Ghé thăm Tây Bắc, trải nghiệm văn hóa vùng cao
Trên đường du lịch, du khách sẽ có cơ hội hiểu đời sống canh tác, trang phục truyền thống hay ẩm thực đặc trưng của đồng bào Tây Bắc.
Đến nay, nhiều dân tộc ở vùng núi Tây Bắc vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của mình.
Văn hóa canh tác trên ruộng bậc thang
Sinh sống trên các triền núi cao, bên những dòng suối mát lành, đồng bào vùng cao Tây Bắc canh tác nông nghiệp theo mô hình ruộng bậc thang. Các nương ruộng bậc thang chính là thành quả của sự lao động cần cù, sáng tạo, mang tính cộng đồng của người dân vùng cao. Những “nghệ sĩ chân đất” nơi rẻo cao đã tạo nên các cánh đồng ruộng bậc thang trù phú cho vùng núi Tây Bắc bằng công cụ hết sức thô sơ, đơn giản.
Với mô hình này, người dân Tây Bắc không chỉ thích ứng với địa hình chủ yếu là đồi núi trong sản xuất nông nghiệp còn góp phần phát triển du lịch văn hóa của vùng. Những nương ruộng bậc thang trùng điệp trên sườn núi, dưới thung lũng làm nên vẻ đẹp kỳ vĩ đặc trưng của vùng Tây Bắc.
Canh tác nông nghiệp theo mô hình ruộng bậc thang ở Tây Bắc. Ảnh: Hàn Lâm
Trang phục tinh xảo, rực rỡ sắc màu
Mỗi dân tộc ở Tây Bắc đều có trang phục riêng, song, điểm chung trong văn hóa Tây Bắc là sử dụng các gam màu nóng như đỏ, vàng, cam… để trang trí. Những gam màu này giúp con người nổi bật lên như những điểm sáng giữa núi rừng Tây Bắc một màu xanh.
Trang phục của các dân tộc Tây Bắc có nhiều họa tiết, hoa văn tinh xảo. Chúng được sắp xếp với bố cục rõ ràng và phối màu hài hòa để tạo nên những thành phẩm đại diện cho vẻ đẹp văn hóa vùng miền của người dân nơi đây. Đặc biệt, kỹ thuật thêu hoa văn trên trang phục còn thể hiện sự khéo léo, tinh tế của người phụ nữ và tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của các dân tộc vùng cao.
Cô gái Tây Bắc trong trang phục dân tộc. Ảnh: Hàn Lâm
Video đang HOT
Chợ phiên nhộn nhịp
Không chỉ là địa điểm mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân, chợ phiên còn là nơi giúp lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo ở vùng cao Tây Bắc. Do đặc thù vị trí địa lý vùng cao và nhiều yếu tố văn hóa, các chợ phiên Tây Bắc thường chỉ diễn ra một đến hai lần mỗi tuần.
Hàng hóa tại chợ phiên rất đa dạng, phong phú, từ thổ cẩm, quần áo, hàng mỹ nghệ, đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất đến các món ăn truyền thống đặc trưng như thắng cố, xôi nếp cẩm, mèn mén, đồ nướng… tất cả đã tạo nên không gian văn hóa rất riêng của chợ phiên Tây Bắc.
Du khách thưởng thức đồ nướng tại chợ phiên Tây Bắc. Ảnh: Hàn Lâm
Đến với chợ phiên Tây Bắc, du khách sẽ được trải nghiệm, khám phá cuộc sống hằng ngày của cộng đồng các dân tộc địa phương. Qua đó, cảm nhận lòng nhiệt tình, đôn hậu cùng những nét văn hóa truyền thống độc đáo, giàu bản sắc đang được người dân gìn giữ và phát huy.
Khám phá rừng ban cổ thụ Nậm Cứm
Nhắc tới hoa ban là nhắc đến Điện Biên, Tây Bắc. Hoa ban đã đi vào thơ, nhạc, là biểu tượng đặc trưng gắn liền với đời sống văn hóa của người dân nơi đây.
