Gậy lốc: Hàng khủng bị lãng quên?
Trước tiên chúng ta hãy lướt sơ qua một chút về cây gậy cyclone này.
Cần:
Void Stone
Sobi Mask
Staff of Wizardry
Eul”s Scepter of Divinity
Cung cấp:
10 Intel
150% Mana Regen
30 tốc độ di chuyển
Giá:2800
Kĩ năng: Cyclone
- Lốc một unit được chọn, làm unit đó invul và không thể hành động.
- Tác động lên kẻ địch hoặc bản thân.
- Tồn tại 2,5s.
- Cần 75 mana để kích hoạt.
- 30s cd.
- 700 cast range.
Có thể thấy đây là một item có giá tiền trung bình, phù hợp với các hero thiếu disable, mana hoặc sử dụng để combo với các skill/đồ khác. Một số hero thường lên Cyclone có thể thấy là Rhasta, Invoker… Cyclone còn có khả năng loại bỏ một số buff như Track, Bloodrage, Poison Sting, Poison Nova… hay dùng để né một số skill.
Tuy nhiên có thể thấy Cyclone là một item khá yếu, khả năng lốc không phải là một disable thực sự, nếu sử dụng sai thời điểm có thể “bóp” đồng đội. Giá thành đắt nên các supporter khá khó để mua được.
Bởi vì các yếu điểm trên nên Cyclone khá là ít thấy kể cả ở public lẫn đấu trường DotA chuyên nghiệp. IceFrog cũng đã thấy điều đó nên 5 lần 7 lượt buff cho Cyclone, một lần là buff số lần sử dụng Cyclone từ 6 trở thành không giới hạn, và một lần gần đây là giảm giá của recipe. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ, và có nhiều ý kiến cho rằng IceFrog nên tiếp tục buff cho cây gậy này, và trong số đó có một ý kiến khá táo bạo, đó là cho phép sử dụng Cyclone lên đồng đội.
Video đang HOT
Stun của Sven và VS sẽ trở nên vô dụng.
Nếu Cyclone được phép sử dụng lên đồng đội thì điều gì sẽ xảy ra? Tôi tin chắc rằng Cyclone sẽ trở thành hot item cho tất cả các hero. Bởi vì nếu sử dụng đúng lúc thì bạn và đồng đội của bạn có thể né được hầu hết các skill trong DotA. Dễ thấy nhất đó là stun của Sven hay VS, stun của 2 hero này sẽ trở nên vô dụng hoàn toàn, xa hơn là các skill như Charge of Darkness của Barathrum hay Homing Missile của Gyrocopter, bạn cũng có thể né các skill AoE như Ravage của Tidehunter hay Ghost Ship của Kunkka. Thậm chí với một chút may mắn bạn có thể né được cả Finger of Death của Lion.
Năm hero trong một team có thể thay phiên sử dụng Cyclone lẫn nhau để cứu nhau thoát chết, hay thậm chí tạo ra một combo khủng khiếp là Krobelus 5x Cyclone, bạn sẽ bị những bóng ma của Krobelus cắn trong 12,5s mà không thể làm gì được, cực kì khó chịu.
Cyclone Krobelus.
Ý kiến về việc sử dụng Cyclone lên đồng đội đã có từ lâu, tuy nhiên IceFrog vẫn chần chừ để áp dụng ý tưởng táo bạo này vào DotA. Và đã có một game khác tương tự DotA cũng đã đưa ý tưởng này vào thực tế, gậy Cyclone trong HoN có thể tác dụng lên đồng đội, và có thể thấy xu hướng trong một số trận đấu HoN, 10 hero lên 10… Cyclone.
Bởi như đã nói, nếu sử dụng đúng lúc bạn có thể né được gần như là toàn bộ skill trong game, mặc dù điều này cũng không phải là quá mất cân bằng bởi vì Cyclone cũng tương đôi đắt đối với các support, tuy nhiên hãy tưởng tượng 2-3 support/ganker trong team lên được Cyclone và thay nhau sử dụng lên carry cùng team để giúp hắn sống sót khi bị gank hay khi combat. Hoặc một carry team bạn bị đối thủ thay nhau lốc lên không trung và bó tay đứng nhìn đồng đội chết mà không thể làm gì được. Có thể nói trong một số hoàn cảnh thì Cyclone có thể tác dụng lên đồng đội sẽ khiến combat mất cân bằng hơn rất nhiều.
