Ghép hình ảnh xe CSGT gặp tai nạn để trêu đùa
Với mục đích trêu đùa, Nguyễn Ngọc Điệp đã ghép hình ảnh xe CSGT nhằm tạo ra hiện trường giả vụ tai nạn của xe ô tô CSGT Công an huyện Thường Xuân rồi đăng lên trang mạng xã hội Facebook.
Ngày 20/7, trên trang mạng Facebook tại địa chỉ nickname “Đá cuội” có đăng tải hình ảnh một xe ô tô tuần tra của lực lượng CSGT bị tai nạn kèm nội dung thông tin “Chia buồn với em một nghìn tư nhé”.
Hình ảnh được Điệp đưa lên trang mạng xã hội Facebook tại địa chỉ Nickname của mình.
Ngay sau bức ảnh được đăng tải đã có nhiều người vào xem và bình luận không hay về hình ảnh này.
Căn cứ vào hình ảnh được đăng tải, cơ quan công an xác định biển số xe ô tô trong bức hình là xe mang BKS 36B – 1400 của Công an huyện Thường Xuân.
Đồng thời, cơ quan Công an cũng đã xác minh, làm rõ được chủ nickname “Đá cuội” là Nguyễn Ngọc Điệp (SN 1994), ở xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân.
Đối tượng Nguyễn Ngọc Điệp
Video đang HOT
Tại cơ quan công an, Điệp khai nhận, khoảng 11h ngày 20/7, Điệp đã tải hình ảnh xe CSGT bị tai nạn từ trên mạng xuống, sau đó ghép với hình ảnh một đoạn đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận huyện thường Xuân đăng tải lên mạng xã hội Facebook của mình với mục đích trêu đùa.
Cơ quan Công an đã yêu cầu đối tượng gỡ bỏ hình ảnh và nội dung thông tin nói trên và đăng bài đính chính xin lỗi. Hiện Công an huyện Thường Xuân đang tiếp tục điều tra xác minh hành vi của đối tượng.
Theo Dantri
Cuộc sống của "liệt sĩ" trở về sau hơn 40 năm lưu lạc ở Lào
Ba năm trước, người thân của "liệt sĩ" Lò Văn Cân vui mừng khi bất ngờ biết ông còn sống và trở về sau hơn 40 năm lưu lạc bên nước bạn Lào. Ba năm sau ngày trở về, niềm vui vẫn chưa trọn vẹn...
Thăm lại người về từ cõi chết
Thời gian gần đây, thông tin "liệt sĩ" Phan Hữu Được, quê ở Hải Phòng, bất ngờ trở về quê hương sau 40 năm lang bạt đói rách tại nhiều vùng đất, đã làm rung động bao trái tim người Việt. Ở Thanh Hóa cũng có một trường hợp đặc biệt như thế, mà Dân trí đã từng đưa tin. Đó là "liệt sĩ" Lò Văn Cân, ở thôn Chinh, xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân.
Ông Lò Văn Cân trở về đôi chân đã không còn lành lặn.
Năm nay ông Cân đã bước sang tuổi 72. Trở lại câu chuyện của ba năm về trước, một ngày tháng 6 năm 2010, gia đình anh Lò Văn Thành (con trai ông Lò Văn Cân) vỡ òa niềm vui khi hay tin bố mình còn sống sau hơn 40 năm bặt vô âm tín. Trước đó, vào năm 1992, gia đình đã nhận được giấy báo tử của ông Cân.
Người đồng đội trước khi trút hơi thở cuối cùng kịp để lại những dòng chữ với mong muốn ông Cân sớm được hưởng chế độ, chính sách.
Món quà ý nghĩa đối với "liệt sĩ" sau ngày trở về.
Ngày ấy, cũng như bao thanh niên khác, theo tiếng gọi của tổ quốc ông lên đường nhập ngũ và tham gia chiến đấu ở nước bạn Lào. Trong một lần bị thương vào năm 1969, ông bị mất liên lạc với đồng đội từ đó. Ông được người dân nước bạn Lào cứu giúp và từ đó ở lại sinh sống mà không nhớ được đường về. Năm 1992, gia đình nhận được giấy báo tử của ông. Những ngày sống ở nước bạn Lào, ông đã có một mái ấm nhưng sau đó người vợ Lào qua đời để lại cho ông 3 người con và một cuộc sống thiếu thốn, khổ cực.
Vốn sinh ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tuổi thanh xuân cống hiến cho tổ quốc, ngày trở về với hai bàn tay trắng và đôi chân không còn lành lặn, ông chật vật làm lại từ đầu với bao khốn khó.
Niềm vui chưa trọn vẹn
Ba năm sau ngày trở về, ông Lò Văn Cân cùng con cháu vẫn đang sống một cuộc sống vô cùng cực khổ.
Mong muốn của ông Lò Văn Cân là được Đảng, Nhà nước ghi nhận.
