Ghi hình “quái thú” đầu chó, chân nhện trong rừng Amazon, nhiếp ảnh gia bị cư dân mạng đòi tới tận nhà
“Quái thú” kỳ lạ có cái đầu giống chó, chân giống nhện được tìm thấy trong rừng Amazon khiến nhiều người bối rối.
Vào năm 2017, nhiếp ảnh gia Andreas Kay quyết định vào rừng Amazon để chụp ảnh các sinh vật. Tình cờ, trong lúc đang đi dạo trong rừng, Andreas Kay đã ghi được hình ảnh của một con “quái thú” kỳ lạ. Hình dạng của nó là một cái đầu chó màu đen có 2 đốm mắt vàng gắn với những cái chân dài giống nhện.
Cận cảnh con “quái thú” đầu chó, chân nhện mà vị nhiếp ảnh gia chụp được. (Ảnh: Andreas Kay)
Ngay sau khi đoạn phim về con “quái thú” kỳ lạ này được chia sẻ, cư dân mạng đã dấy lên một cuộc tranh luận về việc nó đáng yêu hay đáng sợ. Thậm chí, nhiều người còn đòi tới tận nhà Andreas Kay để kiểm tra xem những bức ảnh và đoạn video về sinh vật kỳ dị kia có phải là một sản phẩm của Photoshop hay không,
Cuộc tranh vẫn không thể đi đến hồi kết. Sau đó, các chuyên gia về sinh vật học đã nhanh chóng “giải vây” cho Andreas Kay. Theo các nhà khoa học, con “quái thú” mà vị nhiếp ảnh gia ghi hình được là loài chôm chôm tai thỏ. Chôm chôm tai thỏ có tên tiếng Anh là Bunny Harvestman là một sinh vật đặc biệt của rừng Amazon. Pháp danh khoa học của chôm chôm tai thỏ là Metagryne bicolumnata. Nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1959, bởi chuyên gia về các loài chân đốt người Đức Carl Friedrich Reower.
Con “quái thú” mà vị nhiếp ảnh gia ghi hình được là loài chôm chôm tai thỏ. (Ảnh: Andreas Kay)
Chôm chôm tai thỏ tuy rất giống nhện nhưng không phải là nhện. Chúng thuộc nhóm tổ hợp các loài chân đốt giống nhện. Kích thước của chúng chỉ ngang cỡ một ngón tay cái của người.
Video đang HOT
Cho đến nay, sinh vật này vẫn là một câu hỏi lớn đối với các nhà khoa học. Chưa ai có câu trả lời chắc chắn về việc tại sao chúng lại có hình thù kỳ lạ như vậy. Họ cho rằng, hình dáng của chôm chôm tai thỏ là sự tiến hóa theo cơ chế phòng thủ của loài này. Trên thực tế, “đôi mắt” màu vàng ngay bên dưới “đôi tai” của nó không phải là mắt mà chỉ là đốm mắt giả đánh lừa. Đôi mắt thật của chúng ở bên dưới những chấm này, chúng có màu đen và nằm ở phía trước.
Kích thước của chôm chôm tai thỏ chỉ ngang cỡ một ngón tay cái của người. (Ảnh: Andreas Kay)
Theo chia sẻ của Andreas Kay, chôm chôm tai thỏ tuy có vẻ ngoài có vẻ nguy hiểm nhưng chúng không hề có nọc độc và vô hại với con người. Nhà báo khoa học Ferris Jabr cho biết, chôm chôm tai thỏ là loài đã tồn tại từ rất lâu, chúng có thể đã xuất hiện trên Trái đất từ 400 triệu năm trước.
Những tấm ảnh về loài chôm chôm tai thỏ mà Andreas Kay chụp được đã một lần nữa chứng minh cho chúng ta thấy rừng Amazon quả là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật có vẻ ngoài kỳ lạ.
Chôm chôm tai thỏ tuy có vẻ ngoài có vẻ nguy hiểm nhưng chúng không hề có nọc độc và vô hại với con người. (Ảnh: Andreas Kay)
Từ lâu, các nhà khoa học đã đánh giá rừng mưa Amazon là một quần xã sinh vật phong phú nhất về loài, và các rừng mưa nhiệt đới tại châu Mỹ thì phong phú về loài hơn các rừng đất ẩm ướt ở châu Phi và châu Á.