Sử dụng được lên đồng đội thì quá mất cân bằng, bởi vậy để Cyclone có thể trở lại đấu trường DotA thì có lẽ việc đơn giản nhất mà IceFrog nên làm là giảm giá thành đi một chút nữa, ngang bằng với Force Staff. Hay cho phép sử dụng lên đồng đội nhưng giới hạn tương tự như Blink Dagger, tức là nếu nhận damage thì trong vòng 3s bạn sẽ không thể sử dụng Cyclone. Hi vọng IceFrog sẽ sớm đưa ra thay đổi để đem lại thêm sự lựa chọn cho các game thủ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những carry đã bị lãng quên trong năm 2011 (Phần 2)
Phantom Lancer
Có thể nói, thời kì hoàng kim của Phantom Lancer là ngắn nhất trong số tất cả những siêu Carry ở cả phần 1 lẫn phần 2 loạt bài viết này nhưng không vì thế mà chúng ta không thể không nhắc tới hero từng rất được ưa chuộng này. Khi mà chiến thuật "Con Rùa" và lối đánh Tri-lanes được sáng tạo bởi người Trung Quốc còn đang được áp dụng rộng rãi, tất nhiên, Phantom Lancer nhanh chóng được phát hiện bởi khả năng gây damage khủng khiếp của mình vào Late Game, khi đã sở hữu được core item Radiance cùng một vài trang bị khác như Diffusal Blade...
Khả năng tạo bóng quá khủng và đặc biệt là skill tàng hình giúp Phantom Lancer dễ dàng thoát thân khi bị gank chính là nguyên nhân mà các game thủ chuyên nghiệp để ý đến hero này. Tất nhiên, một phần nguyên nhân cũng đến từ việc Phantom Lancer có được sức mạnh tương đồng và thậm chí là vượt trội hơn so với Medusa, Traxex, Sniper hay Morphling vào Late Game.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là chỉ sau đó ít lâu, Phantom Lancer lại liên tục bị nerf khi giảm số điểm Strength cộng thêm mỗi level và đặc biệt là khả năng tạo bóng từ Ultimate và skill Juxtapose bị giảm đi đáng kể. Đã là một Melee hero, khi mà độ cứng cáp đã không đủ, khả năng gây damage cũng bị giảm thiểu đi nhiều, Phantom Lancer nhanh chóng bị loại khỏi cuộc chơi bởi trên thực tế, những ứng cử viên sáng giá khác để đảm nhiệm cho vị trí Super Carry của team vẫn còn quá nhiều.
Necrolyte
Là Late Int hiếm hoi trong bảng danh sách này, thực sự, chúng ta có thể coi Necrolyte là một tanker/healer khủng nhiều hơn là một Siêu Carry bởi hero này đảm nhiệm tốt cùng lúc 2 trọng trách này trong đội hình.
Khắc chế lại với chiến thuật Con Rùa bằng cách nào ở thời điểm mà chúng ta chưa có Smoke of Deceit, chưa thể liên tục gank và đẩy cao tốc độ của trận đấu? Đó chính là Fast Push. Khi chưa có được các Core item và chỉ số level còn thấp, các siêu Carry kể trên cũng chỉ là những hero "phình phường" nếu không muốn nói là vô dụng và do vậy, tại sao chúng ta không kết thúc trận đấu ngay khi chúng còn chưa trở thành "Late".
Necrolyte được đưa vào DotA chuyên nghiệp với mục đích đấy. Với khả năng hồi máu cực nhanh cho đồng đội, Creep cùng sức tank tương đối khủng, chỉ cần lên được Mekansm cùng một vài item chịu đòn re rẻ khác như Vanguard hay Hood, hero này nhanh chóng trở thành một con quái vật ngay từ đầu Mid Game. Tất nhiên, đây cũng là lúc chúng ta tiến hành push sớm.
Tuy nhiên, sau khi Smoke of Deceit xuất hiện, người ta cũng nhanh chóng bỏ quên Necrolyte vì lúc này, game thủ thích gank hơn. Fast Push thì vẫn được sử dụng đấy nhưng Lycanthrope với cách chia lane Jungle ngay từ đầu tỏ ra hiệu quả hơn rất nhiều.
