GĐ Sở không quan tâm thí sinh Olympia: ‘Không phải thế, mà…’
Ông Hùng cho rằng, nói lãnh đạo Sở không quan tâm đến thí sinh là không đúng vì hôm đó bà Thắm cũng phân công anh em trong Sở đến dự.
Liên quan đến thông tin Giám đốc Sở GD-ĐT không quan tâm thí sinh thi Đường lên đỉnh Olympia, ngày 27/9, trao đổi với báo Đất Việt, ông Hồ Văn Gia, Chánh Văn phòng UBND TP Cần Thơ cho biết, UBND TP Cần Thơ đã có văn bản đề nghị Sở GD-ĐT chuẩn bị nội dung trả lời báo chí tại cuộc họp báo định kỳ quý III năm 2019 sắp tới.
Về thông tin cho rằng, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ phải giải trình vì không quan tâm thí sinh dự thi Đường lên đỉnh Olympia, ông Gia cho rằng: “Tỉnh không hề có văn bản nào yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT phải giải trình về việc này, không có ai yêu cầu, tôi cũng không ký văn bản nào yêu cầu về việc này.
UBND TP chỉ yêu cầu Sở GD-ĐT chuẩn bị câu trả lời về những nội dung mà báo chí quan tâm thôi”.
Bình luận về việc này, cùng ngày, GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, không có quy định nào của nhà nước nói về việc thí sinh dự thi Đường lên đỉnh Olympia thì lãnh đạo Sở GD-ĐT phải đến trực tiếp để cổ vũ.
Nhiều học sinh cổ cũ cho Bá Vinh tại công viên Lưu Hữu Phước trong ngày diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”. Ảnh: NLĐ
“Nếu lãnh đạo Sở đến được thì tốt mà không đến được thì cũng không sao, không cần thiết đến mức là bắt buộc phải có mặt. Dẫu biết rằng chương trình Đường lên đỉnh Olympia là một sân chơi rất bổ ích nhưng đây cũng không phải là chính sách chiến lược gì của nhà nước.
Bởi vậy tôi chưa thấy có văn bản nào cho rằng, lãnh đạo Sở phải có mặt tại các điểm cầu phát trực tiếp để cổ vũ hay ra sân bay đón thí sinh. Cũng một phần do dư luận để ý quá nên mới dẫn đến những lùm xùm như này.
Video đang HOT
Ngay cả đội bóng nữ của ta đá vất vả như thế mang huy chương về mà cũng có được lãnh đạo các cấp ngành đón đâu, nhưng việc này cũng không sao”, GS.TSKH Phạm Tất Dong cho biết.
Theo GS.TSKH Phạm Tất Dong, việc lãnh đạo Sở GD-ĐT cần quan tâm đối với những thí sinh dự thi Đường lên đỉnh Olympia là tỉnh hay UBND TP có những chính sách gì đối với những tài năng đó.
“Còn chuyện đến các điểm cầu phát trực tiếp hay ra sân bay đón cũng không quan trọng. Biết đâu, trong việc này bà giám đốc Sở GD-ĐT có việc bận không đến được, mà nếu không đến thì bà ấy có thể cũng đã cử một Phó giám đốc hoặc một trưởng phòng nào đó đại diện cho Sở có mặt là được rồi.
Việc đến các điểm cầu phát trực tiếp hay ra sân bay đón thực tế cũng chỉ là mang tính hình thức. Việc quan trọng ở đây là nhân tài của tỉnh thì có chính sách gì ưu tiên cho các em đó hay không. Hơn nữa, trong ngành giáo dục việc quan trọng là ngành có chính sách, chiến lược gì để có hiệu quả trong việc giảng dạy của các thầy cô và việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
Những việc đấy quan trọng hơn là ra sân bay hay điểm cầu phát trực tiếp để vỗ tay. Vỗ tay chỉ là hình thức thôi”, GS.TSKH Phạm Tất Dong chia sẻ thêm.
Trước đó, dư luận tại TP Cần Thơ xôn xao về việc trong ngày diễn ra vòng chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia vào ngày 15/9, Cần Thơ có 1 thí sinh góp mặt là em Nguyễn Bá Vinh (học sinh lớp 12C, Trường THPT Lý Tự Trọng) nhưng bà Trần Hồng Thắm, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ không tham dự.
Lãnh đạo một số sở, ngành ở Cần Thơ đội mưa cổ vũ cho Nguyễn Bá Vinh. Ảnh: NLĐ
Trong khi đó, lãnh đạo TP, một số Sở, ngành và khoảng 1.000 học sinh đã đội mưa cổ vũ cho Bá Vinh tại công viên Lưu Hữu Phước. Ngoài ra, khi Bá Vinh về đến sân bay Cần Thơ được một Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ ra đón và tặng hoa, còn bà Thắm không có mặt…
Tuy nhiên, nói về việc này, theo thông tin trên báo Người Lao Động, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP Cần Thơ thông tin: “Sau khi nhận được chỉ đạo của UBND TP Cần Thơ, Sở phối hợp với Đài truyền hình VTV về việc trực tiếp tại điểm cầu Cần Thơ vòng chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, chị Thắm đã phân công anh em trong Sở chuẩn bị đầy đủ”.
Theo đó, ngày hôm đó có một Phó giám đốc Sở, lãnh đạo các phòng ở Sở, 60 giáo viên, hiệu trưởng cùng bí thư đoàn các trường… đi tham dự và cổ vũ cho Vinh.
