Gây nên cơn bão dư luận trong siêu bão số 9, GS Trương Nguyện Thành có bài học dạy con thấm thía, cha mẹ nào cũng nể phục
Bài viết “Thưởng thức bão” của Giáo sư Trương Nguyện Thành sau khi đăng tải đã gây bão dư luận, tuy nhiên qua câu chuyện này, ông đã chia sẻ cách dạy con “đối diện bão tố và thử thách cuộc đời” cực ý nghĩa.
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn.
Giáo sư Trương Nguyện Thành có gần 40 năm tu nghiệp, nghiên cứu và giảng dạy ở Mỹ. Ông là tiến sĩ khoa học ngành Hóa và tính toán, Đại học Minnesota, Mỹ; tiến sĩ ngành Mô phỏng cơ cấu sinh lý và trở thành giáo sư chính môn Hóa lượng tử tại Đại học Utah, Mỹ vào năm 1992.
Giáo sư Thành từng là Phó hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen, sau đó là Phó hiệu trưởng trường Đại học Văn Lang ở TP.HCM. Ông nổi tiếng trên MXH với hình ảnh mặc quần soóc ca-rô, áo thun đứng giảng bài và qua các bài chia sẻ về tư tưởng giáo dục mới, lời khuyên bổ ích cho sinh viên trước ngưỡng cửa tương lai.
Ngày 24/10 vừa qua, Giáo sư Thành đã quay trở lại Việt Nam. Trước đó, vào đầu năm, ông về Mỹ để sắp xếp công việc nhưng không thể quay lại vì dịch Covid-19. Sau khi nhập cảnh, ông cách ly 2 tuần ở Đà Nẵng, cũng đúng vào thời điểm miền Trung đón cơn bão số 9 – Molave. Bình tâm đón bão đến khi ở khách sạn cắt điện, cắt nước, cắt luôn điện thoại bàn, Giáo sư Thành đã đăng vài dòng cảm nghĩ “Thưởng thức bão”. Tuy nhiên, bài viết này của ông nhận được một số phản hồi chỉ trích “vô cảm”.
Giáo sư Trương Nguyện Thành tại Đà Nẵng sáng 29/10: “Sau cơn mưa trời lại sáng. Sau bão tố biển lặng gió yên”.
Khi cơn bão số 9 đi qua, giáo sư đã có chia sẻ của mình về bài viết và qua đó là cách dạy con cực thấm thía. Chúng tôi xin chia sẻ lại bài viết như sau:
Tâm thế trước bão tố
Hôm qua sau khi đăng bài viết về bão Molave trên Facebook, chỉ kịp xem vài bình luận thì Đà Nẵng bị cúp điện cả thành phố. Hôm nay, sau bão thì mới nhận ra mình đã vô tình gây nên “bão trong bão”.
Tôi muốn ghi lại nơi đây một trải nghiệm khó quên và chia sẻ với các bạn vài dòng cảm xúc trong tâm bão Molave cấp 15 khi sống cách ly ở Đà Nẵng hôm qua.
Hôm nay thứ Tư, ngày 28/10/2020, là ngày thứ 5 sống cách ly trong một khách sạn ở Đà Nẵng. Ba hôm trước cơ quan y tế có thông báo là có một người trong chuyến bay từ Hàn Quốc về Đà Nẵng có kết quả dương tính với xét nghiệm Covid-19 nên yêu cầu mọi người sống cách ly không được ra khỏi phòng của mình. Tôi nghĩ cũng hợp lý vì không biết ai trên chuyến bay có thể bị lây từ người này và đang trong thời gian ủ bệnh. Mấy hôm nay sức khỏe tôi ổn, thân nhiệt không mấy thay đổi ở mức 36 độ C nên tôi nghĩ mình không sao.
Bài chia sẻ “gây bão” của thầy Trương Nguyện Thành.
