Gây tranh cãi vì tăng học phí tới 70 triệu/năm, trường ĐH Y dược TP.HCM quyết định dành 15 tỷ để hỗ trợ sinh viên
Theo đó, nhà trường vừa ký quyết định dành 15 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho sinh viên.
Mới đây, ông Trần Diệp Tuấn, hiệu trưởng trường Đại học Y dược TP.HCM đã ký quyết định chính thức về chính sách học bổng dành cho sinh viên nhập học trong năm học 2020-2021.
Theo đó, bắt đầu từ ngày 1/1/2020, trường ĐH Y dược TP.HCM là trường ĐH đầu tiên của Bộ Y tế tự chủ tài chính do đó sẽ không còn nhận được mức hỗ trợ hằng năm cho việc đào tạo. Vì điều này mà năm nay mức học phí được trường đưa ra cao hơn mọi năm từ 4 đến 5 lần. Cụ thể có những ngành như Răng-hàm-mặt có học phí 70.000.000 đồng/năm, ngành Y khoa 68.000.000 đồng/năm, trong khi học phí năm ngoái chỉ dừng lại ở mức 13.000.000 đồng.
Chính sách học phí mà trường ĐH Y dược áp dụng sẽ dành đối tượng trúng tuyển vào trường trong năm 2020. Có 800 suất được trao tương đương với khoảng 15% tiền học phí. Có 4 mức trao học bổng khác nhau cho các đối tượng khác nhau như học bổng toàn phần, học bổng 70% học phí, học bổng 50% học phí, học bổng 25% học phí. Chỉ tiêu số suất các sinh viên được nhận học bổng ở các ngành là khác nhau.
Còn với sinh viên từ năm 2 trở đi, nhà trường cũng trích khoảng 10% học phí thu được của năm học và các nguồn lực tài trợ khác để hỗ trợ các sinh viên. Trong đó có 2 loại học bổng là học bổng khuyến học và học bổng vượt khó. Cũng có 4 định mức học bổng tương tự như dành cho sinh viên năm nhất từ 25% đến 100% học phí.
Video đang HOT
Vừa qua, thông tin tăng học phí bất ngờ làm cho nhiều sinh viên và phụ huynh lo không thể chi trả nổi học phí hàng chục triệu đồng. Bộ Y tế cũng thông tin sẽ vào cuộc để làm rõ vấn đề mà dư luận xã hội đang quan tâm.
Học phí đại học tăng: Minh bạch nguồn thu để tránh tận thu
Theo lộ trình, từ năm 2020, sau khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực, các trường đại học đều hoạt động tự chủ, nguồn kinh phí chi thường xuyên bao cấp của Nhà nước sẽ bị cắt.
Để có kinh phí tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, nhà trường sẽ buộc phải tăng học phí. Theo các chuyên gia, trước khi thực hiện việc này, trường đại học phải công khai và minh bạch được nguồn thu, chi phí đào tạo để xã hội giám sát, tránh việc lợi dụng tự chủ để đẩy khó về phía sinh viên và gia đình.
Mức tăng học phí một số ngành của ĐH Y Dược TPHCM so với các năm học trước. Biểu đồ: Đặng Chung
Học phí leo thang
Những ngày qua, thực hiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), các trường đại học công lập đã công bố đề án tuyển sinh năm 2020 và mức học phí mới. Câu chuyện được học sinh, phụ huynh nhắc nhiều nhất là học phí của nhiều trường đại học tăng "phi mã", gấp 2, thậm chí gấp 5 lần so với những năm trước.
Gây bất ngờ nhiều nhất là mức học phí của Đại học Y dược TPHCM, bởi cao vượt trội so với mặt bằng chung của các trường đại học khác ở Việt Nam. Nếu Trường Đại học Y Hà Nội, ĐH Y Dược Hải Phòng đều thu học phí theo Nghị định 86/2015 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thì ĐH Y Dược TPHCM thu học phí theo cơ chế tự chủ xác định trong Luật Giáo dục đại học sửa đổi.
Trong đó, ngành Y khoa là 68 triệu đồng/năm, ngành Răng - Hàm - Mặt 70 triệu đồng/năm, ngành Dược học là 50 triệu đồng/năm. Mức học phí này tăng từ 2-5 lần so với mức học phí cũ, cao hơn cả mức trần học phí theo quy định trong Nghị định 86/2015 đối với các trường tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên. Bên cạnh đó, dự kiến học phí mỗi năm tiếp theo sẽ được trường tăng 10%.
Lý giải nguyên nhân tăng học phí lên cao, ông Nguyễn Ngọc Khôi - Trưởng phòng Đào tạo Đại học Y Dược TPHCM - cho biết, khi trường chưa thực hiện tự chủ, ngoài phần học phí sinh viên đóng thì nhà trường còn được hỗ trợ tài chính từ Bộ Y tế. Do đó, sinh viên chỉ đóng học phí một phần, phần còn thiếu nhà nước sẽ bù vào. Từ 1.1.2020, nhà trường thực hiện tự chủ đại học, Bộ Y tế không còn hỗ trợ, nên trường bắt buộc phải tính toán phương án thu học phí cao hơn để lấy thu bù chi và có tích luỹ để đầu tư. Để thực hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi, hằng năm nhà trường sẽ dành 8% để hỗ trợ, cấp học bổng cho viên nghèo, các chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên khó khăn.
