Ghé con đường ẩm thực Tô Hiến Thành chớ bỏ qua món “phở chạy”
Ngoài là khu chợ thuốc lớn của TPHCM, đường Tô Hiến Thành, quận 10 mỗi khi đêm về còn tấp nập các hàng quán ẩm thực. Trong đó, có một “ quán phở chạy” thu hút thực khách yêu thích phở tìm đến thưởng thức.
Chia sẻ với Sài Gòn Tiếp Thị, chủ quán phở cho rằng cái tên quán ngoài yếu tố gây tò mò thì nó còn nói lên tính “di động” của quán. Cụ thể, tất cả dụng cụ, không gian bếp đều được sắp xếp gọn gàng trên một chiếc xe ô tô, và rồi thực khách gọi món xong thì thong dong ngồi đợi món dọn lên.
Gian bếp của quán được sắp xếp gọn gàng trên xe. Ảnh: Phúc An
Thực khách chỉ mất khoảng vài phút đợi chờ là đã có tô phở nóng hổi, thơm ngon. Ảnh: Phúc An
Thực khách dùng bữa tại “quán phở chạy”. Ảnh: Phúc An
“Phở phải ăn nóng mới ngon, vì vậy trước khi mang ra cho thực khách, tôi luôn làm nóng lại nước dùng lần nữa”, chủ quán cho hay. Được biết, món phở của quán mang hương vị gia truyền qua nhiều thế hệ với giá bán từ 30.000 – 50.000 đồng/tô. Hằng ngày, quán bắt đầu mở cửa phục vụ thực khách từ 18:00 đến 23:59. Địa chỉ: 200 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10.
Muôn màu muôn vẻ với món bánh bèo ở các vùng miền Việt Nam
Nước chấm góp phần quan trọng để tạo nên hương vị không thể quên của bánh bèo Hải Phòng. Không phải nước mắm thông thường, nước chấm bánh bèo là sự kết hợp độc đáo giữa cả nước ninh xương và nước mắm nên nước chấm không quá mặn cũng chẳng nhạt, hương vị rất lạ mà không kém phần thơm ngon.
Cùng một tên gọi nhưng món bánh bèo ở Hải Phòng, Nghệ An, Huế,... lại mang dáng vẻ và hương vị khác nhau, thể hiện rõ đặc trưng ẩm thực mỗi vùng miền. Có thế mới thấy sự phong phú, đa dạng và sáng tạo của văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Bánh bèo Huế
Video đang HOT
Ẩm thực Huế vốn nổi tiếng khắp nơi với vô vàn những món ăn đậm đà hương vị, nào là bún bò, cơm hến, là bánh ram, bánh khoái... và tất nhiên không thể không nhắc đến bánh bèo, một món ăn dân dã mang đậm nét văn hóa cố đô.
Không biết có từ bao giờ và xuất xứ ra sao, chỉ biết ngày nay bánh bèo đã trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người dân xứ Huế.
Ảnh:Thưởng thức bánh bèo đúng phong cách là chỉ "ăn hương ăn hoa", bánh được làm trong từng chén nhỏ và sắp lên mẹt tre.
Nguyên liệu làm bánh là gạo xay thành bột mịn, đem ngâm nước vài phút để có độ dẻo, lỏng vừa phải, sau đó múc vào từng chén nhỏ, xếp vào vỉ đem hấp chín bằng hơi. Khi bánh chín cho thêm gia vị như: tôm đâm nhuyễn, hành lá, tép mỡ, và chan một ít dầu béo thực vật lên chén bánh trước khi ăn.
Nước chấm bánh bèo được chế biến rất công phu. Nước mắm nguyên chất hòa với mỡ, đường, tỏi, ớt và được nấu từ tôm tươi nên rất ngon. Nước mắm chấm vừa có vị ngọt của tôm, vị béo của mỡ, vị cay nồng của ớt hòa quyện với những chiếc bánh bèo thơm ngon tạo nên một cảm giác không thể nào quên khi thưởng thức.
Bánh bèo Nghệ An
Khác với bánh bèo Huế làm từ bột gạo, bánh bèo xứ Nghệ được làm từ bột lọc. Bột phải được nhào nhiều lần mới cho ra một mẻ bánh ngon. Nhân của bánh bèo là nhân tôm hoặc nhân thịt. Những con tôm được làm sạch rồi phi thơm cùng hành mỡ. Tôm xào càng kỹ thì càng ngấm gia vị, khi ăn càng thơm và càng ngọt bùi.
Nghệ An còn có cả bánh bèo rán và bánh bèo lá để du khách chọn lựa.
Bánh bèo Nghệ An mang vị đậm đà thơm ngon, không lẫn vào đâu được. Ăn một miếng bánh bèo, thực khách sẽ cảm nhận được vị dai của bột lọc, vị bùi của tôm thịt, vị giòn của hành khô và vị thanh mát của rau sống.
Bánh bèo Quảng Bình
Trong hành trình đi dọc Nam Bắc, chắc chắn không ít lần du khách có dịp thử qua món bánh bèo tôm chấy. Thế nhưng, nói tới hương vị đậm đà và khó quên nhất, có lẽ không đâu khác chính là bánh bèo tôm chấy của vùng đất Quảng Bình.
