Ghép nối ruột tái tạo đường ăn cho bệnh nhân ung thư thanh quản
Một bệnh nhân 52 tuổi, tại Hưng Yên, vừa được ghép nối ruột tái tạo đường ăn do ung thư thanh quản hạ họng. Đây là một ca phẫu thuật hy hữu được thực hiện tại Bệnh viện K.
Sau hơn 10 ngày phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo, đi lại bình thường, miệng nối liền tốt và tiếp tục được theo dõi, điều trị. Ảnh: VGP/Trần Hà
Bệnh nhân được chẩn đoán u ác tính ở hạ lọng thanh quản sau thực hiện các xét nghiệm liên quan. Trước đó, bệnh nhân có biểu hiện nuốt nghẹn, hơi vướng ở cổ, ho đờm hơn 1 tháng.
Theo ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Hùng, Trưởng khoa Ngoại tai mũi họng, Bệnh viện K, bệnh nhân có u lớn vùng thanh quản hạ họng, kích thước u 4×6 cm, lan qua miệng thực quản, xâm lấn đoạn 2cm đầu trên thực quản-cổ, chẩn đoán u thành sau hạ họng, giải phẫu bệnh ung thư tế bào vẩy giai đoạn 4. Rất tiếc là bệnh nhân phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển, do đó các bác sĩ phải hội chẩn liên khoa để đưa ra hướng điều trị tốt nhất.
Sau khi hội chẩn và đưa ra những khó khăn có thể gặp phải khắc phục như lấy trọn tổn thương ung thư tới diện cắt âm tính, phần tổn thương ở hạ họng, thanh quản của bệnh nhân; cần thay thế bằng cơ quan khác, đó là đoạn ruột non từ bụng lên vùng cổ… Tuy nhiên, khó khăn là phải làm sao nuôi sống đoạn ruột non thay thế, sao cho đoạn ruột non đó tuần hoàn tưới máu phải tốt, ruột non sống thì khi nối mới đảm bảo đủ liền, lúc đó chức năng đoạn ruột non ấy mới giúp bệnh nhân có thể ăn uống được.
Cuối tháng 11/2020, ca mổ được thực hiện sau sự chuẩn bị kỹ của 3 ekíp phẫu thuật gồm các bác sỹ khoa Ngoại tai mũi họng, khoa phẫu thuật tiêu hóa và các bác sỹ tạo hình. Ca mổ đã kéo dài 10 tiếng, gồm 2 bước quan trọng nhất là cắt thanh quản hạ họng toàn phần PLOT, nạo vét hạch 2; dùng đoạn hỗng tràng nối họng và thực quản để tái tạo đường ăn cho bệnh nhân.
TS.BS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K, chia sẻ, đây là lần đầu tiên ca phẫu thuật như vậy được thực hiện tại Bệnh viện K. Đây cũng là một ca phẫu thuật rất phức tạp, khi cắt 1 phần thực quản, hạ họng dài, triệt để như vậy cần có cơ quan thay thế thì bệnh nhân mới có thể ăn uống bình thường được.
“Đây là kỹ thuật khó và tiên tiến nhất hiện nay của ung thư vùng đầu cổ. Trước đây việc tái tạo vẫn được thực hiện bằng các biện pháp khác như vạt cơ ngực lớn (MPMF) hay ống dạ dày ( gastric Pull up). Tuy nhiên, vạt hỗng tràng có nhiều ưu điểm hơn như tỉ lệ liền của vạt cao, sinh lý hơn, hậu phẫu rất nhẹ nhàng so với ống dạ dày”, ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Hùng chia sẻ.
Thông qua trường hợp này, các chuyên gia y tế về chuyên ngành ung thư khuyến cáo người dân, vấn đề quan trọng nhất trong điều trị ung thư đó là chẩn đoán đúng bệnh và giai đoạn, bệnh nhân này ở giai đoạn phù hợp, đảm bảo thực hiện cả triệt căn và ghép ruột non tự thân. Nếu không thực hiện được kỹ thuật này, bệnh nhân sẽ không ăn uống được, không đảm bảo đường thở, để lại phần khuyết hổng ở toàn bộ vùng cổ và chất lượng sống gần như không thể kéo dài, ca phẫu thuật thành công là bước ngoặt lớn trong chuyên ngành ngoại khoa tại Bệnh viện K.