Học phí nhóm ngành Y khoa ở nhiều trường ĐH khác cũng ở mức khá cao. Khoa Y - ĐH Quốc gia TPHCM áp dụng cho khóa tuyển sinh 2020-2021 (dự kiến) chất lượng cao như ngành Y khoa là 60 triệu đồng/năm, Dược học 88 triệu đồng/năm. Với mức học phí này, nhiều học sinh ví von "con nhà nghèo sẽ không thể học được trường y dược".
Ngoài khối trường y dược, các trường đào tạo ngành kinh tế, kỹ thuật, luật, sau thời gian thí điểm tự chủ cũng rục rịch tăng học phí, như Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐH Luật TPHCM,...
Lý giải vì sao năm nay một số trường đưa ra mức học phí "vượt trần" so với quy định trong NĐ 86/2015, đại diện Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT) cho biết, Nghị định số 86 đã quy định mức thu học phí, dịch vụ tuyển sinh, các khoản dịch vụ khác. Các trường ĐH thực hiện thí điểm tự chủ, Nhà nước sẽ quy định mức học phí cho mỗi trường. Tuy nhiên, Luật Giáo dục ĐH sửa đổi và Nghị định hướng dẫn thực hiện luật này có hiệu lực, các cơ sở giáo dục ĐH công lập sẽ thực hiện thu học phí theo Điều 65 của Luật. Theo đó, các trường ĐH đáp ứng Khoản 2, Điều 32 của Luật này về các điều kiện để được tự chủ, đồng thời tự bảo đảm được kinh phí chi thường xuyên, thì sẽ được tự xác định mức thu học phí trên cở sở tính đúng, tỉnh đủ chi phí đào tạo.
Phải công khai, minh bạch nguồn thu
Câu chuyện học phí đại học tăng sau khi tự chủ đã được nhắc đến nhiều lần, từ khi Bộ GDĐT lấy ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi. Lúc đó, nhiều lo ngại được đặt ra, như cách nào để tránh việc "tận thu", cơ chế giám sát ra sao để học phí không "tăng phi mã", khiến con em của các gia đình khó khăn không có cơ hội tiếp cận giáo dục đại học?
Nêu quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội - cho rằng, Luật Giáo dục ĐH sửa đổi đã nêu rõ các trường ĐH tự chủ được quyết định học phí. Tuy nhiên, các trường cũng cần cân nhắc học phí đến mức nào để vừa đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo cũng như khả năng tiếp cận học ĐH của người học...
Trên thực tế, khi tự chủ, để khẳng định mình, các trường ĐH sẽ có những định hướng nâng chất lượng đào tạo bằng cách đầu tư trang thiết bị hiện đại. Việc này cũng khiến nhiều người lo lắng tất cả những đầu tư, chi phí này sẽ đổ dồn vào học phí. Theo TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT), thực tế nhiều trường đang có nhầm lẫn về tự chủ, tự chủ không có nghĩa là tăng học phí lên cao.
"Tại các nước trong khu vực, việc tính học phí ở trường ĐH công lập luôn đảm bảo nguyên tắc phù hợp với thu nhập trung bình của người dân. Họ tính chi phí đào tạo một đầu sinh viên, sau đó mới tính đến nguồn thu để bù đắp chi phí đó và nguồn thu ở đây không phải chỉ riêng học phí. Thông thường sẽ có 3 nguồn thu: Như từ nguồn hỗ trợ của nhà nước đối với các hoạt động chuyên môn, nghiên cứu theo cơ chế đặt hàng; từ phía người học và thứ ba là nguồn do xã hội hiến tặng, hay do nhà trường huy động được.
Cả ba nguồn này phải tính bằng đúng chi phí đào tạo cho một đầu sinh viên để ứng với chất lượng đào tạo mà trường cam kết với người học. Khi đã công bố được các cam kết chuẩn đầu ra, tổng nguồn thu, nhà trường mới tính toán, cân đối để đưa ra mức học phí phù hợp với chất lượng mà mình cam kết. Nếu làm được như vậy mới là tự chủ đúng nghĩa, chứ không phải cứ tự chủ là nghĩ đến việc tăng học phí, tận thu của người học" - TS Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.
Ông cũng cho rằng, để tránh việc lợi dụng tự chủ để tăng học phí, cơ quan nhà nước cần có quy định về định mức kinh tế kỹ thuật, giá các dịch vụ chi phí đào tạo để các trường trên cơ sở đó tính đúng, tính đủ, làm căn cứ đưa ra quyết định về mức học phí. Khi đã công khai, minh bạch được như vậy, cơ quan Nhà nước và xã hội có thể giám sát được việc thực hiện thu học phí của các trường.
Nghỉ dài phòng chống nCoV: Chưa tính đến chuyện tăng học phí Lịch học bù có thể kéo dài, nhiều ý kiến lo ngại sẽ có điều chỉnh học phí. Tuy vậy, nhiều nhà trường đã nói "không" với nội dung này. Các giáo viên vệ sinh trường lớp để chuẩn bị đón học sinh trở lại. Ảnh: Bảo Thắng Đặt vấn đề về việc có hay không nhà trường sẽ điều chỉnh học phí...