Thoạt nhìn qua, bánh bèo tôm chấy Quảng Bình không quá ấn tượng. Bánh bèo Quảng Bình là những chiếc bánh bèo lá mỏng, trắng tinh được tô điểm bằng lớp tôm chấy vàng và dày. Bột bánh là bột gạo được hòa với nước theo tỉ lệ chuẩn, cho vào khuôn tròn dẹt đều tăm tắp, chín trong lửa vừa, có màu trắng mướt mắt, thơm dịu.
Những miếng bánh tròn mướt xếp sát nhau trên đĩa.
Bên trên có thêm vài miếng tóp mỡ bong bóng, kèm theo là chén nước mắm đậm và hơi cay pha theo cách của người Quảng Bình. Chỉ có thế, vậy mà khi nếm thử, bất cứ ai cũng cảm nhận ngay sự khác biệt của những chiếc bánh bèo giản dị này.
Bánh bèo Quảng Nam
Bánh bèo Quảng Nam ăn là no, không như bánh bèo Huế hay bánh bèo miền Tây chủ yếu ăn vui cho biết mùi vị. Dù có biến tấu khác với bánh bèo thường thấy ở Huế, bánh bèo Quảng Nam vẫn làm từ bột gạo, khuôn bánh là những chiếc bát nhỏ, ăn kèm với nhân, nước chấm pha chua ngọt và hơi cay.
Điểm làm nên sự khác biệt chính là phần nhân sánh và hơi béo của món ăn này. Cũng được làm từ tôm nhưng lại không cháy khô mà nhân bánh được chế biến từ thịt nạc xay, tôm bằm nhuyễn, mộc nhĩ thái nhỏ...Tất cả được hòa chung với nhau, tạo thành một loại nước sốt sệt rất thơm ngon và vừa miệng.
Vì bánh to và dày nên khi ăn phải dùng muỗng xắn ra làm nhiều phần rồi thưởng thức từ từ chứ không ăn nguyên cái.
Theo đúng cách của người Quảng, trước khi ăn, người ta thoa đều lên mặt bánh một lớp dầu phộng phi hành béo ngậy, sau đó đổ nhân, hành phi và sau đó rắc một ít lạc rang giã nhỏ. Từng bát bánh bèo trắng tinh với màu đỏ gạch đặc trưng của nhân sẽ vô cùng hấp dẫn, chưa kể thứ không thể thiếu là nước mắm được pha đậm đà với vị cay xé lưỡi đặc trưng của người miền Trung.
Bánh bèo Hải Phòng
Nhắc đến bánh bèo là gợi nhiều liên tưởng tới món bánh trắng ngần đựng trong từng chiếc chén con con. Vậy nhưng, món bánh bèo của đất Cảng Hải Phòng lại có sự khác biệt độc đáo từ hình dáng tới cách thưởng thức.
Bánh bèo Hải Phòng là sự kết hợp giản dị nhưng hoàn hảo từ bột gạo, hành khô, mộc nhĩ, thịt lợn để làm nhân bánh và nước chấm đặc biệt được chế biến từ nước xương.
Bánh bèo được đặt trong từng khuôn lá chuối khum khum như chiếc thuyền con. Phần bột được khéo léo rót vào trước rồi mới đặt nhân lên trên để sau khi hấp, phần nhân nổi lên đẹp mắt. Kích thước chiếc bánh của người Hải Phòng cũng vượt trội so với chiếc bánh bèo bình thường. Khi ăn, mỗi chiếc bánh bèo được cắt làm 6 hoặc 8 miếng.
Ăn bánh bèo Hải Phòng, người ta thường có chút liên tưởng tới hương vị chiếc bánh giò Hà Nội nhưng bánh bèo Hải Phòng ngậy hơn, ngon hơn.
Đĩa bánh bèo được coi là chuẩn vị khi lớp bột bánh ăn mềm nhưng không nát, bột bánh chắc nhưng cắn vào là tan dần trong miệng. Vị bột kết hợp với nhân thịt băm đậm và thơm, thêm chút mắm mặn âm ấm, chút vị chua chua của quất, chút tê tê khi thêm bột ớt cùng hạt tiêu sẽ làm nên bữa quà chiều ngon miệng.
Nước chấm góp phần quan trọng để tạo nên hương vị không thể quên của bánh bèo Hải Phòng. Không phải nước mắm thông thường, nước chấm bánh bèo là sự kết hợp độc đáo giữa cả nước ninh xương và nước mắm nên nước chấm không quá mặn cũng chẳng nhạt, hương vị rất lạ mà không kém phần thơm ngon.
Độc đáo bánh củ gừng của người Chăm tại Lễ hội Bà Thu Bồn Bánh củ gừng là món ăn truyền thống của người Chăm tại Ninh Thuận và miền Tây Nam bộ. Thú vị hơn, món bánh này còn tìm thấy ở Lễ hội Bà Thu Bồn (làng Thu Bồn, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam). Thành phẩm mâm bánh củ gừng. Nhớ lại ba năm trước (2019), chúng tôi có dịp tham dự...