Ông cùng con cháu vẫn sống trong căn nhà đơn sơ, tuềnh toàng, sức khỏe ông Cân thì ngày một yếu hơn. Hiện đôi mắt ông không còn nhìn rõ, những bước đi cũng trở nên khó nhọc hơn. Hàng ngày, ông cụ chỉ quẩn quanh trong nhà, mỗi lần muốn đi lại phải chống gậy lê những bước đi khó nhọc. "Nay thì không làm cái gì được, vì làm không được, ăn thì con nó kiếm cho ăn, khỏe hơn trước nhiều, ở bên kia không có cái ăn, hơn nữa mình cũng bị thương, mùa măng thì lấy măng, hết thì rau trồng, chỉ có thế thôi. Về Việt Nam sướng hơn nhiều", ông Cân chia sẻ.
Các con ông muốn đưa bố đi khám sức khỏe một lần nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn mà ý nguyện đó lâu nay vẫn chưa thể thực hiện. Cái mà các con ông có thể giúp người bố bao năm lưu lạc của mình là gửi đi những lá đơn kiến nghị đến các ngành chức năng để mong cho bố sớm được hưởng chế độ chính sách của Nhà nước.
Anh Thành mở tủ lấy ra một tập giấy, đó không phải là bằng khen, giấy khên mà là những lá đơn kiến nghị, những giấy xác nhận của các cấp chính quyền địa phương. Đằng sau dòng chữ kính gửi là các cấp ngành từ địa phương đến trung ương. Nhưng đã nhiều năm gia đình anh Thành chờ đợi mà vẫn chưa có kết quả. "Tôi đã gửi đơn kiến nghị đến các cấp các ngành mong Nhà nước quan tâm đến chế độ chính sách cho bố tôi mà chưa thấy gì cả", ông Lò Văn Thành buồn bã.
Nói về những người con ở Lào của "liệt sĩ" Lò Văn Cân, dù muốn sang thăm bố nhưng vì quá khó khăn nên chưa thể đi được. Cậu con trai thứ hai sau khi theo bố về Việt Nam rồi trở lại Lào, dù nhớ bố nhưng cũng chưa có cơ hội trở lại.
Những mong mỏi của "liệt sĩ" trở về sau hơn 40 năm lưu lạc đến bao giờ thành hiện thực?
Niềm an ủi với ông Lò Văn Cân là sau một thời gian trở về, ông được hưởng chế độ dành cho người khuyết tật. Dù chưa phải là nhiều, nhưng đó là niềm động viên, an ủi ông và con cháu trong những lúc khó khăn.
Ông Nguyễn Thanh Phương, Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Thường Xuân cho biết: "Trước ông Cân là liệt sĩ bên Lào về, huyện chỉ đạo Phòng phối hợp với Ban chỉ huy Quân sự huyện làm hồ sơ và báo cáo với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh để báo cáo ra Bộ Quốc phòng. Về phía Phòng cũng gửi hồ sơ xuống Sở LĐTB&XH, nhưng qua mấy lần hỏi, các anh ấy bảo riêng về ngành lao động chỉ có tiếp nhận các chế độ chính sách được cấp có thẩm quyền giải quyết chi trả. Còn trường hợp của ông Cân là phải qua kênh của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh gửi ra Bộ Quốc phòng, Bộ Quốc phòng thẩm định, kiểm tra các hồ sơ giấy tờ của ông Lò Văn Cân ở bên Lào về, lúc nào được họ mới thông báo cho mình được. Sau khi ông Cân sống trở về thì theo luật phải cắt chế độ liệt sĩ gia đình được hưởng lâu nay. Trong khi chờ đợi làm thủ tục cho ông được hưởng chính sách huyện chỉ đạo cho Phòng giải quyết về hưởng bảo trợ xã hội tạm thời cho ông Cân. Và hiện giờ ông Cân đang hưởng chế độ bảo trợ xã hội".
Còn ông Cầm Bá Xuân, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân cũng chia sẻ: "Chúng tôi đã gửi hồ sơ của ông Cân đi các nơi nhưng chưa có kết quả. Về phía huyện tới đây sẽ có báo cáo gửi Chủ tịch UBND tỉnh. Huyện đã làm chế độ 67 cho ông Lò Văn Cân. Chúng tôi cũng mong báo Dân trí phản ánh về trường hợp ông Cân để các cấp, các ngành quan tâm chứ hoàn cảnh của ông bây giờ vất vả lắm, mà thẩm quyền của huyện thì không thể giải quyết được, chỉ hỗ trợ cho ông phần nào. Những ngày lễ tết chúng tôi cũng có món quà thăm hỏi ông cụ. Vợ bên kia cũng mất, về Việt Nam, vợ ở quê cũng mất, các con thì hoàn cảnh. Các con của ông cụ bên Lào muốn sang thăm bố nhưng vì khó khăn mà không thể làm được. Từ trước đến nay, mọi hồ sơ, thủ tục của ông Cân đã thông qua huyện".
Theo Dantri
"Gặp" con dâu trên "phây", mẹ chồng khóc dở Khả năng kết nối của Facebook khiến thế giới thu hẹp "trong lòng bàn tay" làm nhiều người có những cuộc "chạm trán" không mong muốn, trong đó có nhiều cuộc đối đầu "mẹ chồng - nàng dâu". Cần thận trọng khi đưa các bình luận cá nhân lên facebook (ảnh minh họa: internet) Dâu hiền hóa "gái hư" Bà Trần Thị Hoa...