Đến hẹn lại lên, tháng 3 về từng vạt đồi núi, dọc những con vào đường bản vùng cao sẽ bắt gặp hoa ban bung nở trắng trời. Điện Biên có nhiều rừng ban cổ thụ, một trong đó có thể kể đến rừng ban Nậm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng.
Bản Nậm Cứm có hơn 60 hộ với 100% đồng bào dân tộc Mông. Mặc dù là bản đồng bào dân tộc Mông nhưng tên bản lại lấy theo tên gọi của dân tộc Thái. Theo tiếng Thái "Nậm Cứm" có nghĩa là nước lạnh, hiểu nôm na là nơi có độ cao gần với nguồn nước chảy từ khe núi nên lạnh quanh năm. Các hộ dân nơi đây sống trên sườn núi khá dốc, từng nhà phân tầng bám vào trục đường bê tông uốn lượn giữa bản như hình xương cá. Theo người dân ở đây, mỗi độ tháng 3 hàng năm, cả bản lại chìm vào sắc trắng hoa ban, từng cây ban cổ thụ lấp ló, ẩn hiện sau nóc nhà, sắc trắng tinh khôi bao quanh cả bản.
Để đến bản Nậm Cứm, từ thành phố Điện Biên Phủ đi đến ngã ba thung lũng Phiêng Ban xã Nà Tấu, sau đó rẽ trái, đi qua trung tâm xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng là tới bản Nậm Cứm. Ngay khi tới đầu bản, đi khách sẽ thấy từng cây ban lớn, cổ thụ với những nụ hoa bung nở trắng muốt nơi núi đồi.
Cảnh sắc rừng ban trắng cổ thụ, đường đi uốn lượn, bản làng nguyên sơ trên sườn núi kỳ vĩ sẽ là những trải nghiệm khó quên, không thể bỏ qua đối với bất kỳ du khách nào tới khám phá Nậm Cứm, khám phá Tây Bắc.
Với khoảng cách không quá xa, đường sá thuận lợi, cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ... Đặc biệt đối với Điện Biên, nơi hoa ban là biểu tượng đặc trưng về miền đất, con người thì bản Nậm Cứm với rừng ban cổ thụ ngập tràn sắc trắng tinh khôi sẽ là điểm đến lý thú, hấp dẫn của người dân, du khách khám phá, tìm tòi trải nghiệm Tây Bắc.
Bản Nậm Cứm cách TP. Điện Biên Phủ 30km đường quốc lộ và thuộc xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng.
Đường lên Nậm Cứm hai bên đường với nhiều nhà kiến trúc nhà truyền thống của dân tộc Thái cùng ruộng lúa, suối nước cũng là cảnh sắc không thể bỏ qua.
Các nhà của người dân phân tầng bám vào trục đường bê tông uốn lượn giữa bản như hình xương cá tới gần đỉnh núi.
Cả bản có hơn 60 hộ 100% đồng bào dân tộc Mông với nhiều nét văn hóa đặc trưng truyền thống.
Cứ độ tháng 3, bao quanh bản là từng vạt trắng tinh của rừng ban cổ.
Hoa ban nở trắng núi đồi.
Từng cây ban cổ thụ cao lớn bung nở.
Lẩn khuất, lấp ló quanh những mái nhà của đồng bào dân tộc Mông.
Những cánh hoa ban trắng muốt xen lẫn sắc hồng sắc tím nơi đại ngàn.
Thiếu nữ bên rừng ban trắng.
Ban lồng ban, trắng xen trắng rực sáng cả bản.
Trải nghiệm 48 giờ tại Sa Pa Sa Pa nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm cùng văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Sap Pa là một thị trấn vùng cao thuộc huyện cùng tên nằm ở tỉnh Lào Cai, thuộc phía Tây Bắc, cách Hà Nội khoảng 320 km và TP Lào Cai khoảng 38...