Nevermore
Siêu Carry gắn liền với huyền thoại DotA YaphetS chính là Late duy nhất được phép cho đi solo Mid trong bảng danh sách này. Kể từ khi chiến thuật Con Rùa còn chưa thịnh hành, Nevermore đã được sử dụng rất, rất nhiều và hero này đã tỏa sáng một cách rạng ngời trong giai đoạn cuối năm 2010.
Farm cực nhanh và hoàn toàn có thể đi gank cùng đồng đội từ Mid Game, Nevermore được đánh giá là một trong những hero solo Mid khủng nhất trong DotA thời xưa. Thậm chí, với Ultimate của mình, hero này dễ dàng quật ngã cả team đối phương khi đã có được BKB hay biết cách kết hợp với hero khác, chọn thời điểm hợp lý.
Không giống như phần lớn các siêu Carry ở trên không được dùng nữa do bị nerf quá nhiều, Nevermore gần như không bị nerf một tí nào. Nhưng nó vẫn bị đào thải. Thứ nhất, Nevermore quá yếu máu, không có skill chạy và rất dễ chết khi bị gank. Thứ 2, kể cả khi đã lên được đủ item rồi thì khả năng gây damage của Shadow Fiend vẫn bị hạn chế rất nhiều: Ultimate có thể dễ dàng bị khắc chế bởi Khadgar"s Pipe of Insight trong khi không phải lúc nào chúng ta cũng có thể chọn đúng thời điểm và vị trí đẹp damage thì to đấy nhưng dễ bị chết, loại khỏi vòng chiến chỉ sau vài stun hay 1 ultimate gây bất động của kẻ địch.
Sự ra đi của Shadow Fiend cũng là một phần tất yếu bởi ở thời điểm hiện tại, người ta quá chuộng các late hero có skill thoát thân, tàng hình. Đã quá xa rồi cái chuyện luôn phải có một hero kè kè đi bên cạnh bảo kê cho các siêu nhân trong team được farm thoải mái.
Kunkka
Còn nhớ, với sự kết hợp giữa Battle Fury, Lothar"s Edge cùng skill Tidebringer, mỗi nhát chém của Kunkka đều khiến cho kẻ thù phải sợ đến... mất mật. Không chỉ có vậy, cùng với Torrent, X Marks và Ghosh Ship, vị thuyền trưởng duy nhất trong DotA còn dễ dàng phá vỡ cũng như tạo điều kiện cho mình và đồng đội tiếp cận đội hình của đối phương để nghiền nát kẻ thù.
Kunkka một thời từng được sử dụng làm Carry chủ lực trong đội hinh, sau đó, khi mà chiến thuật Con Rùa thịnh hành thì dù đã nhường vị trí này cho một hero Late hơn nhưng vị thuyền trưởng của chúng ta vẫn rất hay được đảm nhiệm vai trò Semi-Carry trong team.
Tuy nhiên, cho tới nay, Kunkka lại "mất tích" trong các trận đấu competitive. Phải chăng hero này đã bị nerf nên người ta không chơi sử dụng nó nữa. Không phải vậy, Kunkka ko được sử dụng nữa đơn giản là vì người ta đã tìm ra được những cái tên phù hợp hơn để đảm nhiệm vị trí Semi-Carry trong đội hay thậm chí là áp dụng luôn chiến thuật 2 Late hero cùng song song trong đội hình.
Cũng như Nevermore, Kunkka không có skill thoát thân. Đây là đặc điểm tối quan trọng mà bất cứ siêu Carry bắt buộc phải có được. Dù đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần nhưng với sự xuất hiện của Smoke of Deceit, thật khó cho chúng ta có thể tin vào mắt cũng như phán đoán của mình về vị trí của kẻ địch vì rất có thể, chúng đã và đang ẩn nấp đâu đó ngay trong những góc tối xung quanh mình.
Theo Game Thủ
Những carry đã bị lãng quên trong năm 2011 (Phần 1) Traxex Sau khi được sửa Ultimate sang cộng thêm chỉ số Agi, Traxex bắt đầu được giới game thủ chuyên nghiệp chú ý và trên thực tế, đây cũng từng là một trong những hero rất được yêu thích trong những trận đấu public. Tuy nhiên, khi mà tần suất Traxex góp mặt trong các trận đấu DotA nhiều hơn thì cũng là...