Ghe, thuyền khó thu gom lúa ở miền Tây vì vướng quy định chống dịch
Nhận định đó được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Giao thông vận tải và 63 sở giao thông vận tải cùng đại diện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương về vận tải hàng hóa gắn với phòng chống dịch COVID-19.
Việc các địa phương thực hiện quy định chống dịch khiến ghe mua lúa khó di chuyển từ vùng này sang vùng khác, đặc biệt trong kênh, mương nội đồng – Ảnh: K.NAM
Tại cuộc họp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cung cấp thông tin: tính đến ngày 12-8, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch được 780.000ha lúa vụ hè thu với năng suất khoảng 5,8 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 4,524 triệu tấn. Dự kiến thu hoạch rộ trong tháng 8 và dứt điểm khoảng vào giữa tháng 9-2021.
Tuy nhiên vướng mắc nhất hiện nay đó là việc áp dụng chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam đã dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lưu thông lúa hàng hóa từ ruộng về nhà máy và từ nhà máy ra các cảng xuất khẩu.
Video đang HOT
Theo ông Trần Thanh Nam – thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong giai đoạn thu hoạch lúa hiện nay, điểm nghẽn nhất do các biện pháp phòng chống dịch triển khai tại cơ sở cấp xã, cấp thôn, ấp… dẫn đến thiếu hụt trầm trọng lực lượng lao động thời vụ trên đồng, từ người đi thu mua cho đến người gặt lúa, bốc vác xuống ghe.
Đặc thù của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là phải sử dụng ghe, thuyền gia dụng để chở lúa từ ruộng, đồng. Tuy nhiên các phương tiện này hiện không thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác, đặc biệt là khu vực kênh, mương thủy lợi nội đồng.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ, tại Đồng bằng sông Cửu Long vận tải hàng hóa bằng đường thủy là tối ưu và hiệu quả nhất trong bối cảnh dịch bệnh.
Vì vậy, hiện nay tất cả các tuyến vận tải thủy đều được coi là “luồng xanh”. Tức là các tuyến đường thủy vẫn hoạt động bình thường và phải tuân theo quy định phòng chống dịch của ngành y tế đối với đội ngũ thuyền viên, tuyệt đối không được lợi dụng để chở người trái phép.
Về vướng mắc theo phản ánh của ngành nông nghiệp, ông Thọ cho biết việc quản lý và cho phép các hoạt động ghe thuyền nhỏ đi trong kênh rạch, tuyến thủy lợi nội đồng là thuộc về thẩm quyền của địa phương.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Sở Giao thông vận tải phải khẩn trương tham mưu cho UBND tỉnh thống nhất phương án, giải pháp phòng chống dịch phù hợp để tạo điều kiện cho người dân được ra đồng lao động, vận chuyển máy gặt vào địa phương để thu hoạch.
Đồng thời cho phép ghe, thuyền gia dụng được đi vào các tuyến kênh, mương, hệ thống thủy lợi nội đồng để thu gom lúa gạo, kết nối với các tuyến đường thủy, không để gián đoạn khâu thu mua, chế biến và tiêu thụ.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho rằng, đến nay cả hệ thống đã vào cuộc hiệu quả, trách nhiệm để đảm bảo công tác lưu thông hàng hóa.
Tuy nhiên, cần phải phát huy hơn nữa sự chủ động trong công tác tham mưu, phối hợp, thống nhất giữa các ngành để kịp thời thống nhất giải pháp, giải quyết các phát sinh thực tiễn.
Còn các Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải phải chủ động thông tin, trao đổi về nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa của địa phương để phối hợp tháo gỡ theo đúng chức năng, thẩm quyền và theo các hướng dẫn chung của Chính phủ, Bộ Y tế và ngành giao thông vận tải.
Phó giám đốc Công an TP.HCM: Không để người dân tự phát về quê
Kiểm tra công tác phòng chống, dịch tại huyện Bình Chánh, đại tá Nguyễn Sỹ Quang yêu cầu không để người dân tự phát về quê gây mất an ninh trật tự và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch.
Ngày 18/8, đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó giám đốc Công an TP.HCM dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh tại Công an huyện Bình Chánh.
Đại tá Quang yêu cầu công an huyện Bình Chánh nỗ lực trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Ảnh: T.L.
Theo đại tá Quang, huyện Bình Chánh là cửa ngõ kết nối các tỉnh miền Tây. Đây là địa bàn phức tạp, rộng lớn và đông dân cư. Khi dịch bệnh bùng phát, nhiều người dân đã tự phát đi xe máy qua cửa ngõ Bình Chánh để về quê gây mất an ninh trật tự và nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Trước tình hình đó, đại tá Quang đề nghị Công an huyện Bình Chánh phải tăng cường tuần tra, xử lý, kiểm soát tốt các chốt chặn. Đồng thời, công an huyện phải tham mưu, phối hợp cho các đơn vị, quan tâm chăm sóc, hỗ trợ người dân một cách tốt nhất, để người dân yên tâm ở lại TP.HCM.
Bên cạnh đó, đại tá Quang đề nghị Công an huyện Bình Chánh nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, phối hợp với các đơn vị liên quan từng bước mở rộng, tạo ra nhiều vùng xanh trên địa bàn và xử lý nghiêm các trường hợp ra đường không có lý do chính đáng.
Tàu Hải quân chở hàng cứu trợ từ miền Tây về TP HCM Tàu Hải quân Vùng 2 chở gần 30 tấn nông sản gồm gạo, khoai, bắp, chanh tặng người dân ở TP HCM, Bình Dương và Đồng Nai, chiều 18/8. 14h, hồi còi dài báo hiệu tàu 626 của Hải quân Vùng 2 (đóng tại Vũng Tàu) đã đến và thả neo trên sông Tiền thuộc địa phận thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng...