tỷ lệ hàm băm, các chỉ số trên chuỗi (on-chain) cũng cho thấy trạng thái lạc quan của thị trường.
Trữ lượng BTC trên các sàn giao dịch sụt giảm mạnh.
Theo trang dữ liệu Santiment, nguồn cung BTC của các sàn giao dịch giảm xuống còn 10,87%. Đây là lần đầu kể từ tháng 12/2018, chỉ số này mới quay lại dưới mức 11%. Theo biểu đồ cung cấp từ Santiment, lượng cung Bitcoin đã giảm liên tục từ tháng 5/2021.
Cách đây 2 tuần, công ty dữ liệu on-chain Glassnode cho biết lượng dự trữ BTC giảm mạnh, chạm mốc 13,27% với 42.900 BTC đã được mua từ các sàn giao dịch kể từ đỉnh 69.000 USD vào tháng 11/2021. Glassnode nhận định trên Twitter rằng đây là sự kiện khác thường nếu so với giai đoạn tháng 5/2021 khi BTC được đẩy lên các sàn giao dịch.
Biểu đồ Glassnode cung cấp và nhận định của họ trên Twitter.
Ngoài ra, các chỉ báo kỹ thuật cho rằng thị trường có thể tăng trưởng trở lại. Theo Coindesk, chỉ số sức mua RSI ngày 14/2 của Bitcoin đang dao động ở mức 39 và giai đoạn giảm giá đã kết thúc. Chỉ báo RSI cho biết thị trường có thể tăng giá khi dao động ở mức 30 và giảm giá khi chạm vùng trên 70.
Tình trạng căng thẳng giữa Nga và Mỹ tại Ukraine đã khiến tiền số nói riêng và thị trường tài chính truyền thống nói chung có nhiều xáo trộn. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông báo họ sẽ họp khẩn cấp vào tối ngày 14/2 theo giờ Mỹ nhằm thông báo các thay đổi của họ về lãi suất và các chính sách kinh tế.
Thị trường tiền số đỏ lửa, Bitcoin giảm mạnh trong phiên cuối tuần Loạt thông tin tiêu cực đã tạo áp lực giảm lên các đồng tiền kỹ thuật số. Trong phiên giao dịch sáng ngày 12/2, Bitcoin đã giảm về ngưỡng 42.000 USD/BTC. Sáng 12/2, dữ liệu từ CoinMarketCap cho thấy, giá Bitcoin đang giao dịch ở ngưỡng 42,400 USD/BTC, giảm 3,40% trong 24 giờ qua. Giá Bitcoin giao dịch cao nhất đạt mức 45.804...