“Nói lãnh đạo Sở không quan tâm đến thí sinh là không đúng vì hôm đó có một Phó giám đốc Sở đến dự. Vấn đề chị Thắm dự hay không, xét về mặt cá nhân tôi không nắm nhưng lãnh đạo Sở có phân công với nhau, nếu chị ấy không dự thì đã phân công một Phó giám đốc rồi.
Ngày trước khi diễn ra vòng chung kết có mưa nên chúng tôi cũng lo hôm diễn ra chính thức mưa nữa thì học sinh chạy như “ong vỡ tổ” mà lại lên sóng trực tiếp nên cũng áp lực cho Sở. Anh em cố gắng hoàn thành buổi hôm đó, chứ không phải là không quan tâm”, ông Hùng thông tin.
Cũng theo lời ông Hùng, ông không nhận được thông tin Vinh về đến sân bay Cần Thơ để tham mưu cho lãnh đạo đi đón.
Thanh Giang
Theo baodatviet
Nhiều ý kiến ủng hộ thi THPT quốc gia 2021 trên máy tính
Sau khi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ báo cáo Dự thảo phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng sau năm 2020, nhiều ý kiến đã ủng hộ tổ chức thi trên máy tính.
Tại phiên họp Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực tại Văn phòng Chính phủ sáng 25/9, nhiều ý kiến thống nhất cần áp dụng công nghệ vào kỳ thi, chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính theo lộ trình đảm bảo tính khả thi.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Xuân Phú
Cụ thể, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan ủng hộ dự thảo phương án của Bộ GD&ĐT, Dự thảo phương án đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục: Kỳ thi rất mở, mở về đối tượng, mở về không gian, thời gian, mở về nội dung, phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; đáp ứng được Chỉ thị số 11 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Do vậy, Dự thảo cũng giảm áp lực cho xã hội rất lớn cả về tư tưởng, kinh tế, đảm bảo khách quan, học sinh học toàn diện, không học tủ học lệch.
Tuy nhiên để triển khai, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan cho rằng, cần chuẩn bị về địa điểm thi, hạ tầng, trang thiết bị. Cùng với đó là xây dựng ngân hàng đề - đây là việc khó, cần huy động trí tuệ rộng rãi. Năng lực của cán bộ tham gia tổ chức thi và các thầy cô giáo cũng phải được quan tâm, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ về ngoại ngữ, năng lực công nghệ thông tin, tập huấn cho đội ngũ kĩ càng trước kỳ thi. Đồng thời phải phân cấp thật tốt: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, địa phương, các trường... trong tổ chức thực hiện.
Nói về phương án thi sau 2020, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho rằng, cần tích cực chuẩn bị chu đáo nhất cho lộ trình từng bước tiến hành thi trên máy.
Trong khi thực hiện, phải đặc biệt quan tâm đến sự chênh lệch phát triển các vùng miền, tính toán từng bước cẩn trọng, có lộ trình hợp lý để tránh xáo trộn không cần thiết. Cần quan tâm xây dựng ngân hàng đề thi, hạ tầng công nghệ - nội dung này có thể huy động các nguồn lực trong xã hội, đặc biệt là DN.
Phó trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Thanh Long cũng đồng tình có lộ trình phù hợp áp dụng thi trên máy tính, nhưng cần sớm hoàn chỉnh ngân hàng đề thi và có cập nhật, bổ sung hàng năm. Lộ trình đổi mới, hoàn thiện kỳ thi cần được công bố để người dân hiểu rõ.
Cơ bản nhất trí với dự thảo phương án của Bộ GD&ĐT, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 GS Nguyễn Minh Thuyết đề nghị cải tiến nội dung đề thi theo hướng đánh giá được năng lực người học, như kiểu thi PISA, tránh chỉ kiểm tra kiến thức đơn thuần.
Nhận định phương án tổ chức thi sau 2020, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội GS Nguyễn Văn Minh cho biết, cần phải xem tác động đối với xã hội, người học, tác động để có nguồn nhân lực trong tương lai ra sao và tác động đến đổi mới nói chung. Muốn hay không muốn cũng phải đưa công nghệ vào, nhưng cần quan tâm các điều kiện đảm bảo tính khả thi: Hình thức tổ chức ra sao, ngân hàng đề thế nào, hạ tầng cơ sở vật chất trang thiết bị và cuối cùng là các chế tài và lộ trình thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội Hoàng Minh Sơn ủng hộ áp dụng công nghệ vào kỳ thi và cho rằng việc này cần làm khẩn trương nhưng có lộ trình từng bước chắc chắn. "Nếu đến năm 2025, chúng ta cơ bản áp dụng thi trên máy tính thì đó là thành công lớn mà nhiều nước chưa làm được" - ông Sơn nói.
Theo kinhtedothi
Hơn 7.000 học sinh trong tỉnh đã được nhận học bổng "Vì em hiếu học" Sáng 20-9, tại UBND xã Hoằng Tiến (Hoằng Hóa), Ban chỉ đạo Chương trình "Vì em hiếu học" tại Thanh Hóa đã tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình "Vì em hiếu học". Đại diện lãnh đạo Viettel Thanh Hóa và HKH tỉnh trao học bổng cho các em HS xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa). Chương trình "Vì em hiếu...