GD hoà nhập: Đòi hỏi giáo viên có tầm hiểu biết sâu rộng
Vấn đề hòa nhập cho trẻ khuyết tật được đặt ra trong các nhà trường phổ thông, nhằm đáp ứng nhu cầu được học tập và tiếp cận với xã hội. Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên tại các sở giáo dục phải được trang bị tốt các kiến thức và kỹ năng giáo dục đặc biệt.
ảnh minh họa
TS Lê Thị Thúy Hằng, Khoa GDĐB – Trường CĐSP Trung ương cho rằng: Năng lực sư phạm là yêu cầu quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của nghề dạy học nói chung và đối với mỗi giáo viên nói riêng. Hiện nay, hoạt động sư phạm ở các trường hòa nhập, các trường và trung tâm chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật rất đa dạng và phong phú.
Điều này đòi hỏi người giáo viên dạy giáo dục đặc biệt không chỉ vững kiến thức chuyên môn GDĐB mà còn phải có tầm hiểu biết sâu rộng, có kỹ năng tổ chức, kỹ năng chăm sóc, tổ chức quá trình dạy học và giáo dục của mình một cách có hiệu quả và phù hợp với sự phát triển của hai đối tượng học sinh (học sinh bình thường và học sinh khuyết tật). Để có được những năng lực sư phạm như vậy, đòi hỏi sinh viên phải tự trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như thực hành các kỹ năng sư phạm của bản thân cùng với sự hỗ trợ của các giảng viên và các phương tiện hỗ trợ quá trình dạy học.
Theo PGS. TS Lê Văn Tạc, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam: Nghiên cứu thực tiễn cho thấy, nhu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ của giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học hòa nhập và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phải đáp ứng các kiến thức như: Các kiến thức giáo dục hòa nhập về đặc điểm phát triển của trẻ thuộc các dạng khuyết tật, lập kế hoạch giáo dục cá nhân, xác định khả năng và nhu cầu của trẻ và đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật là những vấn đề cần thiết nhất.
Video đang HOT
Vì vậy để đảm nhiệm tốt vai trò giáo dục học sinh đặc biệt, giáo viên mầm non có nhiệm vụ: Thực hiện can thiệp sớm bao gồm xây dựng môi trường dạy và học có các hoạt động can thiệp sớm và giáo dục cá nhân; Điều chỉnh chương trình cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật; Làm và sử dụng các công cụ, thiết bị dạy học và đồ dùng, đồ chơi; Hướng dẫn phụ huynh trẻ khuyết tật; Làm và sử dụng các hồ sơ của trẻ; Nâng cao nhận thức cho gia đình, những người liên quan và cộng đồng về khả năng, nhu cầu của trẻ khuyết tật.
Việc thực hiện giáo dục hòa nhập sẽ bao gồm: Xây dựng môi trường học tập có tính đa dạng; Xây dựng môi trường học tập có sự hợp tác giữa: Trẻ – trẻ; giáo viên – trẻ; giáo viên – phụ huynh/người chăm sóc; giáo viên – đồng nghiệp; giáo viên – giáo viên hỗ trợ của trường; giáo viên – cán bộ khác; Thu thập thông tin về trẻ; Xác định khả năng, nhu cầu và mong muốn của trẻ; Lập các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và soạn kế hoạch bài học; Tiến hành các hoạt động theo chương trình Giáo dục Mầm non dựa trên chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Đối với giáo viên tiểu học cũng phải đảm đương các nhiệm vụ: Thực hiện giáo dục hòa nhập: Xây dựng môi trường học tập có tính đa dạng; Xây dựng môi trường học tập có sự hợp tác giữa: Học sinh – học sinh; giáo viên – học sinh; giáo viên – phụ huynh/người chăm sóc; giáo viên – đồng nghiệp; giáo viên – giáo viên hỗ trợ của trường; giáo viên – cán bộ khác; Thu thập thông tin về trẻ; Xác định khả năng, nhu cầu và mong muốn của trẻ; Lập các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và soạn kế hoạch bài học; Dạy các môn học của theo chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Theo Giaoducthoidai.vn
Tuyển sinh năm 2018 sẽ thay đổi như thế nào?
Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và THPT mà Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, thì kỳ thi tuyển năm 2018 sẽ có nhiều đổi mới.
Các thí sinh tại Hà Nội tham dự một kỳ thi tuyển sinh trong năm 2017.
Trong năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014.
Vậy kỳ thi tuyển sinh năm 2018 sẽ có gì khác so với năm 2017?
Xét tuyển kết hợp với đánh giá năng lực học sinh vào lớp 6
Theo đó, Thông tư hiện hành chỉ quy định: "Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển", tuy nhiên dự thảo sửa đổi, bổ sung thêm là: "Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển. Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh".
Bộ Giáo dục và Đào tạo lại nhấn mạnh: "Việc tuyển sinh THCS phải bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn".
Đặc biệt, dự thảo quy định chặt hơn về quy định tuyển thẳng và chế độ ưu tiên: "Học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT" - dự thảo sửa đổi, bổ sung nêu rõ. Điều này có nghĩa là chỉ tuyển thẳng các em học sinh đạt giải cấp quốc gia cuộc thi khoa học, kỹ thuật, chứ không phải cấp tỉnh như hiện nay.
Bên cạnh đó, quy định về tuyển thẳng và chế độ ưu tiên trong dự thảo bổ sung thêm quy định: "Sở Giáo dục và Đào tạo quy định mức điểm cộng thêm cho từng nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên. Mức chênh lệch điểm cộng thêm thang 10 điểm, giữa 2 nhóm đối tượng kế tiếp là 0,5 điểm tính theo thang điểm 10".
Giữ nguyên kỳ thi THPT quốc gia 2018 như năm 2017
Trong công văn gửi các Sở Giáo dục, Các trường Đại học, Học viện... Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, việc tổ chức các bài thi, môn thi trong phương án thi THPT quốc gia các năm 2018, 2019 và 2020 sẽ giữ ổn định như năm 2017.
Tuy nhiên, từ năm 2021 trở đi các bài thi, môn thi sẽ được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, và nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức thi trên máy tính.
Nội dung công văn nêu, từ năm 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đổi mới phương thức tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội, đảm bảo độ tin cậy, trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Sau 3 năm thực hiện đổi mới, đến nay phương thức tổ chức Kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học(ĐH), cao đẳng (CĐ) đã đạt được những mục tiêu cơ bản, được xã hội đồng tình đánh giá cao. Do vậy, phương thức tổ chức Kì thi THPT quốc gia trong các năm tới sẽ được giữ ổn định như năm 2017.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, từng bước định hướng nội dung theo lộ trình triển khai giáo dục phổ thông mới. Đặc biệt, việc rà soát lại các nhóm đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên để điều chỉnh mức điểm ưu tiên trong tuyển sinh sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và thực hiện tốt hơn công bằng xã hội...
Theo Tinmoi24.vn
Làm sao để trẻ khuyết tật hòa nhập với cộng đồng Giúp trẻ khuyết tật hòa nhập với cộng đồng là việc quan trọng không chỉ đối với cha mẹ các em mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. PGS. TS Phạm Minh Mực. Chiều 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo " kết quả, bài học kinh nghiệm dự án hội và ghi nhận các nỗ lực thúc đẩy...