Ghi chú các “chiêu” để chọn trường đại học vừa tầm trong đợt đăng ký nguyện vọng
Năm 2020, các trường đại học trên cả nước áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau. Tuy nhiên, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn là phương thức chiếm phần lớn chỉ tiêu tuyển sinh, kéo theo đó là vô vàn nỗi lo của thí sinh trước khi bước vào kỳ thi mang tính bước ngoặt này.
Những “tuyệt chiêu” sau đây sẽ giúp các sĩ tử gỡ rối và yên tâm trước thềm “vượt vũ môn”.
Xác định ngành học “thuộc về mình”
Từ 15/6, các bạn học sinh lớp 12 đã chính thức đặt bút điền hồ sơ thi tốt nghiệp THPT và đăng ký nguyện vọng (NV) vào các trường đại học. Yếu tố quan trọng đầu tiên thí sinh cần lưu tâm là ngành học ưu tiên. Việc chọn ngành học phù hợp với đam mê, sở thích, năng lực sẽ giúp bạn đủ kiên nhẫn, quyết tâm để hoàn thành 4 năm đại học và xây dựng lộ trình nghề nghiệp sau này.
Chọn ngành học phù hợp là “chiến thuật” quan trọng trong quá trình đăng ký NV
Trong quá trình lựa chọn, các bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của thầy cô, cha mẹ về mức độ phù hợp của bạn với ngành học đó. Ví dụ: bạn là người đam mê kinh doanh, có năng lực dự báo, lập kế hoạch, có kỹ năng quản lý, giao tiếp thì có thể tự tin lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh. Còn tất cả đều nhận thấy bạn có khả năng tính toán tốt, thích làm việc với con số, cẩn thận tỉ mỉ thì có thể chọn học ngành Kế toán hoặc Tài chính – Ngân hàng.
Chọn tổ hợp môn thế mạnh
Với mỗi ngành đào tạo, các trường đại học thường xét tuyển với nhiều tổ hợp môn. Vì thế, thí sinh nên xác định thế mạnh của mình để chọn tổ hợp phù hợp nhất. Chẳng hạn ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP. HCM (UEF) xét tuyển 4 tổ hợp môn gồm: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), C00 (Văn, Sử, Địa).
Với những bạn được Nhà trường chia ban tự nhiên hoặc xã hội trong quá trình học thì khá dễ dàng xác định tổ hợp thế mạnh. Còn với những bạn không chia ban hoặc có học lực khá đều thì có thể dựa vào điểm số năm lớp 12 để xem tổ hợp môn nào mình đang sở hữu thành tích cao nhất.
Định vị trường học vừa tầm
Sau khi xác định được ngành học, thí sinh sẽ phải tiếp tục lựa chọn một ngôi trường đại học phù hợp để đăng ký NV. Nếu bạn có năng lực học tập tốt thì hoàn toàn có thể tự tin lựa chọn đăng ký vào trường mình yêu thích. Còn với những thí sinh có năng lực nhất định thì có thể dựa vào điểm ước lượng của để chọn những trường nằm trong “vùng an toàn”. Bạn có thể vừa chọn những trường có mức điểm xét tuyển cao như Đại học Quốc gia, những trường có điểm gần bằng điểm bạn dự kiến như Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF), Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH),… và cả những trường có mức điểm thấp hơn để nới rộng đường vào đại học.
Khoanh vùng các trường trong “tầm ngắm” để đưa ra quyết định phù hợp nhất
Để có thể dự đoán chuẩn xác, bạn nên tham khảo điểm chuẩn của các trường trong ít nhất 3 năm gần đây. Vì tùy vào tình hình đề thi, điểm số các năm mà điểm chuẩn các trường sẽ không cố định. “Nhắm” rõ được tầm điểm sẽ giúp bạn lựa chọn được chính xác ngôi trường phù hợp và gia tăng cơ hội trúng tuyển.
Video đang HOT
Sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên
Thêm một điểm quan trọng mà thí sinh cần lưu ý là sắp xếp các NV theo thứ tự ưu tiên. Vì trong đợt 1 xét tuyển NV, hệ thống lọc điểm của Bộ giáo dục và Đào tạo sẽ xét theo thứ tự từ trên xuống, nếu NV1 bạn đã trúng tuyển thì các NV 2, 3, 4,… còn lại sẽ bị hủy.