Sáng nay (thật ra là hôm qua) có chụp tấm hình nhìn ra cửa sổ khách sạn khi ngoài trời đang bão tố với tựa đề “Thưởng thức bão…”. Vài bạn có bình luận là dùng từ không hợp lắm vì như thế vô cảm với những người đang gánh chịu nhiều nguy cơ khi trong bão. Nếu tôi đứng ở ngoài nhìn người khác vật lộn với cuộc sống trong bão thì quả là vô cảm thật. Nhưng tôi đang là người đứng bên trong tâm bão. Duy chỉ một bạn với nick Trường Giang hiểu được thâm ý của tôi khi dùng từ đó và có comment như sau: “Một người bị chìm tàu và trôi dạt trên biển. Anh ta ngửa mặt lên và ngắm bầu trời, trong khi chờ đợi tàu đến vớt mình lên. Có khi được cứu và cũng có thể là không, chưa biết chuyện gì xảy ra. Có một đều chắc chắn xảy ra TÂM của người ấy rất BÌNH AN”.
Chưa kịp trả lời bình luận cho ai thì cả Đà Nẵng bị cúp điện nên không TV, không wifi. Chỗ tôi bị cúp nước luôn và đường dây điện thoại bàn cũng không hoạt động. Lần này thì đúng là bị cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài rồi.
Ngồi nhìn bão đang hoành hành bên ngoài trong đầu nghĩ đến nhận thức của nhà tâm lý học Victor Frankl khi ông ta sống trong tử tù của phát xít Đức và quan sát các tử tù khác. Ông ta nhận ra những tử tù sống sót được thì họ thường có cái nhìn lạc quan và hy vọng vào tương lai thay vì tuyệt vọng, lo âu, sợ hãi. Và ông ta đưa ra nhận định:
Video đang HOT
“Forces beyond your control can take away everything you posses except one thing, your freedom to choose how you will respond to the situation” (Những thế lực ngoài vùng kiểm soát của bạn có thể tước đi tất cả những gì bạn có ngoại trừ một thứ, đó là quyền tự do quyết định bạn sẽ phản ứng như thế nào trước hoàn cảnh ấy).
Quyền quyết định tâm thế trước hoàn cảnh là quyền tự do duy nhất mà không ai có thể tước mất từ một người.
Nếu bạn chỉ có 24 giờ để sống, bạn sẽ sống như thế nào trong 24 giờ đó? Tận hưởng 24 giờ vì ta có tận 24 giờ thay vì chết liền! Hay ngồi khóc lóc than thân, trách trời sao bất công. Sự lựa chọn thái độ là ở bạn, đúng không?
Chính vì sự lựa chọn tâm thế hơi ngược đời mà tôi đã nhiều lần bị hiểu lầm khi đứng trước những bão tố của cuộc đời. Một câu chuyện mà rất nhiều bạn biết đó là chuyện bão “Giáo sư quần đùi” ở Đại học Hoa Sen.
Bão mạng “Giáo sư quần đùi” dậy lên vào tối thứ bảy đến sáng thứ hai tuần sau thì nó trở nên một trận cuồng phong. Tôi bước vào văn phòng Ban giám hiệu thì mặt mọi người lo lắng như cả đêm không ngủ. Tôi mỉm cười hỏi một phó hiệu trưởng: “Ủa, sao mặt em hôm nay bơ phờ quá vậy? Bộ tối qua không ngủ được sao?”.
Bạn ấy trả lời tôi một cách gay gắt “Sự kiện như thế mà anh còn cười được à? Anh có thể không quan tâm đến vận mệnh của trường này….”. Tôi cười “hahaha. Sự lo lắng và sợ hãi có giúp em giải quyết được vấn đề không? Anh chắc chắn là không. Nếu không thì lo lắng làm gì. Để thời gian và tâm trí tìm giải pháp chứ”.
