Georgia tuyên bố quyết gia nhập NATO
Thủ tướng Georgia Irakli Garibashvili hôm 21/6 tuyên bố nước này cam kết gia nhập NATO, nhưng trước đó phải giải quyết các vấn đề về lãnh thổ với Nga.
Ông đưa ra tuyên bố trên khi đang tham dự một hội nghị kinh tế ở Qatar, theo Reuters.
Bên cạnh đó, hàng chục nghìn người Georgia đã xuống đường hôm 20/6 để ủng hộ việc nước này trở thành thành viên của Liên minh châu Âu. Khoảng 60.000 người biểu tình đã tụ tập bên ngoài Quốc hội Georgia với thông điệp “tuần hành vì châu Âu”, AFP đưa tin.
Các nhóm khởi xướng cuộc biểu tình nói họ muốn “thể hiện cam kết của người dân Georgia đối với việc lựa chọn châu Âu và các giá trị phương Tây”.
Thủ tướng Georgia Irakli Garibashvili. Ảnh: Reuters.
Georgia là nước láng giềng nằm về phía tây nam của Nga. Năm 2008, Nga công nhận độc lập đối với Nam Ossetia và Abkhazia – hai vùng ly khai thân Moscow tại Georgia – sau khi lực lượng ly khai tại đây giao tranh với quân đội chính phủ.
Chính quyền ở Tbilisi, thủ đô Georgia, cùng với đa số quốc gia trên thế giới không công nhận độc lập đối với hai thực thể trên. Georgia nhiều lần lên án kế hoạch trưng cầu dân ý ở Nam Ossetia là “không thể chấp nhận”.
Video đang HOT
Ngày 13/5, ông Anatoly Bibilov – nguyên “Tổng thống” tự xưng của Nam Ossetia – đã ký sắc lệnh tổ chức trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga, gọi đây là “nguyện vọng lịch sử” của người dân khu vực này. Tuy nhiên, lãnh đạo kế nhiệm đã hủy bỏ kế hoạch này vào ngày 30/5.
Những năm gần đây, Nga yêu cầu NATO ngừng mở rộng về phía đông và chấm dứt hợp tác quân sự với Ukraine và Georgia – hai nước không phải là thành viên.
Pakistan bị 'vạ lây', mất điện triền miên vì chiến lược cấm nhiên liệu Nga của EU
Chiến dịch loại bỏ nhiên liệu Nga của EU đã gây tác động tại đất nước Pakistan xa xôi, khiến nước này mất điện triền miên.
Tình trạng mất điện ở Pakistan. Ảnh: AP
Theo tờ SCMP, một thập kỷ trước, Pakistan đã thực hiện các bước cụ thể để tránh bị tác động khi các loại giá cả nhiên liệu tăng đột biến. Nước này đã đầu tư lớn vào khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp ở Italy và Qatar. Giờ đây, một số nhà cung cấp đó đã phá hợp đồng với Pakistan, khiến Pakistan rơi vào đúng tình cảnh mà nước này đã rất cố gắng tránh.
Để tránh mất điện trong lễ Eid vào tháng trước, Chính phủ Pakistan đã trả gần 100 triệu USD để mua lô hàng LNG từ thị trường giao ngay. Đây là con số kỷ lục đối với quốc gia thiếu tiền mặt. Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 7, chi phí LNG của quốc gia này có thể lên tới 5 tỷ USD, gấp đôi so với một năm trước.
Các khu vực của Pakistan đang trải qua thời gian mất điện kéo dài hơn 12 giờ, khiến người dân không thể sử dụng điều hòa không khí trong đợt nắng nóng đang diễn ra. Thủ tướng tiền nhiệm Pakistan tiếp tục thu hút đám đông lớn tham gia các cuộc mít tinh và biểu tình, thổi bùng thêm sự tức giận của người dân về lạm phát đang tăng ở mức 13,8%. Các chương trình trò chuyện vào khung giờ chính trên truyền hình thường thảo luận xem làm thế nào để Pakistan sẽ có được nhiên liệu cần thiết và số tiền họ sẽ phải trả là bao nhiêu.
Tuần trước, chính phủ đã công bố một loạt các biện pháp tiết kiệm năng lượng mới. Các công chức không phải đi làm ca bình thường vào thứ 7 và ngân sách dành cho nhân viên an ninh đã bị cắt giảm 50%.
"Tôi nhận thức sâu sắc về những khó khăn mà mọi người đang phải đối mặt", Thủ tướng Shehbaz Sharif cho biết trên Twitter vào tháng 4 trước kỳ nghỉ lễ Eid. Ông đã ra lệnh cho chính phủ tiếp tục mua khí đốt tự nhiên đắt tiền ở nước ngoài cùng tuần đó. Đầu tháng này, ông cảnh báo rằng không có đủ tiền để tiếp tục mua khí đốt từ nước ngoài nữa.
Chính phủ đã phải cung cấp khí tự nhiên còn lại cho các nhà máy điện, khiến các nhà sản xuất phân bón không có đủ nhiên liệu hoạt động. Động thái đó có thể đe dọa vụ thu hoạch tiếp theo, dẫn đến chi phí lương thực thậm chí còn cao hơn trong năm tới. Các tháp điện thoại di động đang sử dụng máy phát điện dự phòng để duy trì dịch vụ trong thời gian mất điện, nhưng cũng sắp hết nhiên liệu.