Có diện tích lên đến hơn 7 triệu km², rừng Amazon nằm trong các quốc gia như Brazil, Peru, Colombia, Venezuela và các quốc gia nhỏ hơn khác. Rừng rậm Amazon là ngôi nhà của một loạt các loài động vật và thực vật đa dạng.
Những tấm ảnh về loài chôm chôm tai thỏ mà Andreas Kay chụp được đã chứng minh rằng rừng Amazon là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật có vẻ ngoài kỳ lạ. (Ảnh: Andreas Kay)
Trong số những khu rừng mưa lớn nhất ở châu Mỹ, rừng rậm Amazon là khu rừng có sự đa dạng sinh học không thể so sánh. Khoảng 10% tổng số loài đã được biết đến trên thế giới tồn tại trong rừng Amazon. Đây là nơi tập trung các loài động và thực vật còn sinh tồn nhiều nhất trên thế giới
Phát hiện kinh dị: Hài cốt 'quái thú có túi' nặng gần 3 tấn
40.000 năm trước, loài quái thú dị thường, khổng lồ này từng lang thang khắp miền đất bị cô lập của châu Đại Dương ngày nay.
Theo Sci-News, các nhà cổ sinh học Úc đã "bắt được vàng" khi khai quật được một số bộ hài cốt gần như hoàn chỉnh của quái thú Diprotodon đã tuyệt chủng.
Hài cốt quái thú đã tuyệt chủng ở Úc - Ảnh: BẢO TÀNG TÂY ÚC
Tuy là thú có túi, nhưng Diprotodon có cơ thể hoàn toàn khác biệt so với các loài thú có túi ngày nay: Chiều cao tới vai khoảng 1,8 m, mình dài 4 m, nặng khoảng 2,8 tấn.
Kích cỡ này khiến nó to như một con voi châu Á.
Theo TS Alec Coles, Giám đốc điều hành Bảo tàng Tây Úc, tác giả chính của nghiên cứu, Diprotodon là một quái thú đã tuyệt chủng, có liên quan tới gấu túi. "Chúng là loài thú có túi lớn nhất từng tồn tại" - TS Cole cho biết.
Tuy khổng lồ nhưng chúng là động vật ăn cỏ hiền lành.
Chân dung quái thú cổ đại khi còn sống và lang thang trên các đồng cỏ nước Úc cổ đại - Ảnh đồ họa: Nellie Pease
Hợp tác với nhà điều hành khu mỏ gần đó là Công ty CITIC Pacific Mining, các nhà cổ sinh vật học đã khai quật các bộ xương Diprotodon được bảo tồn cực tốt từ di chỉ Du Boulay Creek, thuộc vùng đồng bằng ngập lũ sông Fortescue.
Các cá thể này nằm rất gần nhau tại địa điểm khai quật, bao gồm cả con trưởng thành lẫn con non.
Điều này cho thấy chúng có thể liên quan tới nhau, là thành viên của một đàn đang trên tuyến đường di cư lớn thời cổ đại.
Các bộ xương hiện có thể nhìn thấy một phần hộp sọ, hàm và răng lộ ra bên ngoài, trong khi phần cơ thể còn lại vẫn mắc kẹt trong đá cứng.
Cuộc khai quật được tiến hành gấp rút vì một khi hóa thạch đã lộ ra, chúng rất dễ bị hủy hoại bởi lũ lụt theo mùa.
Các nhà khoa học tin tưởng rằng sẽ còn nhiều khám phá thú vị sau khi các bộ hài cốt quái thú Diprotodon quý giá được đưa về, cũng như sau khi chúng trải qua một công đoạn cẩn thận và tốn nhiều thời gian để được tách khỏi đá.
Công nhân phá núi vô tình phát lộ 3 "quái thú" bên trong lăng mộ, chuyên gia: Chúng đều là bảo vật! 3 con "quái thú" được tìm thấy trong lăng mộ cổ đã khiến các chuyên gia một phen thất kinh. "Quái thú" xuất hiện Tháng 4 năm 1981, lãnh đạo của nhà máy bia Long Môn ở Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc ra quyết định xây thêm một nhà máy mới để nâng cao sản lượng. Núi Long là nơi được chọn...