Trong các năm qua, có không ít trường hợp các bạn thí sinh bỏ qua lưu ý trên, dẫn đến không trúng tuyển vào trường đại học mình yêu thích mặc dù điểm thi của bạn bằng với điểm trúng tuyển mà trường này công bố.
Thí sinh nên chọn 3-5 nguyện vọng và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên
Vậy làm thế nào để sắp xếp nguyện vọng ưu tiên đúng cách? Để làm được điều này, các bạn cần nắm rõ 3 điểm lưu ý đã nêu, sau đó liệt kê lần lượt ra các trường đại học trong “tầm ngắm” của mình. Ví dụ: Bạn muốn đăng ký vào ngành Kinh doanh quốc tế và các trường trong “tầm ngắm” của bạn là: Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH),… Cạnh đó, bạn lại yêu thích môi trường quốc tế và mong muốn có nhiều cơ hội du học, thì bạn có thể chọn Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) là NV1.
Ngành kỹ thuật, công nghệ đang là thời thượng của Việt Nam và thế giới
Những lĩnh vực có gắn với các từ khóa như số hóa, dữ liệu, thông minh và innovation (đổi mới sáng tạo)... đang là thời thượng của Việt Nam và thế giới.
Đó là chia sẻ của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội với thí sinh trong mùa tuyển sinh đại học năm 2020, thí sinh cần lưu ý những điều gì khi chọn ngành học để đăng ký xét tuyển? Làm thế nào để chọn được trường đại học có chất lượng, ngành học phù hợp với năng lực bản thân?
Thưa GS, thí sinh năm nay như lạc vào "ma trận" ngành nghề, nhiều ngành các thí sinh không hiểu hết là vào học thế nào, ra trường làm việc ở đâu... Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, nhiều năm quản lý đào tạo tuyển sinh của ĐH QGHN, Giáo sư có thể "mách nước" cho thí sinh chọn ngành học như thế nào không?
Việc chọn ngành, chọn trường đều là bài toán khó với không ít thí sinh cũng như phụ huynh. Các em sẽ phải đưa ra quyết định sẽ trường nào, ngành nào phù hợp với năng lực bản thân để theo học trong tương lai, cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp sẽ như thế nào?
Với kinh nghiệm của một nhà quản lý và nguyên tắc xét tuyển đại học những năm gần đây ( thí sinh được được ký nhiều nguyện vọng) và cũng là phụ huynh của 2 con, tôi có lời khuyên với các em: hãy chọn ngành các em yêu thích nhất (nguyện vọng 1), tiếp đó là ngành phù hợp với năng lực mỗi cá nhân (nguyện vọng 2) ở trường đại học mà các em thích và tin cậy nhất, và nên chọn từ 2-3 nguyện vọng dự phòng ở các trường tốp thấp hơn.
Để thí sinh hiểu rõ về ngành/chương trình đào tạo, ĐHQGHN đã xây dựng Cổng thông tin tuyển sinh ĐHCQ từ năm 2017 để hỗ trợ thí sinh, phụ huynh tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng nhất.
Vì vậy, với 133 ngành/chương trình đào tạo đại học chính quy thuộc các lĩnh vực khác nhau: Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội và nhân văn, Công nghệ - Kỹ thuật, Kinh tế - Luật, Y - Dược, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nhưng thí sinh có thể tìm hiểu về các ngành, các CTĐT của ĐHQGHN một cách dễ dàng.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội
CNTT và ngoại ngữ là hành trang không thể thiếu với mỗi người trong thời đại CMCN 4.0
Theo GS, ngành học nào có lợi thế và việc làm hấp dẫn trong thời cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay?
Hiện nay, cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 với những đặc trưng cốt lõi nhất là CNTT, Tự động hóa và Trí tuệ nhân tạo, vì vậy, thí sinh chọn những ngành/lĩnh vực liên quan đến những lĩnh vực này, hoặc những lĩnh vực vệ tinh có liên quan trực tiếp với các yêu tố trên như điện tử, vật liệu mới, cơ điện tử, khoa học dữ liệu,... gắn với các từ khóa như số hóa, dữ liệu, thông minh và innovation (đổi mới sáng tạo) đang là thời thượng của Việt Nam và thế giới.