Hiện tại, sau hơn 10 ngày phẫu thuật, bệnh nhân đã tỉnh táo, đi lại bình thường, miệng nối liền tốt và tiếp tục được theo dõi, điều trị.
Video đang HOT
Chìa khóa sức khỏe rẻ đến không ngờ: Gần 80% chức năng miễn dịch của cơ thể tồn tại ở đây
Rất nhiều người đã bỏ qua cơ chế quan trọng này, từ đó làm suy giảm hiệu quả miễn dịch, để lại gánh nặng sức khỏe, cơ thể chịu tổn thương.
Trong những năm gần đây, người ta nghiên cứu ra rằng: Hệ tiêu hóa quyết định 80% tình trạng miễn dịch và tham gia vào quá trình phát triển não bộ. Điển hình là ruột non chiếm gần 70% chức năng miễn dịch, trong khi ruột già chiếm gần 10%, tức là gần 80% chức năng miễn dịch tồn tại trong ruột. Do đó, để có hệ miễn dịch tốt, chúng ta cần một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Ngược lại, nếu đường ruột có vấn đề, cơ thể rất dễ rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn liên miên và rối loạn tiêu hóa kéo dài. Không những vậy, chúng ta còn dễ bị thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể do khả năng hấp thu dinh dưỡng kém đi.
Về cơ bản, không nhiều người biết rằng, bản thân hệ tiêu hóa chính là cơ quan mang trách nhiệm "đào tạo" các tế bào miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là với người già và trẻ nhỏ.
Ít ai biết rằng hệ tiêu hóa chính là cơ quan mang trách nhiệm "đào tạo" các tế bào miễn dịch vì trên thành ruột có vô số các hạch bạch huyết (còn gọi là mảng Payer). Chúng sẽ giúp cơ thể ngăn chặn và chống lại tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
Để làm được điều này, chúng ta cần có một hệ vi sinh vật đường ruột bao gồm cả vi khuẩn gây hại và vi khuẩn có ích với tình trạng cân bằng lẫn nhau. Được biết, tổng lượng vi khuẩn ở đây có thể lên tới 100 nghìn tỷ tương đương gần 1,5kg vi sinh bao gồm cả các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn 85%) và các vi khuẩn gây bệnh (15%). Các vi khuẩn có ích sẽ cạnh tranh với vi khuẩn gây hại để niêm mạc đường tiêu hóa phát triển tốt hơn, đồng thời tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn gây hại.
Vì vậy, đường ruột không chỉ là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn là trạm kiểm soát ngăn chặn sự xâm nhập của các dị vật, vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại nên rất có tác dụng trong vai trò phát huy sức đề kháng.
Như vậy, chìa khóa sức khỏe mà vô số người từ cổ chí kim đều tìm kiếm nằm ở ngay trong đường ruột. Sở hữu một hệ tiêu hóa khỏe mạnh với vi sinh vật đường ruột cân bằng chính là cách nhanh nhất để duy trì và bảo vệ sức khỏe.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 98% chức năng miễn dịch ở trạng thái ngủ và không phát huy hết tác dụng, nguyên nhân là do thiếu vi khuẩn có ích trong đường ruột. Số lượng vi khuẩn có ích phải đủ sức để cạnh tranh và chiến thắng các vi khuẩn gây hại thì khi đó, chức năng "đào tạo" hệ miễn dịch của đường ruột có thể được kích hoạt hết mức.
Chìa khóa để kiểm soát sức khỏe là đường ruột, vì vậy chất xơ và enzyme trong thực phẩm trở nên rất quan trọng.
Làm thế nào để cải thiện sức khỏe đường ruột - hệ tiêu hóa?
Chìa khóa của sức khỏe là ruột, nên gia tăng số lượng vi khuẩn tốt để cải tạo môi trường đường ruột. Khi cơ thể chứa càng có nhiều vi khuẩn tốt thì khả năng miễn dịch càng cao.