Hôm đó tiếng cười rổn rảng của tôi (nếu bạn đã từng nghe tôi cười thì đảm bảo khó quên đấy) đến nỗi sinh viên ở thư viện đối diện văn phòng Ban giám hiệu còn nghe. Có lẽ tâm thế của tôi khi đứng trước bão tố có khác người. Và cách giải quyết bão mạng lần ấy của tôi cũng khác người.
Nhân đây tôi xin chia sẻ với các bạn có con trẻ về trải nghiệm gần đây về dạy con của tôi.
Dạy con đối diện bão tố và thử thách cuộc đời
Sau khi nhập học được hai tuần, đột nhiên một hôm Takara nhắn tin “Ba có rảnh không con muốn nói chuyện tí?”. Tôi biết là có vấn đề vì thường Takara không nhắn tin như thế. Nói chuyện qua video zoom tôi thấy mặt Takara bơ phờ và đầy lo lắng.
Tôi cười hỏi: “Ui, sao mặt con bơ phờ quá vậy? Bộ chương trình học nặng lắm sao?”.
Takara: “Con lấy ba lớp rất nặng mà con không biết. Vì Covid nên con không có cơ hội tư vấn với các bạn nghiên cứu sinh lớp trước. Sau khi vào hai tuần mới biết quá nặng và mấy bạn khóa trước bảo con điên à. Con nghĩ con nên bỏ bớt một lớp”.
Tôi: “Ba thấy mặt con lo lắng lắm. Thế con đang lo điều gì nói ba nghe”.
Takara: “Con lo là sẽ học không nổi và sẽ không đậu các lớp và mất học bổng. Ba biết đấy con không có nhiều kiến thức về Công nghệ thông tin (CNTT) vì con học cơ khí robotics và giờ con lại học cao học CNTT về trí tuệ nhân tạo với các bạn hạng siêu trên thế giới ở một chương trình khó nhất thế giới. Sao mà con không lo cho được”.
Tôi cười to: “hahaha. Coi con của ba đang lo lắng kìa… hahaha”. (Bạn có thể cho rằng ứng xử của tôi với con như thế là vô cảm. Nhưng đó là cách của tôi).
Tôi tiếp: “Ba hỏi con. Khi con lo lắng như thế nó có giúp cho con học tốt hơn không”.
Takara trả lời với giọng hơi hằn học: “KHÔNG. Nhưng mà đó là tâm lý bình thường mà ba”.
Tôi: “Ba biết đó là tâm lý bình thường. Nhưng nếu con có thể tập trung hết tâm trí vào việc học thay vì lo thì ba tin rằng con có dư khả năng vượt qua thử thách này. Con còn nhớ chuyến xe đạp ở Việt Nam khi con không còn sức lực nữa mà vẫn có thể tới đích không? Con hãy nhớ lại trong đầu mình đã nghĩ gì và điều gì đã làm con tiếp tục đạp thay vì bỏ cuộc”.
Tôi phải mất vài tuần dùng phương pháp “thay đổi góc nhìn” trong tâm lý học nhận thức hành vi để giúp Takara thay đổi tâm thế khi đứng trước thử thách. Đương nhiên Takara không biết tôi làm gì. Tuần vừa rồi khi nói chuyện với con trước khi về Việt Nam.
Tôi: “hihihi. Ba thấy hôm nay mặt con tươi tắn và không còn lo âu nữa”.
Takara cười: “Con ngủ liên tục 14 giờ nên khỏe ra đấy”.
Tôi: “hahaha. Nhìn con thì ba biết con sống còn sau kỳ thi midterm há. Nói ba nghe con thi được không”.
Takara: “Ba biết đấy. Ba lớp nặng kinh khủng. Nộp bài tập thôi đã làm con mất ăn mất ngủ. Rồi thi thì phải lo lên trên đó nữa. Mấy thầy cô ở đây thật là biết cách đày học trò ba à. Nhưng không sao, con nghĩ con làm bài thi ổn. Con sẽ học tốt thôi”.