Trong khi đó, giá LNG đã tăng hơn 1.000% trong hai năm qua, trước hết là do nhu cầu sau đại dịch, sau đó là do cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất của châu Âu và nguy cơ gián đoạn nguồn cung đã khiến giá khí đốt giao ngay tăng lên mức kỷ lục vào tháng 3.
Trong khi đó, châu Âu ngày càng có nhu cầu LNG nhiều hơn. Cho đến nay, nhập khẩu LNG của châu Âu đã tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái và không có dấu hiệu chậm lại. Liên minh châu Âu đã soạn thảo một kế hoạch nhằm tăng nguồn cung LNG để thay thế cho khí đốt Nga. Các quốc gia như Đức và Hà Lan đang theo dõi tiến độ xây dựng các cơ sở chứa LNG nhập khẩu. Ông Steve Hill, Phó chủ tịch điều hành của công ty Shell Plc, cho biết: "Châu Âu đang hút LNG từ thế giới. Điều đó có nghĩa là sẽ có ít LNG đến các thị trường đang phát triển hơn".
Cách đây không lâu, Pakistan còn là đại diện cho tương lai của ngành LNG. Vào giữa những năm 2010, nhu cầu về LNG đã giảm xuống ở các thị trường phát triển. Nhưng tiến bộ công nghệ đã làm giảm chi phí và thời gian xây dựng các bến nhập khẩu LNG và các mỏ khí đốt mới cũng làm giảm giá nhiên liệu.
Với mức giá mới thấp hơn, các nước nghèo hơn cuối cùng cũng có thể cân nhắc sử dụng LNG. Các nhà cung cấp để mắt tới những thị trường mới này và khi Pakistan đấu thầu để tìm nguồn cung cấp LNG dài hạn, hơn một chục công ty đã tham gia.
Năm 2017, Pakistan đã chọn Eni SpA của Italy và công ty thương mại Gunvor Group Ltd để cung cấp LNG cho nước này trong thập kỷ tới. Vào thời điểm đó, các điều khoản được coi là tốt. Nước này đã ký hợp đồng mua LNG với giá thấp hơn với Qatar vào năm trước.
Tuy nhiên, giờ đây, hai nhà cung cấp trên đã hủy bỏ hơn một chục lô hàng được lên kế hoạch giao hàng từ tháng 10/2021 đến tháng 6/2022, trùng hợp với thời điểm giá khí đốt châu Âu tăng vọt.
Ông Bruce Robertson, một nhà phân tích tại Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính, cho biết những vụ vi phạm hợp đồng như vậy hầu như chưa từng xảy ra trong ngành LNG.
Công ty Eni và Gunvor cho biết họ phải hủy hợp đồng vì đang không có LNG để gửi đến Pakistan. Thông thường, khi các nhà xuất khẩu đối mặt với những thách thức đó, họ sẽ mua một lô hàng trên thị trường giao ngay, nhưng Eni và Gunvor đã không làm như thế.
Các nhà cung cấp thường không thích hủy bỏ hợp đồng vì làm tổn hại đến mối quan hệ kinh doanh và thườngrất tốn kém. Các thị trường phát triển thường yêu cầu mức phạt khi không thực hiện hợp đồng lên đến 100%. Theo ông Valery Chow, một nhà phân tích tại Wood Mackenzie Ltd., rất hiếm khi các nhà cung cấp LNG không làm theo hợp đồng dài hạn ngoài các trường hợp bất khả kháng.
Trong khi đó, các hợp đồng của Pakistan chỉ yêu cầu mức phạt khiêm tốn hơn 30% nếu hủy hợp đồng. Tại thời điểm này, giá trên thị trường giao ngay châu Âu đủ cao để bù đắp những khoản phạt đó.
Theo tính toán, một lô hàng LNG để giao cho Pakistan thông qua hợp đồng dài hạn sẽ có giá 12 USD/BTU (triệu đơn vị nhiệt của Anh). Để so sánh, một chuyến hàng giao ngay trong tháng 5 tới châu Âu đang được giao dịch ở mức hơn 30 USD. Eni và Gunvor chọn tiếp tục thực hiện các cam kết với khách hàng châu Âu thay vì Pakistan.
Pakistan phụ thuộc vào LNG và các nhà cung cấp sẵn sàng hủy hợp đồng đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ở nước này. Không chỉ mình Pakistan rơi vào tình cảnh này. Các quốc gia mới nổi trên khắp thế giới đang phải chật vật đáp ứng nhu cầu của người dân khi khi ngân sách eo hẹp.
Điều này cũng thúc đẩy họ mua năng lượng từ Nga, tác động xấu tới nỗ lực của châu Âu khi muốn cắt đứt nguồn tài chính của Nga.
Công ty năng lượng Pháp tham gia dự án khí đốt khổng lồ của Qatar Ngày 12/6, công ty dầu khí TotalEnergies của Pháp đã ký kết thỏa thuận tham gia dự án phát triển mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới ở Qatar, giữa lúc quốc gia vùng Vịnh này có kế hoạch tăng mạnh sản lượng khai thác khí đốt nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế giới về khí đốt...