Các kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy Việt Nam có sự mất cân đối về cơ cấu nhân lực theo ngành nghề so với khu vực và thế giới. Tỷ lệ sinh viên các ngành kỹ thuật còn khá khiêm tốn so với những ngành khác. Vì vậy, trong thời gian tới, nhu cầu nhân lực trong những ngành kỹ thuật, công nghệ sẽ rất lớn và sinh viên ra trường dễ có việc làm.
Bên cạnh đó, các ngành học liên quan đến hạ tầng, như công nghệ xây dựng giao thông (gắn với thông minh và tăng trưởng xanh) thì cả Việt Nam và thế giới đều có nhu cầu rất cao về nguồn nhân lực trong những lĩnh vực này.
Giáo dục đại học trong thời đại CMCN là cuộc cách mạng có đặc trưng của giáo dục STEM và khai phóng, vì vậy, những ngành học liên quan đến STEM (trong KHTN, kỹ thuật, công nghệ) và khai phóng (liên quan đến các lĩnh vực KHXH, liên ngành) sẽ là những lĩnh vực rất có tương lai.
Thậm chí hiện nay ở Nhật Bản còn đã bắt đầu xây dựng xã hội 5.0., một xã hội của tương lai với quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thông minh trong CMCN 4.0, vì vậy, những ngành học về tâm lý, xã hội học, khu vực học, truyền thông,...
Các lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn và những lĩnh vực kinh tế gắn với thương mại điện tử, vận hành nền kinh tế số và luật học, các lĩnh vực khoa học sức khỏe,...đương nhiên cũng sẽ là những lĩnh vực mà toàn cầu có nhu cầu rất cao trong thời gian tới.
Cuộc CMCN 4.0 mở ra rất nhiều cơ hội mới cho những sinh viên theo đuổi ước mơ khởi nghiệp. Giữa thời đại công nghệ phát triển và thay đổi nhanh chóng, các em cần hiểu rõ công việc, giá trị nghề nghiệp trong tương lai của mình, xu thế của thời đại để có những sự lựa chọn đúng đắn nhất, đồng thời có sự chuẩn bị tốt nhất về kiến thức, kỹ năng cho tương lai của mình.
CNTT và ngoại ngữ là hành trang không thể thiếu với mỗi người trong thời đại CMCN 4.0, và từ trải nghiệm của bản thân, tôi cho rằng nếu có một đam mê và sự kiên trì thì ngành nghề nào cũng có thể đem lại cho các bạn cơ hội và thành công.
Thưa GS, về xét tuyển đại học năm nay, ĐHQGHN có tới hơn 100 ngành nghề đào tạo, vậy thí sinh vào học có được lợi thế gì?
Như tôi đã nói ở trên, năm nay ĐHQGHN tuyển sinh với 10.420 chỉ tiêu cho 133 ngành/chương trình đào tạo. Số lượng các chương trình đào tạo ở ĐHQGHN vô cùng phong phú.
Với thế mạnh đa ngành, đa lĩnh vực, sinh viên vào ĐHQGHN sẽ được học bằng kép (học cùng lúc 2 chương trình đào tạo và được nhận 2 bằng đại học cùng lúc trong thời gian từ 4,5 - 5 năm), ví dụ sinh viên học hết năm thứ nhất ngành quan hệ quốc tế ở trường ĐH KHXHNV, có học lực từ khá trở lên có thể đăng ký học để lấy bằng Luật học ở Khoa Luật; hoặc sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng ở Trường ĐH Công nghệ có thể học để lấy bằng CNTT,....
Thí sinh vào học đại học tại các trường thành viên/khoa trực thuộc ĐHQGHN sẽ có nhiều cơ hội như: được đi trao đổi sinh viên từ 1-2 học kỳ tại các nước ASEAN, Nhật, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước khác (CH Séc, Hà Lan,..) hoặc được học bằng kép (học cùng lúc 2 chương trình đào tạo và được nhận 2 bằng đại học cùng lúc trong thời gian từ 4,5 - 5 năm), ví dụ sinh viên học ) hoặc được chuyển tiếp nghiên cứu sinh làm luận án TS ngay nếu SV tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc.