GS Trương Nguyện Thành và con trai Takara.
Tôi: “hahaha. Tâm thế con bây giờ khác hẳn mấy tuần trước rồi nha. Nói ba nghe con đã làm gì?”.
Takara: “Con bây giờ bình thản không còn lo lắng về việc đậu rớt các môn học. Con cũng không thèm nghĩ nó khó hay dễ. Con chỉ biết là cần quản lý thời gian tốt để có thể làm bài tập hết các môn. Nếu bài nào mà nghĩ hoài không ra thì trao đổi với các bạn trong nhóm. Nếu cả nhóm nghĩ không ra thì hỏi TA (phụ giảng) góp ý. Trong tuần thường con phải thức suốt đêm 2-3 ngày để làm bài. Cuối tuần con ngủ bù. Thế thôi. Con nghĩ con sẽ đậu ba môn này không vấn đề gì. Hihihi”.
Tôi: “Hahaha. Con đã tìm ra cho mình cách đối diện với thử thách rồi đấy. Bình thản trước thử thách và sóng gió con nhé”.
………..
Bên ngoài trời bắt đầu tối dần, cả thành phố chìm dần trong bóng đêm tối mịt. Ngoài trời gió vẫn rít lên từng cơn. Tiếng cây đập vào tường và mái tôn dập ầm ì như ông trời giận dữ gầm thét. Những cây cao quằn quại trong gió.
Ngồi nhìn ánh đèn cầy nhỏ loe loét… tâm trạng bình thản như mặt hồ trong sớm mai không một gợn sóng phản ảnh hàng cây bên hồ, bóng trăng và ngọn núi xa xa… không buồn, không vui, không lo, không sợ hãi. Trong tâm tất cả chỉ là không cho dù ngoài kia trời cứ gào thét.
Xúc động hình ảnh chiến sĩ CA "gồng mình" chiến đấu với siêu bão để bảo vệ người dân
Những anh hùng thầm lặng vẫn đang bảo vệ sự bình yên cho mọi người.
"Lũ chồng lũ, bão chồng bão" - người dân miền Trung đang nơm nớp lo sợ trước cơn bão số 9 chuẩn bị ập vào. Được dự đoán là siêu bão mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây. Nhiều ngày qua, cơ quan chức năng phối hợp cùng trung tâm dự báo liên tục cung cấp thông tin, tiến hành di tản người dân đến nơi an toàn.
Trong lúc người dân được khuyến khích ở yên tại nhà. Thì những chiến sĩ lại không ngại mưa bão, sẵn sàng ứng cứu trước diễn biến phức tạp của bão Molave. Trên MXH, nhiều tài khoản đã để lại bình luận cảm kích, cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mọi người.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó với bão số 9, lúc 6h ngày 28.10, tâm bão cách Đà Nẵng khoảng 300 km, cách Quảng Nam 220 km, cách Quảng Ngãi 190 km, cách Phú Yên 180 km; gió cấp 13, giật cấp 16.
Thời điểm này, gió thực đo ở Quảng Ngãi: Lý Sơn cấp 9, giật cấp 11, Bình Châu cấp 8, giật cấp 9; Quảng Trị: Cồn Cỏ cấp 7, giật cấp 9; Quảng Nam: Cù Lao Chàm cấp 4, giật cấp 7; Đà Nẵng: cấp 3; Bình Định: An Nhơn cấp 4; Các nơi khác gió dưới cấp 4.
Người Hội An hỗ trợ dân địa phương tới nhà mình tránh trú bão Hiện tại, công tác ứng phó bão Molave (hay cơn bão số 9) đang được thực hiện hết sức khẩn trương. Giữa lúc này, người Hội An cũng có những hành động ấm lòng khi kêu gọi dân địa phương đến nhà mình tránh trú bão. Bão số 9 gây sạt lở đất khi quét qua Philippines. (Ảnh: Reuters). Người Hội An trước...