Ở người có các dấu hiệu sau đây, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém hiệu quả, làm giảm sự sản sinh các lợi khuẩn: việc lạm dụng thuốc kháng sinh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bệnh lý phát triển, môi trường sống bị ô nhiễm, cuộc sống nhiều căng thẳng, chế độ ăn uống không bảo đảm vệ sinh...
Điều này khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng vi khuẩn; dễ nhiễm bệnh; rối loạn tiêu hóa và hấp thu; tiêu chảy; đi ngoài phân sống; gây bón; đầy bụng; khó tiêu;...
Nếu các chất độc hại do vi khuẩn xấu sinh ra được hấp thụ qua đường ruột, máu sẽ bị "ô nhiễm", gây ra tình trạng mệt mỏi mãn tính, da dẻ sần sùi hoặc sinh ra các vấn đề về chức năng gan, điều này cũng ảnh hưởng đến nguy cơ tăng huyết áp và xơ cứng động mạch gây lão hóa toàn thân.
Nếu bạn muốn giữ cho đường ruột của bạn khỏe mạnh, điều quan trọng nhất là tăng cường vi khuẩn có ích trong đường ruột của bạn. Những lợi khuẩn này được gọi là vi khuẩn axit lactic và vi khuẩn Bifidobacterium, chúng có chức năng nâng cao khả năng miễn dịch chống lại vi khuẩn có hại xâm nhập từ bên ngoài.
Mặt khác, các vi khuẩn xấu như Clostridium hay Staphylococcus có thể làm hỏng môi trường trong ruột, sản sinh ra chất gây ung thư và độc tố cùng các chất có hại khác, làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể.
Cũng cần lưu ý rằng, liên tục sử dụng những thức ăn khó tiêu, hoặc ăn ba bữa quá no trong ngày sẽ làm tăng vi khuẩn xấu trong đường ruột. Tổng lượng vi khuẩn trong ruột thường cố định, khi vi khuẩn tốt tăng lên thì số lượng vi khuẩn xấu sẽ giảm đi, nhưng cũng có thể có sự gia tăng của vi khuẩn xấu và giảm số lượng vi khuẩn tốt.
Việc bổ sung men vi sinh là bổ sung thêm 1 nguồn lợi khuẩn vào cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn thì cần hết sức chú ý tới chất lượng của men vi sinh. Bởi nếu sử dụng các men vi sinh không rõ nguồn gốc, không được xử lý đúng quy trình... thì việc sử dụng men vi sinh không có lợi mà còn sinh ra những vi sinh khuẩn có hại.
Ngoài ra, hãy sử dụng 9 cách tự nhiên sau đây để giúp tăng cường hệ tiêu hóa ngay từ bên trong:
1. Tăng cường hệ tiêu hóa bằng chất xơ
2. Bổ sung vào thực đơn chất béo tốt, ví dụ như chất béo không bão hòa axit omega-3... có rất nhiều trong các loại thực phẩm như hạt lanh, hạt chia, quả óc chó và các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi
3. Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể
4. Tránh thực phẩm gây hại cho tiêu hóa ví dụ như carbs tinh chế, chất béo bão hòa và phụ gia thực phẩm
5. Tăng cường hệ tiêu hóa bằng cách nhai kỹ
6. Kiểm soát stress để ngăn ngừa căng thẳng
7. Duy trì lịch tập thể dục thường xuyên, tránh vận động mạnh ngay sau khi ăn xong,
8. Bổ sung chất dinh dưỡng hỗ trợ tiêu hóa: Probiotic, Glutamine, kẽm... có trong các loại thực phẩm lên men như sữa chua, đậu nành, trứng, gà, hạnh nhân...
9. Quyết tâm từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, ăn khuya...
Hoạt chất có nhiều trong trái cây, trà khiến ung thư phát triển nhanh hơn? Chất chống oxy hóa, có nhiều trong trà, cà phê, trái cây, từ lâu vẫn được xem là hoạt chất phòng chống ung thư hàng đầu. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới lại cho thấy kết quả ngược lại. Trong hệ đường ruột, có đến 98% trường hợp ung thư khởi phát từ ruột già, trong khi đó con số này ở ruột...