Các sinh viên của ĐHQGHN còn có cơ hội tham gia vào các nhóm nghiên cứu mạnh, được tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia các đề tài nghiên cứu cùng các GS hàng đầu của Việt Nam cũng như các GS đến từ nhiều trường ĐH nước ngoài (như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc,...); có cơ hội giao lưu với sinh viên nước ngoài đang học tại ĐHQGHN, cũng như tham gia các câu lạc bộ với nhiều hoạt động rất đa dạng và phong phú của đoàn thanh niên và hội sinh viên.
Việc chọn ngành nghề rất quan trọng với sự nghiệp và tương lai của các em sau này.
Hàng năm ĐH QGHN số lượng sinh viên ra trường có việc làm của ĐH QGHN đạt bao nhiêu % thưa GS? Tiêu chuẩn đầu ra của sinh viên ĐH QGHN như thế nào?
Tính trung bình mỗi năm, ĐHQGHN có gần 5.000 sinh viên tốt nghiệp các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Mỗi lĩnh vực, tỉ lệ SVTN có việc làm cũng khác nhau, ví dụ: Khối sức khỏe (ngành Y khoa, ngành Dược học) tỉ lệ SVTN có việc làm đúng ngành là 100% ngay sau khi tốt nghiệp;
Các nhóm ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật, Khách sạn, Du lịch, Ngoại ngữ tỉ lệ SVTN có việc làm xấp xỉ 95 %; Các nhóm ngành khác có tỉ lệ thấp hơn một chút nhưng đều xấp xỉ 80%;
Chuẩn đầu ra của mỗi CTĐT là khác nhau nhưng tiêu chuẩn tối thiểu là sinh viên phải hoàn thành tối thiểu 120 tín chỉ đối với CTĐT chuẩn và tối thiểu 150 tín chỉ đối với các CTĐT tài năng, 180 tín chỉ đối với ngành Y khoa (không bao gồm ngoại ngữ và các kỹ năng bổ trợ, giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất);
Đồng thời đạt chuẩn ngoại ngữ bậc 3/6 theo Khung NLNN của Việt Nam hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương (đối với CTĐT chuẩn), bậc 4/6 đối với các CTĐT chất lượng cao, tài năng và bậc 5/6 đối với các CTĐT chuẩn quốc tế, tiên tiến.
Thí sinh suy nghĩ thật kỹ trước khi đăng ký xét tuyển đại học
GS có chia sẻ và lời khuyên gì với các thí sinh chuẩn bị đăng ký hồ sơ xét tuyển đại học?
Trước mắt, các em hãy giữ gìn sức khỏe và tập trung ôn tập thật tốt cho kỳ thi phía trước (được tổ chức vào ngày 9-10/8/2020 tới đây);
Việc chọn ngành nghề rất quan trọng với sự nghiệp và tương lai của các em sau này. Thí sinh hãy vào trang web của các trường đề tìm hiểu về ngành đào tạo mà mình định lựa chọn, về những thông tin cơ bản nhất như cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, chất lượng và uy tín của đội ngũ giảng viên, CSVC, các thành tích giảng dạy và nghiên cứu của Khoa/trường, các điều kiện CSVC và đảm bảo chất chất lượng,...
Uy tín của nhà trường cũng là một tham số rất quan trọng để lựa chọn. Các em hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi điền phiếu ĐKDT và ĐKXT và chọn ngành, chọn trường các em yêu thích, phù hợp với năng lực mỗi cá nhân và một vài phương án dự phòng ở những trường tốp thấp hơn.
Tuy nhiên, các em cũng không nên lo lắng quá, vì sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và các trường đại học thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn), các em được phép điều chỉnh nguyện vọng một lần (từ ngày 9-20/9/2020).
Chúc các sĩ tử thi tốt và chọn được ngành học yêu thích, trường đại học yêu thích. ĐHQGHN đang sẵn sàng đón chào các em!
Trân trọng cảm ơn GS!
Tuyển sinh đại học 2020: Thí sinh đăng ký bao nhiêu nguyên vọng là đủ? PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) khuyên thí sinh đăng ký dưới 10 nguyện vọng xét tuyển đại học, không nên quá nhiều. Từ ngày 15 đến 30/6, thí sinh lớp 12 và thí sinh tự do trên cả nước sẽ bắt đầu làm thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét...